Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào nội dung đoạn thơ sau, tả lại cảnh quảng trường ba đình trong ngày bác hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lâp

dựa vào nội dung đoạn thơ sau tả lại cảnh quảng trường ba đình trong ngày bác hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lâp : hôm nay sáng mồng 2 tháng 9......độc lập bây giờ mới thấy đây chú ý 40 điểm nha

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.798
2
3
Vy
10/07/2020 15:27:10
+5đ tặng

Quảng trường Ba Đình nằm ở phía Tây cổng thành cổ Hà Nội. Cho tới đầu thế kỷ 20, khu vực này là một khoảng trống với bãi hoang, cùng hồ ao mới được san lấp. Người Pháp đã xây dựng ở đây một vườn hoa, đặt tên là Rond Point Puginier, còn gọi là quảng trường tròn (rond point: điểm tròn) hay vườn hoa Puginier (Puginier là tên một vị cha cố). Xung quanh Vườn hoa Puginier này một số công trình công sở, biệt thự được xây dựng. Một trong những công trình được xây dựng sớm là Phủ Toàn quyền (1902), sau này là Phủ Chủ tịch. Về sau thêm các công trình quan trọng khác là trường Albert Sarraut (1919), nay là Cơ quan Trung ương Đảng và Sở Tài chính (1925), nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao.

Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 (trên Lễ đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập- khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ảnh tư liệu/ Toquoc.vn

Tên Quảng trường Ba Đình do bác sỹ Trần Văn Lai, người giữ chức Thị trưởng thành phố từ ngày 20/7 đến 19/8/1945 đặt tên. Sở dĩ, Thị trưởng Trần Văn Lai đặt tên là Ba Đình vì ông cảm phục nghĩa quân Đinh Công Tráng đã chống Pháp rất anh dũng ở căn cứ Ba Đình huyện Nga Sơn, Thanh Hoá vào những năm cuối thế kỷ XIX.

Tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân của quân và dân Việt Nam giành được thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng tháng Tám thành công đã đập tan xiềng xích nô lệ kéo dài hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, xóa bỏ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, nhân dân Việt Nam từ địa vị nô lệ đã vươn lên trở thành những người chủ của đất nước, tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có nhiều địa điểm được đưa ra lựa chọn để làm nơi diễn ra sự kiện trọng đại: Lễ Độc lập, và cuối cùng Quảng trường Ba Đình đã được chọn.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết:  “Lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Quảng trường Ba Đình để đọc bản Tuyên ngôn độc lập vì Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn có một thông điệp không chỉ với dân tộc Việt Nam mà với toàn thế giới. Thông điệp ấy gửi gắm đến một thế giới đang chuyển đổi sau khi chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt. Trong nội dung bản Tuyên ngôn độc lập, ở phần cuối, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam là do dân tộc Việt Nam giành lại được, phù hợp với nguyên lý của nhân loại. Đó là một hiện thực không thể đảo ngược được.”

Ngày 2/9/1945, khắp mọi nẻo đường, con phố trên Thủ đô Hà Nội đều tung bay cờ, hoa và khẩu hiệu chào đón sự kiện trọng đại có một không hai của dân tộc. Những ai có dịp chứng kiến giờ phút thiêng liêng của lịch sử sẽ không thể quên không khí, bối cảnh Quảng trường Ba Đình ngày lễ Độc lập năm ấy. Một biển người đứng chật Quảng trường rạng rỡ, hân hoan, náo nức, hồi hộp chờ đợi giây phút vị lãnh tụ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Đúng 2 giờ chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời. Trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Quảng trường Ba Đình ngày nay.-Ảnh travel.com 

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết thêm:“Cuộc biểu dương lực lượng ấy không chỉ thể hiện được ý chí của người lãnh đạo mà đồng thời nó tìm thấy được sự đồng thuận rất lớn của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày 2/9 vì đó là ngày Chủ nhật, có thể huy động được quần chúng. Không gian của quảng trường Ba Đình lúc đó trở thành một lễ đài rất trang nghiêm và hội tụ lòng dân vào trong nền độc lập của đất nước.”

