hiện nay hầu hết học sinh đến trường đều mặc đồng phục theo quy định trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó (có dàn bài)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Thực trạng
- Hầu hết, các nhà trường đều sẽ quy định HS mặc đồng phục của nhà trường khi đến trường, đến lớp.
- Một số trường quy định HS, mặc áo dài vào thứ 2 đầu tuần.
- Nhưng cũng một số HS không tuân thủ theo nội quy của nhà trường, mặc những trang phục không đúng quy định.
2. Bàn luận
- Việc nhà trường đưa ra quy định về trang phục khi đến trường là để cho các HS tập trung vào việc học. Hơn là tốn thời gian vào những việc hôm nay đi học sẽ mặc gì. Đua đòi chạy theo thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa.
- Mặc theo quy định sẽ đỡ tốn kém tiền của cho cha mẹ.
- Quy định về trang phục của học đường, như đi học mặc đồng phục để thấy được sự bình đảng giữa các bạn HS, không có bị phân chia gàu nghèo. Như vậy mới không làm ảnh hưởng đến việc học cúa các bạn HS.
- Có những người còn là học sinh lớp 8, 9 đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua. Họ cứ ngỡ mình là người tiên phong trong lĩnh vực thời trang.
- Liên hệ bản thân, mở rộng
C. Kết bài
- Đánh giá chung
-Suy nghĩ của bản thân
** Bài viết tham khảo
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến " những thiên thần áo trắng" - đây là cách gọi của những cô cậu học trò. Chiếc áo trắng đồng phục đã đi vào thơ ca nhạc họa. Thế nên các nhà trường đều sẽ có những bộ đồng phục và quy định về trang phục của các em học sinh khi đến trường.
Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ,… Trang phục của học sinh là bộ quần áo đồng phục khi đi học; là những bộ quần áo đơn giản, hợp lứa tuổi khi ở nhà, đi chơi. Khi đến trường, học sinh mặc những tấm áo trắng với phù hiệu của trường, mặc quần âu tím than, gợi một vẻ trong sáng hay học sinh khoác trên mình bộ áo dài duyên dáng, cũng có trường đồng phục là những chiếc váy xếp, quần tây. Tuy không quá rực rỡ, nổ bật nhưng quần áo đồng phục vẫn rất đẹp. Còn khi ở nhà, đi chơi, những chiếc quần ngố, áo phông, sơ mi lại rất phù hợp. Trang phục không cầu kì mà vẫn đẹp.
Hầu hết, các nhà trường đều sẽ quy định HS mặc đồng phục của nhà trường khi đến trường, đến lớp. Một số trường quy định HS, mặc áo dài vào thứ 2 đầu tuần. Nhưng cũng một số HS không tuân thủ theo nội quy của nhà trường, mặc những trang phục không đúng quy định.
Nhưng ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo vẫn muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Rồi trên mặt những học sinh nào ấy nào là phấn son, tóc để xõa, lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm đỏ. Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học,mà như một sàn diễn “thời trang”. Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thùy mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết săm trên người. Chắc hẳn, nhìn những người như vậy, ít ai nghĩ họ là học sinh, là lứa tuổi trong sáng. Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại… Trang phục phản ánh văn hóa, nhân cách của mỗi người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu phải là đánh giá học lực mà đạo đức còn vô cùng quan trọng. Khi đến trường, mặc đồng phục chỉnh tề, trang nghiêm, đầu tóc gọn gàng; ở nhà, đi chơi ăn mặc đơn giản thì hẳn ai nhìn cũng thấy mến ta, có thiện cảm với ta, dù ta học lực chưa giỏi. Nhưng có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc lố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa. Mình tưởng ăn mặc “hợp mốt” là người bị người ta chê, cảm thấy các cảm, không muốn giao lưu, tiếp xúc vơi mình.
Vậy tại sao phải thật mốt? Nhìn học sinh như vậy, người ta sẽ đánh giá là kẻ có chữ nhưng không có văn hóa, hiểu thế nào. Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao nhiêu tiền cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém, tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Là học sinh, hành động đó không thể chấp nhận được. Có những người khi đã xinh đẹp và sành điệu rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình. Thậm chí khi hết tiền mua đồ họ lại nghĩ đến việc trộm cắp tiền. Là học sinh, hành động đó là không thể chấp nhận được.
Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sáng của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nên đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!
Là HS chúng ta nên tuân thủ những quy định của nhà trường về trang phục để cho " mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Cách ăn mặc giản dị, phù hợp với hoàn cảnh đó mới là đẹp, không nên ăn mặc quá nổi trội, đặc biệt là trong trường học.
Người xưa có câu "người đẹp vì lụa", điều đó khẳng định vai trò của trang phục vô cùng quan trọng trong việc thể hiện vẻ đẹp, nhân cách con người. Xã hội phát triển, vấn đề thời trang càng trở nên quan trọng đối với đời sống của mỗi người, nhất là giới trẻ.
Con người muốn tồn tại thì nhu cầu cơm ăn, áo mặc là nhu cầu vô cùng cần thiết. Ăn cho mình, ăn để duy trì sự sống, do đó ăn trước hết là vì nhu cầu của chính mình. Còn mặc cho người tức là trang phục trên người mình nhưng lại để cho người khác ngắm nhìn, thậm chí có thể làm khuôn mẫu cho những người xung quanh học tập.
Mặc đẹp không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn đem đến sự say mê, thích thú tạo nên thiện cảm cho người khác. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Cũng chính vì thế mà dân gian có câu "ăn cho mình, mặc cho người".
Nhưng mặc cũng không hẳn là cho người, vì mặc trước hết là cho chính mình, mặc để bảo vệ cơ thể, để làm đẹp cho bản thân, một người mặc đẹp bao giờ cũng được người khác ngưỡng mộ. Nó thể hiện gu thẩm mỹ và trình độ văn hóa của mỗi người, do đó nên hiểu mặc cho mình mà còn cho mọi người.
Vì thế mặc sao cho đẹp, sang trọng, đứng đắn, đúng với điều kiện, hoàn cảnh làm việc. Và điều quan trọng là mặc thế nào để hòa vào lối sống cộng đồng, làm đẹp cùng cộng đồng, xã hội và dân tộc, phù hợp với xu thế thời đại.
Hiện nay, giới trẻ là đối tượng nhạy bén thời trang nhất, nó là phần không thể thiếu đối với cuộc sống của họ. Nhưng thời trang của đối tượng này còn hay bị đưa ra tranh cãi. Với phong cách thời trang hài hòa, phù hợp giới tính, độ tuổi, và hoàn cảnh giao tiếp thường được mọi người ưa chuộng, được hưởng ứng, tán đồng. Có phong cách thời trang ăn mặc ấn tượng, bắt chước những thần tượng của mình, gây sự chú ý, làm nổi bật cá tính.
Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại phong cách ăn mặc thiếu văn hóa, bụi bặm, lập dị, hoặc quá hở hang khi ra đường, tới những nơi công cộng, công sở gây sự phản cảm, và đáng chú ý là phong cách này đang chiếm số lượng không nhỏ trong giới trẻ.
Cách mặc thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người. Mặc là để làm đẹp cho xã hội, đường phố. Có ý kiến cho rằng: Nhìn người dân đi trên đường người ta có thể hiểu nền văn hóa, giáo dục của một đất nước, điều đó hoàn toàn đúng. Qua phong cách ăn mặc thời trang của giới trẻ, người ta có thể hiểu đất nước đó đang phát triển ở mức độ nào.
Do vậy khi lựa chọn thời trang cần chú ý tới phong cách thời trang sao cho phù hợp với hoàn cảnh, vóc dáng. Sao cho toát lên vẻ đẹp, sự trẻ trung năng động, cá tính, phù hợp với xu thế thời đại nhưng không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm đánh giá con người: “Trông mặt mà bắt hình dong”, nghĩa là chỉ cần nhìn gương mặt, nhìn hình thức bên ngoài và cách ăn mặc cũng có thể biết anh ta (hay chị ta) là người như thế nào. Thái độ ứng xử và cách ăn mặc nói lên tính cách con người, thường để lại ấn tượng quan trọng cho lần đầu gặp gỡ.
Đối với tuổi trẻ, thường kén chọn cách ăn mặc khác với quan niệm của người đứng tuổi, và càng khác với người lớn tuổi. Các bạn trẻ lại thường thích “cái mới”, cái khác người trong cách ăn mặc, đấy cũng là lẽ thường tình, nhưng không nên ăn mặc theo kiểu “thiếu vải”, “sáng tạo” thái quá đến mức lố lăng, gây ra sự phản cảm đối với mọi người thì không nên.
Những điều kiện dưới đây làm cho giới trẻ hiện nay dặc biết là nữ giới hiện nay chọn kiểu ăn mặc thiếu vải không thể hở hơn được nữa.
Với những người trong cuộc có thể họ thấy thế là đẹp, là thời thượng, song với con mắt thẩm mỹ của mọi người trong xã hội thì cách ăn mặc như thế liệu có lịch sự?
Vào bất kỳ giảng đường đại học, cao đẳng, hay các khu vực lưu trú, cư xá của sinh viên ở thời khắc mùa hè, ngoài đường phố ta đều có thể dễ dàng bắt gặp các nữ sinh viên, các bạn gái trưng diện khá mát mắt. "Áo hững hờ, quần chả chờ phút nào" có lẽ đã và đang thịnh hành. Với các kiểu áo cho dù là sơ mi hay áo phông, hoặc áo kiểu cách… thì tất tần tật đều là hở chỗ nọ, khoét chỗ kia, đó là chưa kể tới trào lưu mốt áo theo kiểu dây, nghĩa là dùng dây vắt treo qua vai hay cổ sau cho tiện?! Hoặc áo trong suốt mặc mà cứ như không mặc gì, 1 kiểu mốt rất lạ.
Còn thời trang quần, váy thì "đã trở nên xa rồi những chiếc váy, quần dài" mà thay vào đó là mốt của những chiếc váy cực ngắn, có khi chiều dài chỉ rộng hơn một chiếc thắt lưng to bản một chút và các kiểu quần ngố ống bát, ống côn, mài bạc hay xé nham nhở kiểu cách.
Vẫn biết rằng các nhà tạo mẫu thiết kế ra các bộ trang phục là để làm đẹp cho cơ thể của con người. Thế nhưng đâu có phải mẫu mã nào cũng trở thành thời trang ứng dụng, mà có thể đó chỉ là các mẫu thời trang để trình diễn lên sân khấu mà thôi! Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa mặc. Người Việt Nam nên đẹp trong mắt mọi người và bạn bè quốc tế, văn hóa ăn mặc của giới trẻ hiện nay bị nhiễm văn hóa phương tây quá nhiều nên đã hình thành nên 1 bộ phận không nhỏ ăn mặc, làm ảnh hưởng đến lối sống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Nếu nói về việc ăn mặc của dân teen hiện nay thì có nhiều "trường phái" khác nhau. thứ nhất là do cá tính của người đó và với những người kiểu này thường có cách ăn mặc rất riêng mà không bao giờ bị lỗi mốt cũng có 1 phần họ muốn thể hiện cái Tôi của mình luôn muốn mình "tỏa sáng" ở mọi lúc mọi nơi. Thứ 2 là kiểu người muốn ăn chơi mà không biết cách(hay còn gọi là đua đòi) thấy có 1 trào lưu nào mới hay ảnh hưởng từ các bộ film thần tượng thì cũng hùa theo không cần biết kiểu đó có hợp với mình không họ cho rằng cứ chạy theo mốt thì mới là sành điệu chính cái lối suy nghĩ đó đã khiến họ trở thành những người "không bình thường". Kiểu thứ 3 là những người có cách ăn mặc chẳng giống ai họ muốn tự tạo cho mình 1 "thương hiệu" nhưng không những không thể mà nó còn làm cho người ta trở nên kì quái.
Nếu các bạn biết cách thì việc chọn trang phục của mình không hề khó còn nếu không biết cách thì bạn có cố gắng đến mấy cũng chẳng làm cho "vịt biến thành thiên nga" được.
Các cụ ta thường dạy rằng: “Quen trông dạ, lạ trông áo quần”, từ đó đủ thấy tầm quan trọng của bộ trang phục đối với chúng ta. Cách ăn mặc cũng chính là cách mỗi người tự giới thiệu về bản thân mình với những người xung quanh. Rèn luyện sự chỉn chu, cẩn thận trong lựa chọn trang phục lại càng cần thiết và có ý nghĩa hơn với những học sinh trung học cơ sở – lứa tuổi vẫn còn đang cắp sách tới trường.
Cách ăn mặc của học sinh ngày nay vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận rằng, phù hợp nhất khi tới trường có lẽ chỉ có bộ đồng phục mà thôi. Ngoài vẻ đẹp giản dị, thường mang màu trắng tựa như sự hồn nhiên, trong trắng phù hợp với lứa tuổi học trò, bộ đồng phục còn xóa nhòa đi ranh giới giữa giàu nghèo, sang hèn, khiến cho mọi người đều hòa đồng, bình đẳng như nhau. Không chỉ vậy, mỗi khi nhìn thấy tấm phù hiệu trên tay áo, chắc hẳn bạn còn thấy gắn bó, tự hào về ngôi trường của mình nữa đúng không? Ấy thế mà, nhiều bạn lại coi đồng phục chỉ là bắt buộc, không tự giác mặc dẫn tới vi phạm nội quy. Tệ hơn nữa, có bạn lại cố gắng “cách tân” bộ đồng phục như mang cạp trễ, quần bó, áo chẽn,… làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của bộ trang phục này. Không chỉ vậy, ngoài giờ học, nhiều bạn còn chạy theo các mốt hàng hiệu. Mỗi khi xã hội theo một trào lưu mới thì bạn cũng diện một bộ cánh mới cho phù hợp với “thị trường”.
Nhưng các bạn đâu biết rằng, quan niệm đẹp của lứa tuổi chúng ta đâu chỉ dựa vào những “mốt” đó. Mặc đồ là phải phù hợp với lứa tuổi, ví dụ như tuổi chúng ta nên mặc những bộ đồ giản dị, kín đáo, lịch sự, thể hiện mình là người có giáo dục. Hay nếu đến đám tang, liệu bạn nên mặc đồ sẫm, tối hay sặc sỡ? Đó là sự phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đấy! Còn một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới quan niệm đẹp chính là điều kiện gia đình. Nếu bố mẹ bạn chỉ có thu nhập trung bình, có lẽ bạn nên hướng tới vẻ đẹp tiện dụng, giản dị mà giá cả phải chăng, thay vì những bộ đồ lộng lẫy mà giá cả chục triệu đồng.
Vậy đua đòi theo mốt nọ, mốt kia có hại gì mà chúng ta phải tránh? Mốt thời trang thường có giá khá cao, lại thường xuyên thay đổi, nếu muốn cập nhật thì bố mẹ bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền không nhỏ để thỏa mãn sở thích vô tận đó. Ngoài ra, bạn cũng phải dành nhiều thời gian ngoài cửa hiệu để chọn đồ nữa chứ. Mà thời gian dành cho thời trang nhiều thì dĩ nhiên thời gian dành cho học tập sẽ ít đi. Khi đó, nếu kết quả học tập của bạn sa sút thì cũng không có gì khó hiểu. Không chỉ vậy, bạn còn đánh mất sự yêu thương và tôn trọng của người khác nữa. Thật là những hệ lụy khôn lường!
Thế thì chắc hẳn phải có nguyên nhân gì đó mới khiến các bạn từ bỏ nhiều thứ như vậy để đến với thời trang nhỉ? Xin thưa, phần lớn là do quan niệm sai lầm của chính các bạn, rằng phải ăn mặc theo mốt mới được coi là sành điệu, là đẳng cấp. Cũng có thể đó là do sự nuông chiều thái quá của các bậc phụ huynh, cái gì cũng đáp ứng khiến cho con em mình trở thành quen… Và còn nhiều lí do khác nữa mà các bạn nên xem lại bản thân mình đi nhé!
Chính Pi- e Các- đanh. Nhà tạo mốt nổi tiếng của thủ đô Pa- ri nước Pháp, đã khẳng định: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội […]. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới thượng lưu quý tộc”. Bên cạnh đó, ngoài vẻ đẹp của trang phục bề ngoài là quần áo, thì hơn hết thảy các thứ trang sức ngọc ngà khác chính là vẻ đẹp của phẩm hạnh và trí tuệ. Nếu quần áo đẹp mà trí tuệ trống rỗng, tâm hồn khô khan thì chắc chắn sẽ không nhận được sự đánh giá xứng đáng từ người khác đâu, tôi cam đoan là như vậy đấy!
Không thể phủ nhận rằng, trang phục sẽ giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người chúng ta. Nhưng trước khi lựa chọn một bộ trang phục nào, khoác lên mình bộ cánh mới nào, các bạn đừng quên tự nhắc nhở mình rằng: trang phục và văn hóa luôn song hành và có quan hệ mật thiết với nhau, các bạn nhé!
Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu "y phục xứng kì tích”. Đúng vậy nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, đi đứng hay nói năng cũng có thể đánh giá được ít nhiều những tính cách của người đó. Đã là học sinh thì trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với độ tuổi, với hoàn cảnh là quan trọng hơn hết.
Trang phục có thể coi là bạn đồng hành gắn bó với chúng ta, không chỉ che trở, sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu, thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Vì vậy trước khi mặc một bộ đồng phục thì phải biết mặc thế nào cho đẹp, để trang phục luôn chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, ta nên tuân thủ quy định của nhà trường. Ta thấy nội quy trang phục của nhà trường hiện nay tương đối là đẹp, phù hợp với lứa tuổi, cụ thể là những chiếc áo sơ mi trắng, những chiếc quần sẫm màu, cũng có thể là bộ áo dài duyên dáng đối với nữ. Tuy nhiên không ít trường hợp học sinh tự ý cách điệu bộ đồng phục này thành những chiếc váy ngắn cũn cỡn, màu sắc cũng được biến đổi khá đa dạng, có nhiều bạn nam khoác lên mình những chiếc áo phông có in những hàng chữ nước ngoài, rồi những hình ảnh không lành mạnh nó làm mất hết đi vẻ ngây thơ trong sáng, gọn gàng sạch sẽ của học sinh.
Môi trường trong nhà trường là nơi cần có sự trang nghiêm và nhất thiết phải tuân thủ theo những quy định chung. Đặc biệt đối với cách ăn mặc của học sinh cũng góp phần tạo nên bộ mặt của ngôi trường đó, vì vậy mà học sinh chúng ta hãy tự làm đẹp cho mình, cũng là làm đẹp cho cộng đồng và khi đó sẽ tạo cho mọi người xung quanh một cái nhìn thiện cảm, chứ không phải là cái nhìn đua đòi biến mình thành kẻ ” khác người”. Chúng ta hãy lựa chọn cho mình những trang phục đẹp tô thêm nét đẹp tuổi học trò đảm bảo tính nghiêm túc trách được kiểu ăn mặc kệch cỡm, xóa bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về sự giàu nghèo giữa các học sinh trong trường trong lớp. Đồng thời, cũng cần phải biết yêu quý bộ đồng phục của mình dù nó không phải trang phục đắt tiền.
Như vậy biết cách lựa chọn trang phục đẹp phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh đặc biệt là phù hợp với nhà trường cũng có nghĩa là ta thể hiện mình là người có văn hoa giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy chọn cho mình những trang phục chỉnh tề gọn gàng, sạch sẽ, đồng thời loại bỏ phê phán ăn mặc đua đòi chạy theo mốt.
Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.
Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không?
Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!
Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của con người. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao. Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cùng với quá trình hòa nhập với thế giới, trang phục ở nước ta có những “biến dạng” theo hướng tiêu cực đáng báo động. Đặc biệt xu hướng này phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ.
Trang phục hay y phục là những đồ để mặc như quần, áo, váy,… để đội như mũ, nón, khăn,… và để đi như giày, dép, ủng. Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồ trang sức,… Chức năng cơ bản nhất của trang phục là bảo vệ thân thể. Tiếp đó, trang phục cũng có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.
Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là giới trẻ. Bên cạnh những kiểu trang phục truyền thống chuẩn mực, ngày nay, cách ăn mặc của các bạn trẻ ngày càng có nhiều xu hướng đi ngược truyền thống gây nên nhiều phản cảm trong xã hội. Điều này đặt ra nhiều vấn đề để chúng ta cần suy ngẫm.
Xưa nay, ăn và mặc luôn là hai nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nếu như ăn là để duy trì sự sống thì mặc là để bảo vệ cơ thể, làm đẹp bản thân. Khi cuộc sống cải thiện thì nhu cầu ăn mặc càng được nâng cao. Trang phục mặc trên người không chỉ làm đẹp cho bản thân, tôn trọng bản thân mà còn tạo thiện cảm với mọi người. Văn hóa ăn mặc thể hiện năng lực thẩm mĩ và bản lĩnh của con người qua mỗi thời đại. Mặc đẹp, sang trọng, đứng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và môi trường là điều cần thiết. Nhưng mặc thế nào để không trở nên lạc lõng với mọi người xung quanh mà vẫn làm đẹp cho cộng đồng, xã hội và dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại là điều quan trọng.
Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay vừa gìn giữ được văn hóa ăn mặc truyền thống vừa tiếp nhận xu hướng phát triển của thế giới. Đối với thế hệ trẻ, những đối tượng nhạy bén với thời trang, họ nhanh chóng thích ứng với nhiều xu hướng, trường phái, phong cách khác nhau. Một số bạn trẻ đã tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp biến ấy giúp các bạn trẻ có phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang lý tưởng. Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ. Có thể thấy, thông qua các bạn trẻ, những kiểu trang phục và phong cách thời trang tiến bộ của thế giới đã được phổ biến khá rộng rãi tại nước ta trong thời gian qua.
Bên cạnh đó các kiểu thời trang truyền thống vẫn còn yêu thích và sử dụng rộng rãi. Ta có thể thấy các kiểu áo dài truyền thống, sơ mi, áo bà ba,…vừa mang tính cổ điển vừa mang một chút cách tân cho phù hợp với sở thích và thời đại mới vẫn còn khá phổ biến.
Tuy nhiên, ngày nay, có một số bạn trẻ bắt chước cách ăn mặc của các thần tượng hoặc đua đòi theo xu hướng thời trang “kì lạ” để gây sự chú ý. Nhưng điều mà người ta chú ý không phải là phong cách đẹp đẽ, phù hợp mà là lập dị, bụi bặm hoặc hở hang.
Quá ngắn, quá mỏng, quá hở hoặc kì quặc là những từ người ta thường dùng để chỉ phong cách ăn mặc này. Tại các thành phố lớn, ta vẫn thường gặp những bạn trẻ có cách ăn mặc táo bạo này. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, quần jean xé gấu, áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ tối nghĩa hoặc tục tĩu,… Một trong những suy nghĩ lệch lạc của một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là các bạn nữ là lối ăn mặc hở hang, “mặc như không mặc”. Ra đường, không khó để bắt gặp những chiếc quần ngắn cũn cỡn làm người ta đỏ mặt. Hay những chiếc áo xuyên thấu có thể nhìn thấy toàn bộ nội y bên trong. Khoe vẻ đẹp hình thể vốn là một nhu cầu của con người nhưng khoe mẽ một cách quá lố lại đi ngược với đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Thật không lạ với những chiếc áo, chiếc váy khoét sâu, mỏng manh chỉ cần một cơn gió là có thể “phản chủ”. Họ quan niệm rằng, “đẹp là khoe” nên chọn cho mình những bộ áo quần ít vải, hở quá đà, nhưng người ta chỉ thấy “nóng mắt”, phản cảm từ những bộ cánh “ấn tượng” ấy. Từ những trang phục, người ta có thể đánh giá nhân cách của cả một con người. Đại đa số đều cho rằng, đó là những con người vô ý thức, bởi nếu có ý thức thì họ đã không chọn những chiếc áo quá mỏng, những chiếc quần quá ngắn lộ cả phần nhạy cảm của cơ thể.
Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi công sở, chốn công cộng, hoặc những nơi tôn nghiêm, thành kính khác. … gây sự phản cảm cho mọi người. Ta vẫn thường thấy những kiểu tóc lạ lẫm nhiều màu hay những hình xăm quái dị được các bạn trẻ ưu dùng xuất hiện trên các đường phố. Ta cũng thường thấy những kiểu kết hợp trong ăn mặc rắc rối, xa lạ, thiếu sự thân thiện, thiếu thẩm mĩ mà các bạn trẻ cho là bình thường. Một chiếc váy ngắn, một chiếc áo khoét cổ rộng lại xuất hiện trên sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.
Vẻ đẹp trong cách ăn mặc truyền thống vốn tồn tại trong đời sống thường ngày dần mất đi bản sắc. Điều này khiến chúng ta lo lắng trước những đổi thay về văn hóa trong quá trình hội nhập. Từ trước đến nay, chưa bao giờ cách ăn mặc của người Việt Nam, nhất là một bộ phận giới trẻ ngày nay lại gây đau đầu cho những cơ quan văn hóa đến vậy. Vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong cách ăn mặc cần được chú trọng.
Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những lối ăn mặc “dị hợm” này. Trước hết là do sự phát triển của nền kinh tế mở ra cơ hội giao lưu của các nền văn hóa cho phép các bạn trẻ tiếp cận và tiếp nhận các kiểu trang phục của các dân tộc trên khắp thế giới. Sự bắt chước khập khiễng được xem là một cơ hội để thể nghiệm và khẳng định bản thân. Thời đại internet mở rộng đẩy mạnh tốc độ trao đổi thông tin không giới hạn khiến cho nhu cầu học hỏi cũng tăng theo.
Nguyên nhân chính là do sự suy đồi đạo đức, lối sống đua đòi của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Họ thích làm nổi bậc mình, thích sống khác thường theo kiểu thời thượng kì quặc, lố lăng mà không quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống hay cảm nhận của người khác. Từ đó, làm nảy sinh những lối ăn mặc phản cảm, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Trào lưu “mốt” từ đó cũng ra đời và phát triển dần, đặc biệt người cập nhật xu hướng luôn là các bạn trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những bộ cánh đẹp mắt thì vẫn có những trang phục gây khó chịu với người đi đường. Lối ăn mặc “độc”, “lạ” và “dị” không giống ai của giới trẻ là một trong những vấn đề đáng quan ngại.
Tuổi trẻ luôn tò mò, hào hứng với những cái mới mẻ, cái khác lạ. Điều đó dẫn đến tình trạng lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi ứng xử của con người. Những chiếc áo, chiếc quần màu mè, sặc sỡ đi kèm với những phụ kiện kì dị càng gây nên sự mất thiện cảm với người khác. Các bạn trẻ cho rằng đấy là “độc lạ”, là “cá tính”. Thực chất, những bộ trang phục “không giống ai” mà họ mặc trên người chỉ gây sự chú ý khi ra đường theo hướng tiêu cực.
Không chỉ thế, ngày nay, một bộ phận nghệ sĩ, ca sĩ trẻ – những người luôn xuất hiện và gây ảnh hưởng đối với công chúng – lại cổ súy cho phong trào ăn mặc hở hang, phản cảm ấy. Họ thường xuất hiện trước công chúng với những kiểu trang phục gây “sốc”, mới và lạ nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Những kiểu ăn mặc phản văn hóa ấy vô tình được ca ngợi, đề cao, trở thành “mốt” được các bạn trẻ hâm mộ, bắt chước và sao chép một cách khập khiễng.
Gia đình chưa có cách giáo dục đúng đắn con em của mình. Xã hội còn thờ ơ, thiếu quan tâm hay điều chỉnh xu hướng sở thích của giới trẻ. Sự khác biệt luôn được đề cao nhưng khác biệt mà vi phạm các giá trị thẩm mĩ truyền thống và đạo đức con người thì cần phải loại bỏ, cần phải đã kích và loại trừ ra khỏi cuộc sống.
Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội. Qua phong cách ăn mặc của giới trẻ ta hiểu đất nước đó phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Nâng cao năng lực thẩm mĩ, xu hướng thời trang tiến bộ là việc cần làm của giới trẻ hiện nay.
Nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa việc giáo dục, điều chỉnh phong cách ăn mặc cho giới trẻ. Xác định những kiểu trang phục truyền thống còn phù hợp và phát huy nó trong thời đại mới, đồng thời định hướng cho giới trẻ tiếp nhận những kiểu trang phục phù hợp của các dân tộc trên thế giới để giới trẻ có lựa chọn đúng đắn. Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực, đề cao đạo đức, tạo bản lĩnh hội nhập cho giới trẻ trong thời đại hiện nay.
Nghiêm cấm các kiểu trang phục phản cảm trong các cuộc trình diễn nghệ thuật. Nghiêm cấm việc dùng trang phục hở hang nhằm lôi kéo đám đông của các ca sĩ, nghệ sĩ.
Việc lựa chọn ăn mặc như thế nào là quyền của mỗi cá nhân, song qua trang phục làm con người đẹp hơn là một điều cần phải quan tâm hơn nữa. Trang phục phù hợp, đứng đắn sẽ giúp các bạn trẻ dễ thành công hơn trong cuộc sống.
Trang phục là một nhu cầu vật chất đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao. Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cùng với quá trình hòa nhập với thế giới, trang phục ở nước ta có những “biến dạng” theo hướng tiêu cực đáng báo động. Đặc biệt xu hướng này phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ. Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay được rất nhiều người quan tâm.
Trang phục hay y phục là tất cả những con người mặc ở bên ngoài có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. Đôi khi người ta dùng từ thời trang để chỉ trang phục. Trang phục bao gồm áo, quần để mặc, đồ đội đầu, đồ bảo vệ chân, tay, đồ trang sức,…
Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó có ảnh hưởng không hề nhỏ đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh những kiểu trang phục truyền thống chuẩn mực, ngày nay, cách ăn mặc của các bạn trẻ ngày càng có nhiều xu hướng đi ngược truyền thống gây nên nhiều phản cảm trong xã hội. Điều này đặt ra nhiều vấn đề để chúng ta cần suy ngẫm.
Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay vừa gìn giữ được văn hóa ăn mặc truyền thống vừa tiếp nhận xu hướng phát triển của thế giới. Đối với thế hệ trẻ ngày nay là những đối tượng nhạy bén với thời trang, họ nhanh chóng thích ứng với nhiều xu hướng, trường phái, phong cách khác nhau. Trong thế hệ trẻ ngày nay, một số bạn trẻ thì tiếp thu một cách có chọn lọc để tạo cho riêng mình một phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp cận về thời trang ấy đã giúp các bạn trẻ có những phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang nổi bật lý tưởng. Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ. Như vậy, nhờ vào các ý tưởng sáng tạo của các bạn trẻ mà những kiểu trang phục và phong cách thời trang tiến bộ của thế giới đã được phổ biến khá rộng rãi tại nước ta trong thời gian qua.
Dù các xu hướng thời trang thế giới phát triển và xâm nhập mạnh vào các nền văn hóa, song các kiểu thời trang truyền thống vẫn còn yêu thích và sử dụng rộng rãi ở nước ta. Ta có thể thấy các kiểu áo dài truyền thống, sơ mi, áo bà ba,…vừa mang tính cổ điển vừa mang một chút cách tân cho phù hợp với sở thích và thời đại mới vẫn còn khá phổ biến. Trang phục truyền thống vừa tiện lợi vừa phản ánh nét nhã nhặn, thanh lịch mặn mà, lại thể hiện sâu sắc nền văn hóa thuần hậu của dân tộc. Bởi thế, thật dễ hiểu vì sao chiếc áo dài trong mấy trăm năm qua vẫn được các bà các cô ưa chuộng.
Tuy nhiên, trong vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay có một tồn tại không nhỏ, giới trẻ ngày nay có không ít các bạn trẻ bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao, thần tượng hoặc đua đòi theo xu hướng thời trang “kì quặc” để gây sự chú ý. Nhưng điều mà các bạn trẻ chú ý không phải là phong cách đẹp đẽ, kín đáo, phù hợp mà là lập dị, bụi bặm hoặc hở hang.
Các bạn trẻ thường ra đường với trang phục ngắn, mỏng, hở hang hoặc kì quặc . Tại các thành phố lớn, ta vẫn thường gặp những bạn trẻ có cách ăn mặc táo bạo này. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, quần jean xé gấu, áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ tối nghĩa hoặc tục tĩu,… Một bộ phận giới trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn nữ có lối ăn mặc hở hang, “mặc như không mặc” mang. Ra đường, không khó để bắt gặp những chiếc quần ngắn cũn cỡn làm người ta đỏ mặt. Hay những chiếc áo xuyên thấu có thể nhìn thấy toàn bộ nội y bên trong. Khoe vẻ đẹp hình thể vốn là một nhu cầu của con người nhưng khoe mẽ một cách quá lố lại đi ngược với đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Thậm chí, nhiều người diện những bộ trang phục kì quặc ấy đến những nơi công sở, chốn công cộng, hoặc những nơi tôn nghiêm, thành kính khác.… gây sự phản cảm cho mọi người. Ta vẫn thường thấy những kiểu tóc lạ lẫm nhiều màu hay những hình xăm quái dị được các bạn trẻ ưu dùng xuất hiện trên các đường phố. Ta cũng thường xuyên bắt gặp trên phố những kiểu kết hợp trong ăn mặc rắc rối, xa lạ, thiếu sự thân thiện, thiếu thẩm mĩ mà các bạn trẻ cho là bình thường. Một chiếc váy ngắn, một chiếc áo khoét cổ rộng lại xuất hiện trên sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.
Vẻ đẹp trong phong cách truyền thống vốn tồn tại lâu đời trong đời sống thường ngày từ xưa đến nay đang dần mất đi bản sắc. Điều này khiến chúng ta lo lắng trước những đổi thay về văn hóa trong quá trình hội nhập. Từ trước đến nay, chưa bao giờ cách ăn mặc của người Việt Nam, nhất là một bộ phận giới trẻ ngày nay lại gây đau đầu cho những cơ quan văn hóa đến vậy. Vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong cách ăn mặc cần được chú trọng.
Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những lối ăn mặc “dị hợm” này. Trước hết là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường mở ra cơ hội giao lưu của các nền văn hóa cho phép các bạn trẻ được tiếp cận nhiều phong cách thời trang trên thế giới. Sự bắt chước khập khiễng được xem là một cơ hội để thể nghiệm và khẳng định bản thân. Thời đại internet mở rộng đẩy mạnh tốc độ trao đổi thông tin không giới hạn khiến cho nhu cầu học hỏi cũng tăng theo.
Nguyên nhân chính là do sự suy đồi đạo đức, lối sống đua đòi của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Họ thích làm nổi bậc mình, thích sống khác thường theo kiểu thời thượng kì quặc, lố lăng mà không quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống hay cảm nhận của người khác. Từ đó, làm nảy sinh những lối ăn mặc phản cảm, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Trào lưu chạy theo “mốt” từ đó cũng ra đời và phát triển dần, đặc biệt người cập nhật xu hướng luôn là các bạn trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những bộ cánh đẹp mắt thì vẫn có những trang phục gây khó chịu với người đi đường. Lối ăn mặc “độc”, “lạ” và “dị” không giống ai của giới trẻ là một trong những vấn đề đáng quan ngại.
Tuổi trẻ luôn tò mò, hào hứng với những cái mới mẻ, cái khác lạ. Điều đó dẫn đến tình trạng lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi ứng xử của con người. Những chiếc áo, chiếc quần màu mè, sặc sỡ đi kèm với những phụ kiện kì dị càng gây nên sự mất thiện cảm với người khác. Các bạn trẻ cho rằng đấy là “độc lạ”, là “cá tính”. Những bộ trang phục độc đáo theo phong cách “không giống ai” mà các bạn trẻ mặc trên người chỉ gây sự chú ý khi ra đường theo hướng tiêu cực.
Không chỉ dừng lại ở đó, một bộ phận nghệ sĩ, ca sĩ trẻ là những người thường xuyên xuất hiện trước công chúng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ trẻ ngày nay nhưng lại cổ vũ cho phong trào ăn mặc hở hang, phản cảm ấy. Họ thường xuất hiện trước công chúng với những kiểu trang phục gây “sốc”, mới và lạ nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Những kiểu ăn mặc phản cảm ấy lại trở được ca ngợi, đề cao và trở thành “mốt” thời thượng được các bạn trẻ hâm mộ, bắt chước và sao chép một cách khập khiễng. Đây cũng là một trong những lý do gây nên những tiêu cực trong vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay
Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay chưa được nhiều gia đình quan tâm và có cách giáo dục đúng đắn con em của mình. Xã hội còn thờ ơ, thiếu quan tâm hay điều chỉnh xu hướng sở thích của giới trẻ. Sự khác biệt luôn được đề cao nhưng khác biệt mà vi phạm các giá trị thẩm mĩ truyền thống và đạo đức con người thì cần phải loại bỏ, cần phải đả kích và loại trừ ra khỏi cuộc sống.
Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội. Chỉ cần nhìn nhận ở góc độ thời trang hiện nay ta cũng phần nào hiểu xã hội đó đang phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Nâng cao năng lực thẩm mĩ, xu hướng thời trang tiến bộ là việc cần làm của giới trẻ hiện nay.
Nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa việc giáo dục, điều chỉnh Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay. Xác định những kiểu trang phục truyền thống còn phù hợp và phát huy nó trong thời đại mới, đồng thời định hướng cho giới trẻ tiếp cận nhiều hơn với các phong cách trang phục phù hợp của các dân tộc trên thế giới để giới trẻ có lựa chọn đúng đắn cho bản thân. Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực, đề cao đạo đức, tạo bản lĩnh hội nhập cho giới trẻ trong thời đại hiện nay.
Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay trong đó có cả thế hệ nghệ sỹ, ca sỹ khiến Bộ văn hóa phải ban hành không ít văn bản xử phạt, nghiêm cấm các kiểu trang phục phản cảm trong các cuộc trình diễn nghệ thuật. Nghiêm cấm việc dùng trang phục hở hang nhằm lôi kéo đám đông của các ca sĩ, nghệ sĩ.
Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay là một trong những tồn tại khiến cho nhiều người phải đau đầu, nhức óc. Việc lựa chọn ăn mặc như thế nào là quyền của mỗi cá nhân, song qua trang phục làm con người đẹp hơn là một điều cần phải quan tâm hơn nữa. Trang phục phù hợp, đứng đắn sẽ giúp các bạn trẻ dễ thành công hơn trong cuộc sống.
Trang phục của mỗi người phần nào nói lên tính cách, văn hóa của người đó đồng thời phản ánh xu thế của thời đại, thị hiếu của con người. Vấn đề trang phục và văn hóa của giới trẻ ngày nay là một trong những vấn đề thường được đem ra bàn luận, tranh cãi vì những mâu thuẫn của nó.
Thời trang thì phát triển theo thời đại, thời trang phản ánh sự thay đổi trong thị hiếu của công chúng. Trang phục làm đẹp cho con người, người ta vẫn nói “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, trang phục có thể khiến con người thay đổi về ngoại hình. Trang phục đóng góp một công lao lớn đến ngoại hình con người. Người ta thường dựa theo trang phục mà đoán tính cách của người mặc; người chín chắn, già dặn thường mặc đồ nghiêm túc, già dặn; người trẻ trung sôi nổi thường mặc đồ năng động, khỏe khoắn. Trang phục ảnh hưởng rất nhiều đến đánh giá của người khác về bạn. Thông qua cách bạn ăn mặc mà người đối diện thường có những nhận định quan sát riêng về bạn.
Trang phục cũng cần phải phù hợp với hoàn cảnh để ăn mặc. Học sinh khi đi học thì nên mặc đồng phục nhà trường hoặc áo sơ mi, quần âu. Khi đi phỏng vấn thì người ta thường chọn trang phục nền nã, lịch thiệp, khi đi chơi lại chọn trang phục thoải mái, đẹp. Nếu gặp các đối tượng người cao tuổi thì nên chuẩn bị trang phục kín đáo, nghiêm túc… Như vậy, cách lựa chọn trang phục cũng cho thấy sự khéo léo, tinh tế của bạn trong việc nắm bắt hoàn cảnh, đối tượng.
Thế nhưng giới trẻ hiện nay dường như lại có một cái nhìn mới về trang phục. Các bạn lựa chọn cho mình cách ăn mặc sexy, chủ yếu là để khoe da khoe thịt, khoe vóc dáng của mình mà không chú ý đến văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đi chùa mà các bạn nữ mặc váy ngắn, váy bó sát rồi đứng tạo dáng chụp ảnh thật lộng lẫy quyến rũ. Vậy là các bạn đến chùa chỉ để sống ảo chứ đâu phải lên chùa để thành kính dâng hương, tịnh tâm cầu nguyện. Đến trường cũng vậy, nếu hôm nào nhà trường không bắt mặc đồng phục thì các bạn ăn mặc nào quần sooc, nào váy áo ngắn thậm chí có sinh viên đại học còn mặc cả đồ ngủ đến trường. Hình ảnh trường học trở nên thoải mái và “thoáng” hơn bao giờ hết. Những cô ca sĩ, diễn viên khi trình diễn thì ăn mặc hết sức gợi cảm mà thực ra là phản cảm trên truyền hình, khi quay MV. Năm 2014, hẳn các bạn còn nhớ, bộ Văn hóa Thông tin còn có một chiến dịch mạnh mẽ để truy quét và ra hình phạt với những người nổi tiếng ăn mặc phản cảm trên sân khấu, biết bao người mẫu diễn viên bị phạt nhưng có vẻ họ không đồng ý với quyết định đấy. Với họ ăn mặc là quyền tự do, nghệ sĩ ăn mặc hở hang là chuyện bình thường. Nhưng xin thưa, trang phục còn cần đến yếu tố văn hóa nữa. Truyền thống dân tộc, đất nước ta là ăn mặc bình dị, mộc mạc, thanh lịch, kín đáo phù hợp với thuần phong mỹ tục. Con người ngày nay có thể thoải mái, tự do trong lựa chọn trang phục nhưng cần phải chú ý đến sự tôn trọng với người nhìn, đến hoàn cảnh mặc nó. Các yếu tố văn hóa gần như bị mai một, biến chất khi các bạn cố gắng lựa chọn trang phục hở hang, phản cảm để khoác lên mình. Cách ăn mặc này chỉ cho thấy các bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình huống, nét đẹp văn hóa của dân tộc. Lâu dần, các bạn sẽ quen với lối ăn mặc không phù hợp, làm ảnh hưởng, tiêm nhiễm vào đầu các thế hệ trẻ những phong cách lập dị, không hay ho.
Trang phục phản cảm không cho thấy bạn là người đẹp mà chỉ chứng minh bạn là người thiếu ý thức, phóng túng và thích khoe thân thể. Hãy là người biết lựa chọn trang phục phù hợp với địa điểm đối tượng mà bạn gặp mặt. Hãy cho người đối diện những thiện cảm về việc bạn là người tinh tế, khéo léo, đứng đắn và lịch thiệp bằng việc lựa chọn trang phục phù hợp cho mình.
Ngày nay với sự phát triển của kinh tế, không còn những sức ép về cơm áo gạo tiền cha mẹ nhà trường luôn dành cho con cái những sự đầu tư tốt nhất để phục vụ cho công tác giáo dục. Cũng từ đó những bộ đồng phục với thiết kế đẹp đẽ ra đời nhằm tạo cảm giác thoải mái cho các bạn học sinh mỗi khi đến lớp. Đồng phục trở thành nét đặc trưng không thể thiếu trong môi trường lớp học. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng chú ý sắm sửa cho con cái những bộ quần áo phù hợp với lứa tuổi. Thế nhưng lại có không ít các bạn học sinh lại cố tỏ ra chơi chội, ăn mặc không đúng quy định khi đến trường đến lớp; ăn mặc không đúng đắn. Điều này là cách cư xử vô cùng thiếu văn hóa trong lứa tuổi học trò.
Cách ăn mặc của học sinh được đánh giá qua trang phục đi học, trang phục ở nhà và trang phục đi chơi. Trang phục bao gồm quần; áo; phụ kiện; giày dép; túi xách; balo;…Theo thang đo chuẩn thì trang phục đi học của học sinh hiện nay thường là đồng phục. Mỗi trường học sẽ có những mẫu đồng phục thiết kế riêng cho học sinh trường mình làm nổi bật logo và tên trường. Và cũng tùy điều kiện từng trường đồng phục có thể bao gồm áo; quần hoặc áo và váy có thể có phụ kiện đi kèm hay không. Còn trang phục ở nhà và đi chơi thường là áo phông; quần sooc không quá cầu kì và phù hợp với lứa tuổi
Thế nhưng đó chỉ là những tiêu chuẩn được đặt ra còn thực hiện thế nào lại phụ thuộc vào những thế hệ mầm non của đất nước. Đến một ngôi trường liệu rằng được bao nhiêu phần trăm số học sinh chấp hành nghiêm quy định của nhà trường, ăn mặc gọn gàng, trang nhã. Hay thay vào đó là những cô gái đầu nhuộm xanh đỏ, phấn son lòe loẹt, quần áo bó sát, sếch xi, đeo cái túi nhỏ xíu vo tròn quyển vở mà tung tăng đến lớp. Và cả những cậu con trai chân lạch cạch đôi dép tổ ong; chiếc áo sơ vin luộm thuộm, vội vã trốn sao đỏ. Đặc biệt là khi đi chơi thoát khỏi vòng vây kìm kẹp từ nhà trường những cô cậu học trò ấy như thoát xác, ăn mặc thiếu vải, hở hang, mặc cũng như không mặc, dép guốc thì siêu cao, dây dợ chằng chịt. Cổ tay cổ chân theo đeo những chiếc vòng cổ hot trend, nhiều người còn xăm trổ kín tay. Vâng đó là những cô cậu học sinh- cái lứa tuổi trong sáng hồn nhiên- những thế hệ tương lai của đất nước. Thật khiến người ta thất vọng và mất niềm tin.
Thực trạng này xảy ra phổ biến nhiều ở lứa tuổi trung học phổ thông và ở những gia đình khá giả, có điều kiện. Cũng không khó để lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Xét trên khía cạnh chủ quan thì ở lứa tuổi học sinh là lứa tuổi tâm sinh lí học sinh có nhiều biến đổi, rất dễ bị tác động bởi môi trường. Hơn nữa thời đại công nghệ số bùng nổ, các em dễ tiếp xúc và học hỏi những thói hư, tật xấu từ bên ngoài. Thêm vào đó, có một số em ỷ nại vào tiền của gia đình, muốn tự khẳng định minh, ra oai với bạn bè nên đã chọn cách trang trí cho bộ mã lộng lẫy để tô vẽ bản thân. Ngoại cảnh xung quanh cũng có tác động rất lớn đến cách ăn mặc của học sinh. Đó là do nhà trường chưa có những chế tài xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp này khiến cho kỷ cương bị lung lay; học sinh từ đó tỏ ra coi thường, đùa giỡn và không tuân thủ. Về phía gia đình, nhiều bậc phụ huynh chỉ lo kiếm tiền chu cấp cho con mà không để ý nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của con; không định hướng đúng đắn cho con nếp sống văn hóa phù hợp.
Cách ăn mặc học sinh ảnh hưởng rất lớn đến xung quanh. Thứ nhất, điều này vô hình chung tạo ra sự bất bình đẳng giữa các cá thể trong lớp học với nhau. Thứ hai, đây là một cách cư xử thiếu phù hợp, thiếu tôn trọng đối với thầy cô, với người lớn. Thứ ba ăn mặc phản cảm còn là cơ hội để kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, là nguyên nhân gián tiếp xảy ra các tệ nạn: cướp giật; lừa đảo;…Và cuối cùng cách ăn mặc lố lăng là không phù hợp với lứa tuổi học sinh; làm suy đồi nhân cách đạo đức của học trò.
Thực trạng này đã và đang phổ biến ở khắp mọi tỉnh thành trên cả nước. Bộ giáo dục đã nhiều lần triển khai kế hoạch đồng bộ nhưng kết quả vẫn còn tồn đọng đáng kể. Để giải quyết thực trạng này mỗi chúng ta cần có sự chung tay của nhiều chủ thể. Bản thân mỗi người học sinh phải tự ý thức thực hiện nghiêm túc đầy đủ nội quy, quy định về trang phục và văn hóa khi đến lớp. Nhà trường nên có những quy định và chế tài xử lí nghiêm khắc hơn để xử lí các trường hợp vi phạm. Còn gia đình nên quản lí con em mình chặt chẽ hơn, định hướng cho con cách ăn mặc phù hợp, đúng đắn, trang nhã và gọn gàng để phù hợp với lứa tuổi.
“Cái răng cái tóc là góc con người”. Vẻ đẹp mỗi con người được đánh giá qua nhân cách và cả qua cách ăn mặc. Tuy nhiên ăn mặc lộng lẫy, rách rưới; không phù hợp với lứa tuổi lại càng chỉ khiến mọi người nhìn ta với con mắt coi thường, khinh bỉ, bị người đời soi xét, đánh giá không hay. Là lứa tuổi học sinh mỗi chúng ta hãy tự biết ý thức, lựa chọn cho bản thân những trang phục gọn gàng, phù hợp khi đến trường và cả khi ở nhà, đi chơi để xứng đáng là con người có tri thức, xứng đáng với công lao cha mẹ, thầy cô dưỡng dục.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |