Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

A) Trình bày đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm. b) Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào? Mối quan hệ giữa chúng? c) Trình bày rõ quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa

a.Trình bày đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm .
b. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào ? Mối quan hệ giữa chúng ?
c. Trình bày rõ quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa .
Giúp mk nha ai trả lời trc mk tik điểm 5 choa

9 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.033
1
1
May mắn ???
21/07/2020 20:25:02
+5đ tặng
a,

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.

 

Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần:

  • Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

  • Tuyến tiêu hóa bao gồm: các tuyến nước bọt ở miệng, tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
May mắn ???
21/07/2020 20:27:10
+4đ tặng
Quá trình tiêu hóa ở người diễn ra hàng ngày bao gồm nhiều bước. Mỗi bước có đặc điểm riêng, kết hợp chặt chẽ với nhau để hấp thu chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Đó là :
  • Miệng:

Đây là phần đầu tiêu của ống tiêu hóa, chứa đựng nhiều cơ quan có chức năng quan trọng về tiêu hóa và phát âm như răng, lưỡi, tuyến nước bọt.

 

Miệng thực hiện các hoạt động đầu tiên của hệ tiêu hóa, đó là nhai và nuốt thức ăn.

 

  • Họng (Hầu)

Họng là điểm đến tiếp theo của thức ăn, từ đây thức ăn di chuyển đến thực quản.

 

  • Thực quản

Thực quản là một ống cơ nối hầu với dạ dày. Thực quản có chiều dài khoảng 25 - 30cm, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau. Trong trường hợp đang nuốt thức ăn thì thực quản có hình ống.

 

Bộ phận này tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Ở cổ thì thực quản nằm ở phía sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.

 

Thực quản có chức năng chính là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thực quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Tiếp theo là các cơ ở miệng thực quản sẽ giãn ra để đón nhận lượng thức ăn này.

 

Đối với những thức ăn lỏng dễ tiêu hóa thì tự rơi xuống dạ dày. Còn những chất đặc hơn, khó tiêu hóa hơn thì sẽ được di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn.

 

  • Dạ dày

Dạ dày (còn gọi là bao tử) là đoạn phình ra của ống tiêu hóa giống hình chữ J, một tạng trong phúc mạc nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị. Có chức năng dự trữ, nghiền thức ăn thấm dịch vị nhờ sự co bóp cơ trơn và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa dịch vị với độ PH phù hợp ở lớp niêm mạc.

 

Dạ dày liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng được cấu tạo bởi lớp cơ chắc chắn và liên kết chặt chẽ nên có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4,6- 5,5 lít nước.

 

Cấu tạo của dạ dày gồm: Tâm vị, Đáy vị, Thân vị, Môn vị, Thành trước dạ dày, Thành sau dạ dày, Bờ cong vị bé, Bờ cong vị lớn.

 

Dạ dày có 2 chức năng chính, đó là co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

 

 

 

 

 

  • Ruột non

Ruột non dài khoảng 5-9m, trung bình 6.5m, là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn vị của dạ dày đến góc tá- hỗng tràng. Ruột non gồm ba phần là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.

 

  • Tá tràng:

+ Tá tràng nằm ở vị trí tiếp giáp giữa dạ dày và ruột non. Cụ thể, tá tràng bắt đầu từ môn vị của dạ dày tới góc tá tràng – hỗng tràng. Nói cách khác, tá tràng là đoạn ruột đầu của ruột non.

 

+ Chức năng của tá tràng là trung chuyển thức ăn giữa dạ dày và ruột non. Ngoài ra, bộ phận này còn làm nhiệm vụ trung hòa acid của dịch mật và tụy trước khi nó xuống hỗng tràng và hồi tràng của ruột non.

 

  • Hỗng tràng và hồi tràng:

Hỗng tràng và hồi tràng dài khoảng 6-7m, 4/5 đoạn ở trên gọi là hỗng tràng, ranh giới hai phần không rõ ràng. Chúng uốn thành 14-16 quai hình chữ U bắt đầu từ nơi hỗng tràng liên tiếp với phần trên của tá tràng và tận hết ở chỗ hồi tràng đổ vào manh tràng. Ở trên, các quai chữ U nằm ngang, ở dưới các quai thường nằm dọc. Hỗng tràng và hồi tràng được treo vào thành lưng bởi mạc treo ruột non.

 

  • Đại tràng:

Đại tràng hay còn gọi là ruột già. Đây là phần gần cuối trong hệ thống tiêu hóa, gắn liền với phần cuối cùng của hệ tiêu hóa là ống hậu môn.

 

Chức năng của đại tràng:

+ Tiêu hóa thức ăn

Dạ dày, ruột non và ruột già đều làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, xét về cấp độ thì dạ dày ở cấp độ 1 – tiêu hóa thức ăn ban đầu. Ruột non ở cấp độ 2 và giữ vai trò chủ yếu. Ruột già thuộc cấp độ 3 với nhiệm vụ đảm bảo chắc chắn rằng thức ăn đã được tiêu hóa hết.

 

Ruột già sẽ xử lý một số chất xơ, đạm và mỡ mà dạ dày và ruột non không xử lý được hết. Điểm đặc biệt là ruột già không có các enzyme tiêu hóa thức ăn mà xử lý các chất này nhờ vào hệ vi khuẩn phong phú sống trong ruột già.

 

+ Hấp thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất

 

Các thức ăn sau khi đã được hấp thu từ ruột non, sẽ được đổ xuống ruột già và hấp thụ lại dinh dưỡng thêm một lần nữa. Ngoài ra, ruột già còn là nơi hấp thụ muối khoáng và các nguyên tố khác. Các chất này sẽ được đưa vào máu, cùng với dinh dưỡng mà ruột non hấp thụ để nuôi sống cơ thể.

 

+ Hấp thụ nước, đóng khuôn chất bã

 

Đại tràng chia làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ruột non thông với ruột già tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Giữa ruột non và ruột già có van hồi manh tràng giữ cho các chất trong ruột già không chảy ngược lại lên ruột non.

 

  • Manh tràng

Hình dạng giống một chiếc túi hình tròn, vị trí của nó nằm ở ngay phía dưới của hỗng tràng được đổ vào bên trong ruột già. Manh tràng được liên kết với ruột thừa – di tích còn sót lại của quá trình tiến hóa ở con người và vượn người. Trong ruột thừa có chứa các tế bào lympho B và lympho T là những tế bào đặc biệt có tác dụng tiêu diệt các tế bào lạ và vi khuẩn có hại đối với cơ thể.

 

  • Kết tràng

Là thành phần chính của đại tràng, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và cuối cùng là kết tràng xích-ma.

 

  • Trực tràng

Sau khi uốn cong 2 lần, kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng là một ống thẳng, dài khoảng 15cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể. Gồm 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở của hậu môn trực tràng nằm sau bàng quang ở nam và sau tử cung ở nữ.













:
1
1
May mắn ???
21/07/2020 20:28:56
+3đ tặng
c,Tiêu hóa ở dạ dày:
- Biến đổi lí học: làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
- Biến đổi hóa học: enzim pepsin phân cắt prôtêin thành các chuỗi ngắn.
Tiêu hóa ở ruột non:
- Biến đổi lí học: hòa loãng, phân nhỏ thức ăn.
- Biến đổi hoá học: các enzim tiêu hoá biến đổi:
+ Tinh bột và đường đôi - đường đơn.
+ Prôtêin - axit amin.
+ Lipit - axit béo và glixêrin.
+ Axit nuclêic - các thành phần của nuclêôtit.
Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:
Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt động hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể.
2
0
Coin
07/08/2020 22:47:19
+2đ tặng

a,

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.

 

Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần:

  • Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

  • Tuyến tiêu hóa bao gồm: các tuyến nước bọt ở miệng, tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…

2
0
Coin
07/08/2020 22:48:04
+1đ tặng
Quá trình tiêu hóa ở người diễn ra hàng ngày bao gồm nhiều bước. Mỗi bước có đặc điểm riêng, kết hợp chặt chẽ với nhau để hấp thu chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Đó là :
  • Miệng:

Đây là phần đầu tiêu của ống tiêu hóa, chứa đựng nhiều cơ quan có chức năng quan trọng về tiêu hóa và phát âm như răng, lưỡi, tuyến nước bọt.

 

Miệng thực hiện các hoạt động đầu tiên của hệ tiêu hóa, đó là nhai và nuốt thức ăn.

 

  • Họng (Hầu)

Họng là điểm đến tiếp theo của thức ăn, từ đây thức ăn di chuyển đến thực quản.

 

  • Thực quản

Thực quản là một ống cơ nối hầu với dạ dày. Thực quản có chiều dài khoảng 25 - 30cm, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau. Trong trường hợp đang nuốt thức ăn thì thực quản có hình ống.

 

Bộ phận này tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Ở cổ thì thực quản nằm ở phía sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.

 

Thực quản có chức năng chính là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thực quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Tiếp theo là các cơ ở miệng thực quản sẽ giãn ra để đón nhận lượng thức ăn này.

 

Đối với những thức ăn lỏng dễ tiêu hóa thì tự rơi xuống dạ dày. Còn những chất đặc hơn, khó tiêu hóa hơn thì sẽ được di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn.

 

  •  

2
0
Coin
07/08/2020 22:48:27
  • Dạ dày

Dạ dày (còn gọi là bao tử) là đoạn phình ra của ống tiêu hóa giống hình chữ J, một tạng trong phúc mạc nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị. Có chức năng dự trữ, nghiền thức ăn thấm dịch vị nhờ sự co bóp cơ trơn và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa dịch vị với độ PH phù hợp ở lớp niêm mạc.

 

Dạ dày liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng được cấu tạo bởi lớp cơ chắc chắn và liên kết chặt chẽ nên có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4,6- 5,5 lít nước.

 

Cấu tạo của dạ dày gồm: Tâm vị, Đáy vị, Thân vị, Môn vị, Thành trước dạ dày, Thành sau dạ dày, Bờ cong vị bé, Bờ cong vị lớn.

 

Dạ dày có 2 chức năng chính, đó là co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

 

 

 

 

 

  •  

2
0
Coin
08/08/2020 07:06:37
Tiêu hóa ở dạ dày:
- Biến đổi lí học: làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
- Biến đổi hóa học: enzim pepsin phân cắt prôtêin thành các chuỗi ngắn.

 
2
0
Coin
08/08/2020 07:06:58
Tiêu hóa ở ruột non:
- Biến đổi lí học: hòa loãng, phân nhỏ thức ăn.
- Biến đổi hoá học: các enzim tiêu hoá biến đổi:
+ Tinh bột và đường đôi - đường đơn.
+ Prôtêin - axit amin.
+ Lipit - axit béo và glixêrin.
+ Axit nuclêic - các thành phần của nuclêôtit.
.
2
0
Coin
08/08/2020 07:07:04
Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:
Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt động hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×