Quảng trường Ba Đình ngày nay có khuôn viên với chiều dài 320m và rộng 100m, có nhiều ô cỏ lớn, xen giữa là lối đi rộng 1,4m. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25m. Ba Đình trở thành mảnh đất thiêng cùng những dấu ấn lịch sử không bao giờ phai mờ, cùng những kiến trúc tâm linh hiện hữu: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ. Quảng trường Ba Đình cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi của du khách và người dân Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Loan, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ: Trong những ngày này, gần đến ngày Quốc khánh, tôi và gia đình mình rất tự hào khi được đến quảng trường Ba Đình. Tình cảm của tôi đối với đất nước dâng trào khi nhớ lại ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Quảng trường Ba Đình có không gian rộng lớn, thoáng mát và đẹp. Trong những ngày lễ cũng như ngày thường, chúng tôi đưa con cháu đến quảng trường Ba Đình để ôn lại những trang sử vẻ vang của đất nước.”  

Đã 73 năm trôi qua kể từ lễ Độc lập 2/9/1945, Quảng trường Ba Đình vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa. Quảng Trường Ba Đình vẫn là trung tâm chính trị - văn hóa, là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước. Và đây cũng là nơi có quy hoạch, cảnh quan và quần thể kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Hải D
10/07/2020 16:14:06
+4đ tặng

Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công, đập tan xích xiềng nô lệ ngót 80 năm của chế độ thực dân cũ và lật nhào chế độ phong kiến ngự trị hàng nghìn năm.

Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong ngày 2 tháng 9, cả Hà Nội tràn ngập cờ hoa. Người Hà Nội xuống đường. Nhân dân các địa phương lân cận kéo về Hà Nội.

Những dòng thác người cuồn cuộn từ nhiều hướng, nhiều cửa ô đổ về Quảng trường Ba Đình, đông đủ các tầng lớp, giai cấp, tôn giáo, đảng phái, dân tộc, lứa tuổi.

Lực lượng tự vệ, dân quân... mang theo súng, dao, kiếm, mã tấu; các đơn vị Giải phóng quân cùng tham dự mít tinh.

Trong chiều dài lịch sử của mình, chưa bao giờ có một ngày hội lớn - một cuộc mít tinh lớn như cuộc mít tinh ngày 2 tháng 9 tại Quảng trường Ba Đình. Có tới gần một triệu người dự cuộc mít tinh trọng đại, có ý nghĩa lớn lao, sâu sắc này.

Tại sao Quảng trường Ba Đình lại được chọn làm nơi diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng này?


Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Ảnh: Tuyengiao.vn

Cách mạng tháng Tám thành công, sau khi trở về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định tổ chức ngày Tuyên bố Độc lập.

Trong quá trình chuẩn bị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến thời tiết đang mùa mưa lũ và khoảng không gian cần thiết cho nhân dân dự mít tinh được đông đảo. Người đã chỉ thị nên làm lễ vào buổi chiều để đỡ mưa và tổ chức địa điểm thật rộng rãi.

Ban đầu, Ban tổ chức ngày lễ Độc lập định chọn khu Quần Ngựa hoặc Đông Dương học xá, song lại thôi vì xa trung tâm thành phố. 

Còn địa điểm trung tâm là Quảng trường Nhà hát Lớn thì lại chật chội. Sau khi cân nhắc Ban tổ chức đã quyết định chọn Vườn hoa Ba Đình. Chỉ có nơi này mới tập hợp được hàng triệu đồng bào.

Vườn hoa Ba Đình trước đây vốn có tên là Quảng trường Puginier - bãi đất trống cạnh Phủ toàn quyền Pháp đã được đổi tên từ sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945).

Chữ Ba Đình là để gợi nhớ đến cuộc khởi nghĩa lớn đã nổ ra rất oanh liệt trong phong trào Cần vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX ở Thanh Hóa, chứ không phải như có người giải thích rằng trước đây ở khu Quảng trường này "có 3 cái đình".

 

Ban tổ chức ngày lễ Độc lập đã quyết định dựng lễ đài ở bồn cỏ nằm giữa Vườn hoa Ba Đình.

Ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng ban tổ chức ngày lễ Độc lập và ông Trần Quốc Hương đã giao việc này cho ông Phạm Văn Khoa, phụ trách một nhóm Văn hóa cứu quốc thực hiện.

Sáng 1/9/1945, ông Khoa tìm đến một hội viên là kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh giao trách nhiệm thiết kế và thi công lễ đài này.

Ông Quyến, thợ mộc ở phố Hàng Hành và khoảng mười người thợ nữa được mời ra thi công công trình trong điều kiện hết sức khẩn trương.

Khoảng 3 giờ sáng ngày 2 tháng 9 công việc đã hoàn tất. Lễ đài cao 4 mét, có cấu trúc theo hình bệ cột cờ thành Thăng Long xưa.

Bốn mặt hình thang, khung gỗ, có các bậc lên xuống ở bên trong, gần hết diện tích phủ vải đỏ, giữa có ngôi sao vàng lớn, phía trên phủ vải vàng, bốn mặt trang trí những đường vòng bằng vải đỏ, ở mỗi điểm tiếp giáp được tết một bông hoa lớn.

Cột cờ bằng gỗ cao khoảng 5 - 6 mét, nhô lên từ chính giữa lễ đài. Hai mặt bên trên bệ cao bày lư hương lớn bằng gỗ, bên trong đặt đỉnh đồng.

Theo sự bố trí của Ban tổ chức, các đoàn thể lần lượt tiến vào Quảng trường. Một đơn vị Giải phóng quân súng ống lưỡi lê tuốt trần đứng dàn hàng ngang phía trước kỳ đài.

Một đội tự vệ, người nào cũng súng ngắn cầm tay tạo thành một hàng rào bao quanh kỳ đài... Từ trên kỳ đài nhìn xuống là một biển người đông đảo, một rừng cờ đỏ sao vàng.

Đúng 14 giờ ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên của Chính phủ Lâm thời bước lên kỳ đài.

Buổi lễ bắt đầu bằng lễ chào cờ với bản nhạc Tiến quân ca ngân vang hào hùng và lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên đỉnh cột cờ.

Hai người được vinh dự kéo lá cờ trong ngày lễ trọng đại này là nữ chiến sĩ Đàm Thị Loan (sau này là vợ Đại tướng Hoàng Văn Thái) và nữ sinh Lê Thi (tên thật là Dương Thị Thoa, con gái Giáo sư Dương Quảng Hàm).

 

Sau lễ chào cờ, thay mặt Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trịnh trọng tuyên bố với thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á:

"Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do...

... Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".

Lời văn của bản Tuyên ngôn độc lập đanh thép, khúc triết; giọng đọc của Bác Hồ hào sảng mà ấm áp, làm xúc động hàng triệu con tim. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc xong, cả rừng người hoan hô như sấm dậy.

Tiếp theo là phần Chính phủ Lâm thời tuyên thệ. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp trình bày tình hình trong nước và chính sách của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trần Huy Liệu báo cáo công việc tước ấn kiếm của Bảo Đại tại Huế.

Đại diên Tổng bộ Việt Minh Nguyễn Lương Bằng nói về cuộc đấu tranh của nhân dân và kêu gọi đoàn kết, đẩy mạnh quá trình cách mạng.

Sau khi quân nhạc cử bài Tiến quân ca kết thúc buổi lễ, quân chúng nhân dân dự lễ đã tiến hành một cuộc biểu tình tuần hành trên các trục phố chính của Thủ đô Hà Nội.

Cả nước vui mừng trong ngày hội độc lập. Cả nước hướng về Hà Nội, hướng về Ba Đình, lắng nghe tiếng nói của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, lắng nghe hồn thiêng sông núi.

Sau ngày Tuyên bố Độc lập, Vườn hoa - Quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử của dân tộc ta, ghi dấu nơi khai sinh ra nước Việt Nam mới. Để ghi lại sự kiện này, từ tháng 12/1945, Vườn hoa Ba Đình mang một tên mới là Vườn hoa Độc Lập.

7
2
Hải D
10/07/2020 16:14:56
+3đ tặng

Và ngày mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân mong đợi đã đến. Ngày 2/9/1945, khắp mọi nẻo đường, con phố trên Thủ đô Hà Nội đều tung bay cờ, hoa và khẩu hiệu chào đón sự kiện trọng đại có một không hai của dân tộc. Những ai có dịp chứng kiến giờ phút thiêng liêng của lịch sử sẽ không thể quên không khí, bối cảnh Quảng trường Ba Đình ngày lễ Độc lập năm ấy. Một biển người đứng chật Quảng trường rạng rỡ, hân hoan, náo nức, hồi hộp chờ đợi giây phút vị lãnh tụ kính yêu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Họ giương cao cờ, hoa và biểu ngữ, môi nở nụ cười, miệng hát vang bài ca cách mạng. Rừng cờ tung bay phấp phới trước gió mùa thu.

Đúng 2 giờ chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ kaki giản dị bước lên lễ đài với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời. Bằng giọng nói ấm áp, truyền cảm, Người đã đọc bản Tuyên ngôn lịch sử của dân tộc Việt Nam. Cả biển người im lặng phăng phắc lắng nghe từng câu, từng chữ của Người. Trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới, Hồ Chủ tịch đã trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Sau khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập, toàn thể thành viên trong Chính phủ làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã trình bày tình hình trong nước và chính sách của Chính phủ. Tiếp đến là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trần Huy Liệu báo cáo về việc Đoàn đại biểu Chính phủ đi tước ấn kiếm của Bảo Đại. Đại biểu Tổng bộ Việt Minh Nguyễn Lương Bằng nói về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Minh và hô hào quần chúng nhân dân đoàn kết ủng hộ Chính phủ, thi hành triệt để chương trình kiến quốc của Việt Minh. Cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lên lễ đài một lần nữa, Người kêu gọi nhân dân kiên quyết hy sinh để giữ vững nền độc lập mới giành được. Lễ mít tinh đã chuyển thành một cuộc tuần hành rầm rộ trong thành phố.

 

Kể từ đây, một kỷ nguyên mới bắt đầu mở ra cho dân tộc ta: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân lao động sau những năm tháng nô lệ đã rũ bùn đứng lên trở thành con người tự do, người chủ của đất nước. Ba ngày sau đó, ngày 5/9/1945, với tư cách là chủ nhà, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã đón tiếp quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta.

Sau lễ Tuyên bố độc lập, Quảng trường Ba Đình có tên mới là Quảng trường Độc lập. Những năm sau đó, cùng với bao thăng trầm, đổi thay của đất nước, Quảng trường Ba Đình cũng đã mấy lần đổi tên. Sau năm 1954, có ý kiến lấy tên là Quảng trường Độc lập nhưng Bác Hồ đề nghị giữ cái tên Ba Đình. Ngày Bác mất, Quảng trường Ba Đình lịch sử là nơi diễn ra lễ truy điệu Người. Sau này, Đảng và Nhà nước đã quyết định khởi công xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính tại lễ đài, nơi được dựng lên để Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945 ở Quảng trường Ba Đình.

 

3
4
Ngưu Tử
10/07/2020 16:34:45
+2đ tặng

Chiều ngày 31 tháng 8 năm 1945, Bác bảo đưa cho Bác xem sơ đồ địa điểm tổ chức mít tinh và nhắc Ban tổ chức chú ý cả nơi vệ sinh cho đồng bào, và dặn nếu trời mưa thì kết thúc sớm hơn, tránh cho đồng bào bị mưa ướt, nhất là đối với các cụ già và các cháu nhỏ.

Chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên quảng trường Ba Đình, một quang cảnh vừa náo nhiệt, vừa xúc động. Khi Cụ Hồ vừa xuất hiện trước máy phóng thanh, thì cả quảng trường âm vang tiếng hô:

- Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

- Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!

Và khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang sảng cất tiếng đọc Tuyên ngôn Độc lập thì cả biển người im phăng phắc lắng nghe:

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc..."

Đọc được một đoạn, Cụ Hồ bỗng dừng lại, đưa cặp mắt âu yếm nhìn toàn thể đồng bào, cất tiếng hỏi:

- Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không?

Tiếng đáp lại liền ngay như sấm:

- Có!

Người dân và Chủ tịch nước bỗng trở nên gần gũi và vô cùng thân thiết.

Càng về cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, giọng Cụ Hồ càng âm vang, như cuốn hút mọi người.

"Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-ran và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhân quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng Tự do, Độc lập và sự thật đã trở thành một nước Tự do, Độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền Tự do, Độc lập ấy!"

Cùng với ngày 2 tháng 9 năm 1945, bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào, là một mốc son chói lọi trên con đường dài đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư