Trình bày học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu. Đặc biệt là giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng. Em cảm ơn!
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm thống trị khoa học xã hội. Mọi khoa học đã không thể giải thích một cách thuyết phục vấn đề phân loại, phân kỳ các chế độ xã hội trong đời sống nhân loại, cùng động lực và xu hướng phát triển của nó. Tuy có những giá trị hợp lý, nhưng hầu hết đã dựa trên cơ sở chủ quan, duy tâm chủ nghĩa, hoặc siêu hình, tuyệt đối hóa yếu tố kỹ thuật để phân chia thời đại nên không thấy được động lực phát triển của xã hội.
C.Mác đã áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét lịch sử phát triển của xã hội loài người và xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Học thuyết đó đã luận giải: lịch sử phát triển của xã hội loài người chẳng qua là lịch sử của những sự thay thế nối tiếp nhau của những phương thức sản xuất. Còn nguồn gốc thay đổi của phương thức sản xuất, sự mất đi của hình thái kinh tế - xã hội này và sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội khác chính là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất (yếu tố động) và quan hệ sản xuất (yếu tố tương đối tĩnh) quyết định. Trong đó, lực lượng sản xuất là yếu tố quan trọng, quyết định xu hướng và sự thay đổi. Phân tích sâu sắc những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, C.Mác chỉ ra rằng: chất của công cụ sản xuất là cái quan trọng nhất, quy định chất của quan hệ sản xuất. Với ý nghĩa đó, lực lượng sản xuất là cái quan trọng nhất, quy định chất của phương thức sản xuất hay một hình thái kinh tế - xã hội xác định trong lịch sử. Từ đó, C.Mác đưa ra kết luận nổi tiếng: “sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự - nhiên”1.
Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận với đúc kết đời sống hiện thực, C.Mác đã làm rõ, lịch sử nhân loại đã trải qua 04 hình thái kinh tế - xã hội2. Đặc biệt, ở xã hội tư bản khi xã hội phát triển, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với đặc trưng là chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, sự thống trị và bóc lột trong quan hệ tổ chức và phân phối, biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, tiến bộ với giai cấp tư sản nắm, củng cố, bảo vệ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời, lạc hậu. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa là phù hợp với quy luật chung như các xã hội trước đây và đưa đến hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |