LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về khổ đầu bài thơ "Viếng Lăng Bác"

Cảm nhận của em về khổ đầu bài thơ "Viếng Lăng Bác"
 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
674
3
6
Nguyễn Minh Thạch
06/07/2020 22:05:06
+5đ tặng

Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi.

Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
6
Nguyễn Minh Thạch
06/07/2020 22:05:35
+4đ tặng
K

hi nhắc đến hai tiếng Bác Hồ, mỗi người dân Việt Nam chúng ta luôn cảm thấy thân thương và gần gũi hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của một vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước, một trái tim tràn ngập yêu thương và bản lĩnh phi thường ấy đã trở thành cảm hứng để các nhà thơ sáng tạo nên những tác phẩm song hành cùng thời gian. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ như thế, đặc biệt khổ thơ đầu của văn bản đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và liên tưởng sâu xa:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm 1976, khi công trình lăng Bác vừa được khánh thành. Lần đầu tiên từ miền Nam hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác, Viễn Phương chất chứa cảm xúc vừa trân trọng, vừa xúc động nghẹn ngào. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên khái quát cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác.

Câu thơ đầu như lời thông báo mộc mạc mà chất chứa biết bao cảm xúc thân thương của người con ở miền Nam lần đầu được vào lăng viếng Bác: " Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Chữ "con" cất lên sao mà ngọt ngào, ấm áp nhưng cũng không vơi bớt lòng thành kính, trân trọng đến thế. Khoảng cách về không gian địa lí được thu hẹp và khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân cũng trở nên thân mật như tình cha con một nhà. Nghệ thuật nói giảm nói tránh được Viễn Phương sử dụng rất khéo léo, tác giả không dùng chữ "viếng" mà lại sử dụng từ "thăm" để giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời cũng gợi sự gần gũi, gắn bó giữa Bác với "con". Bác dường như vẫn còn sống mãi trong muôn triệu trái tim, khối óc của người con đất Việt. Câu thơ đã khái quát được hoàn cảnh và cảm xúc của tác giả, đó cũng là cảm xúc của tất cả người dân Việt Nam dành cho Bác - vị cha già của dân tộc.

Đứng trước lăng Bác, hình ảnh đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm với tác giả đó chính là hàng tre bát ngát:

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".

Có phải ngẫu nhiên không mà trước bao nhiêu loài cây, loài hoa rực rỡ sắc màu trước lăng Bác, Viễn Phương lại chỉ ấn tượng với cây tre giản dị? Câu trả lời là không, bởi cây tre là hình ảnh thân thuộc gắn với làng quê đất Việt, nó vừa gợi lên sự trang nghiêm nhưng cũng không kém phần gần gũi. Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực, cây tre còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Ẩn dụ "hàng tre xanh xanh Việt Nam" để chỉ con người, dân tộc Việt Nam kết hợp với thành ngữ "bão táp mưa sa" và nghệ thuật nhân hóa "đứng thẳng hàng" biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao, ý chí bất khuất kiên cường của mỗi công dân nước Việt. Dù trải qua bao thăng trầm chống giặc ngoại xâm nhưng nhân dân ta vẫn chung một ý chí quyết tâm chiến thắng, giành lại độc lập cho dân tộc. Hàng tre ấy còn như một đội quân anh dũng đứng canh bảo vệ giấc ngủ của Bác. Thán từ "ôi" ở đầu câu thơ đã trở thành phương tiện chuyển tải cảm xúc xúc động của người con miền Nam xa xôi ra thăm người.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi, người đọc đã hình dung được cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác. Đó cũng là cảm xúc của nhân dân ta khi đứng trước lăng Bác, đứng trước người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Viếng Lăng Bác là một trong số những bài thơ nổi bật của nhà thơ Viễn Phương trong ngữ văn lớp 9, bên cạnh bài làm văn Phân tích khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác, học sinh, giáo viên thường làm các bài văn như Phân tích khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác, Những nét đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác, Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác, Suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, hay bài Lập dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác hay cả phần Soạn bài Viếng lăng Bác.

3
6
Nguyễn Minh Thạch
06/07/2020 22:05:52
+3đ tặng

Năm 1969 Hồ chủ tịch, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc ta đã ra đi mãi mãi, nhân dân ta đau xót khóc thương người, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”

Nỗi đau ấy sau 7 năm sau vẫn còn nguyên còn nguyên vẹn trong những vần thơ của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là tiếng khóc than đau xót, tiếc nuối của người con miền Nam sau một lần ra thăm lăng Bác năm 1976 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ giành được thắng lợi, lăng Bác vừa hoàn thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác, nhà thơ xúc động bồi hồi, từ những tình cảm đó đã sáng tác nên bài thơ này, tất cả cảm xúc có được chất chứa và tuôn trào.

Bài thơ được phát triển theo trình tự thời gian từ khi tác giả đến cho tới khi tác giả phải xa Bác. Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả vừa ngỡ ngàng vừa xúc động trước cảnh vật bên ngoài lăng:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

Câu thơ mở đầu như một lời thông báo. Ở câu thơ này tác giả đã tự xưng hô mình là “con” và “Bác”, đây là cách xưng hô thân thiết, gần gũi. Trên thực tế thì kiểu xưng hô của Viễn Phương không hề mới, trước ông thì đã có nhiều nhà thơ viết về Bác cũng có cách xưng hô như vậy, nhưng có lẽ chính khác biệt ở đây là con ở miền Nam, hai chữ “miền Nam” nó gợi ra khoảng cách rất xa xôi giữa miền Nam và miền Bắc, đồng thời cũng gợi lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa Bác Hồ và nhân dân miền Nam. Bởi thế mà nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”

Với quan hệ thân thiết như thế, với cảm xúc mãnh liệt vì xa cách như vậy thì nhà thơ đã tới viếng lăng Bác. Nhà thơ đã sử dụng phép nói giảm, nói tránh đến viếng lăng nhưng ông lại dùng là “thăm”để cố kìm nén nỗi đau trong lòng.

Câu thơ giản dị đã bộc lộ được cảm xúc mãnh liệt của người con miền Nam xa sau bao nhiêu năm mong mỏi mà bây giờ mới được ra thăm lăng Bác. Với nỗi xúc động ấy thì hình ảnh đầu tiên mà tác giả nhìn thấy đó là hàng tre:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

Hình ảnh “hàng tre” vô cùng thân thuộc, bình dị ở mọi làng quê Việt Nam làm cho lăng Bác tự nhiên mà thật gần gũi, người ta không thấy ở đây những lăng tẩm xa hoa, tráng lệ như của vua chúa xưa mà lại giống như một ngôi nhà mà biết bao nhiêu ngôi nhà khác trên mọi miền quê của đất nước Việt Nam. Đó là hình tượng, biểu tượng của dân tộc, của sức sống bền bỉ và kiên cường, hàng tre hiên ngang trong bão táp mưa sa, tượng trưng cho sức sống và sức mạnh chiến đấu kiên cường, không khuất phục khó khăn của dân tộc ta. “Hàng tre” được miêu tả bằng các từ láy “bát ngát, xanh xanh”, hàng tre được trồng lớn lên một cách đầy đặn và tươi tốt, xanh tươi và thẳng tắp bên lăng Bác làm cho chúng ta tưởng tượng rằng như cả dân tộc Việt Nam đang sát cánh bên người cả những lúc người còn sống và ngay cả lúc người đã ra đi.

Nhìn thấy hàng tre thân thiết, tác giả đã không thể giấu được nỗi xúc động của mình, nó thể hiện rõ qua thán từ “ôi” bộc lộ được tình cảm và cảm xúc của tác giả trước cảnh vật nơi đây, nó là niềm thổn thức của nhà thơ bỗng được trào dâng một cách mãnh liệt.

 

Tác giả ra viếng lăng Bác mà như trở về quê nhà thăm người cha kính yêu sau bao năm xa cách của mình vậy. từ nỗi xúc động về cảnh vật ngoài lăng thì nhà thơ đã hòa vào lòng người để tiến vào lăng Bác.

Con vừa ở miền Nam, vừa ở chiến trường ra thăm lăng Bác, tác giả không dùng từ “viếng” mà lại dùng từ “thăm” bởi vì từ “viếng Bác” thì người ta tới viếng những người đã mất, còn ở đây trong lòng tác giả cũng như trong lòng người dân Việt, Bác vẫn trường tồn và vĩnh cửu, dù bao gian khổ con người, đất nước này đều đã trải qua nhưng vẫn đứng thẳng hàng, vẫn luôn bên Bác.

Cả khổ thơ là niềm xúc động, bồi hồi của tác giả sau 7 năm trời, 7 năm ấy là 7 năm gian lao, khó khăn của đất nước, bom không ngừng rơi, người Việt không ngừng ngã xuống nhưng người dân Việt Nam không bao giờ bị khuất phục, vẫn đứng hiên ngang, thẳng hàng, cùng với Bác đấu tranh và gìn giữ quê hương này.

3
6
Nguyễn Minh Thạch
06/07/2020 22:06:06
+2đ tặng

Khi nhắc đến hai tiếng Bác Hồ, mỗi người dân Việt Nam chúng ta luôn cảm thấy thân thương và gần gũi hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của một vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước, một trái tim tràn ngập yêu thương và bản lĩnh phi thường ấy đã trở thành cảm hứng để các nhà thơ sáng tạo nên những tác phẩm song hành cùng thời gian. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ như thế, đặc biệt khổ thơ đầu của văn bản đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và liên tưởng sâu xa:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm 1976, khi công trình lăng Bác vừa được khánh thành. Lần đầu tiên từ miền Nam hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác, Viễn Phương chất chứa cảm xúc vừa trân trọng, vừa xúc động nghẹn ngào. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên khái quát cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác.

Câu thơ đầu như lời thông báo mộc mạc mà chất chứa biết bao cảm xúc thân thương của người con ở miền Nam lần đầu được vào lăng viếng Bác: " Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Chữ "con" cất lên sao mà ngọt ngào, ấm áp nhưng cũng không vơi bớt lòng thành kính, trân trọng đến thế. Khoảng cách về không gian địa lý được thu hẹp và khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân cũng trở nên thân mật như tình cha con một nhà. Nghệ thuật nói giảm nói tránh được Viễn Phương sử dụng rất khéo léo, tác giả không dùng chữ "viếng" mà lại sử dụng từ "thăm" để giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời cũng gợi sự gần gũi, gắn bó giữa Bác với "con". Bác dường như vẫn còn sống mãi trong muôn triệu trái tim, khối óc của người con đất Việt. Câu thơ đã khái quát được hoàn cảnh và cảm xúc của tác giả, đó cũng là cảm xúc của tất cả người dân Việt Nam dành cho Bác - vị cha già của dân tộc.

Đứng trước lăng Bác, hình ảnh đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm với tác giả đó chính là hàng tre bát ngát:

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".

Có phải ngẫu nhiên không mà trước bao nhiêu loài cây, loài hoa rực rỡ sắc màu trước lăng Bác, Viễn Phương lại chỉ ấn tượng với cây tre giản dị? Câu trả lời là không, bởi cây tre là hình ảnh thân thuộc gắn với làng quê đất Việt, nó vừa gợi lên sự trang nghiêm nhưng cũng không kém phần gần gũi. Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực, cây tre còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Ẩn dụ "hàng tre xanh xanh Việt Nam" để chỉ con người, dân tộc Việt Nam kết hợp với thành ngữ "bão táp mưa sa" và nghệ thuật nhân hóa "đứng thẳng hàng" biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao, ý chí bất khuất kiên cường của mỗi công dân nước Việt. Dù trải qua bao thăng trầm chống giặc ngoại xâm nhưng nhân dân ta vẫn chung một ý chí quyết tâm chiến thắng, giành lại độc lập cho dân tộc. Hàng tre ấy còn như một đội quân anh dũng đứng canh bảo vệ giấc ngủ của Bác. Thán từ "ôi" ở đầu câu thơ đã trở thành phương tiện chuyển tải cảm xúc xúc động của người con miền Nam xa xôi ra thăm người.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi, người đọc đã hình dung được cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác. Đó cũng là cảm xúc của nhân dân ta khi đứng trước lăng Bác, đứng trước người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

1
3
Yui Ayazuki
06/07/2020 22:12:56
+1đ tặng

Năm 1969 Hồ chủ tịch, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc ta đã ra đi mãi mãi, nhân dân ta đau xót khóc thương người, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”

Nỗi đau ấy sau 7 năm sau vẫn còn nguyên còn nguyên vẹn trong những vần thơ của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là tiếng khóc than đau xót, tiếc nuối của người con miền Nam sau một lần ra thăm lăng Bác năm 1976 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ giành được thắng lợi, lăng Bác vừa hoàn thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác, nhà thơ xúc động bồi hồi, từ những tình cảm đó đã sáng tác nên bài thơ này, tất cả cảm xúc có được chất chứa và tuôn trào.

Bài thơ được phát triển theo trình tự thời gian từ khi tác giả đến cho tới khi tác giả phải xa Bác. Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả vừa ngỡ ngàng vừa xúc động trước cảnh vật bên ngoài lăng:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

Câu thơ mở đầu như một lời thông báo. Ở câu thơ này tác giả đã tự xưng hô mình là “con” và “Bác”, đây là cách xưng hô thân thiết, gần gũi. Trên thực tế thì kiểu xưng hô của Viễn Phương không hề mới, trước ông thì đã có nhiều nhà thơ viết về Bác cũng có cách xưng hô như vậy, nhưng có lẽ chính khác biệt ở đây là con ở miền Nam, hai chữ “miền Nam” nó gợi ra khoảng cách rất xa xôi giữa miền Nam và miền Bắc, đồng thời cũng gợi lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa Bác Hồ và nhân dân miền Nam. Bởi thế mà nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”

Với quan hệ thân thiết như thế, với cảm xúc mãnh liệt vì xa cách như vậy thì nhà thơ đã tới viếng lăng Bác. Nhà thơ đã sử dụng phép nói giảm, nói tránh đến viếng lăng nhưng ông lại dùng là “thăm”để cố kìm nén nỗi đau trong lòng.

Câu thơ giản dị đã bộc lộ được cảm xúc mãnh liệt của người con miền Nam xa sau bao nhiêu năm mong mỏi mà bây giờ mới được ra thăm lăng Bác. Với nỗi xúc động ấy thì hình ảnh đầu tiên mà tác giả nhìn thấy đó là hàng tre:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

Hình ảnh “hàng tre” vô cùng thân thuộc, bình dị ở mọi làng quê Việt Nam làm cho lăng Bác tự nhiên mà thật gần gũi, người ta không thấy ở đây những lăng tẩm xa hoa, tráng lệ như của vua chúa xưa mà lại giống như một ngôi nhà mà biết bao nhiêu ngôi nhà khác trên mọi miền quê của đất nước Việt Nam. Đó là hình tượng, biểu tượng của dân tộc, của sức sống bền bỉ và kiên cường, hàng tre hiên ngang trong bão táp mưa sa, tượng trưng cho sức sống và sức mạnh chiến đấu kiên cường, không khuất phục khó khăn của dân tộc ta. “Hàng tre” được miêu tả bằng các từ láy “bát ngát, xanh xanh”, hàng tre được trồng lớn lên một cách đầy đặn và tươi tốt, xanh tươi và thẳng tắp bên lăng Bác làm cho chúng ta tưởng tượng rằng như cả dân tộc Việt Nam đang sát cánh bên người cả những lúc người còn sống và ngay cả lúc người đã ra đi.

Nhìn thấy hàng tre thân thiết, tác giả đã không thể giấu được nỗi xúc động của mình, nó thể hiện rõ qua thán từ “ôi” bộc lộ được tình cảm và cảm xúc của tác giả trước cảnh vật nơi đây, nó là niềm thổn thức của nhà thơ bỗng được trào dâng một cách mãnh liệt.

 

Tác giả ra viếng lăng Bác mà như trở về quê nhà thăm người cha kính yêu sau bao năm xa cách của mình vậy. từ nỗi xúc động về cảnh vật ngoài lăng thì nhà thơ đã hòa vào lòng người để tiến vào lăng Bác.

Con vừa ở miền Nam, vừa ở chiến trường ra thăm lăng Bác, tác giả không dùng từ “viếng” mà lại dùng từ “thăm” bởi vì từ “viếng Bác” thì người ta tới viếng những người đã mất, còn ở đây trong lòng tác giả cũng như trong lòng người dân Việt, Bác vẫn trường tồn và vĩnh cửu, dù bao gian khổ con người, đất nước này đều đã trải qua nhưng vẫn đứng thẳng hàng, vẫn luôn bên Bác.

Cả khổ thơ là niềm xúc động, bồi hồi của tác giả sau 7 năm trời, 7 năm ấy là 7 năm gian lao, khó khăn của đất nước, bom không ngừng rơi, người Việt không ngừng ngã xuống nhưng người dân Việt Nam không bao giờ bị khuất phục, vẫn đứng hiên ngang, thẳng hàng, cùng với Bác đấu tranh và gìn giữ quê hương này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư