Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải pháp giữ gìn tiếng nói của dân tộc? (Nêu 5 giải pháp )

Giải pháp giữ gìn tiếng nói của dân tộc ?(Nêu 5 giải phảp )

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.286
0
0
Dũng
02/08/2020 18:11:15
+5đ tặng
Một giải pháp cơ bản để tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng đi vào chuẩn mực chính là trước khi chờ đợi sự ra đời của Luật ngôn ngữ tiếng Việt, cần có một bộ qui chuẩn tiếng Việt bao gồm các qui tắc thống nhất về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, cách phiên âm các từ nước ngoài... Đây là công cụ hữu ích để người làm báo dựa vào, cũng như  giúp chính độc giả kiểm tra tính chính xác của ngôn ngữ trong báo chí. Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong bài tham luận “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhìn từ khía cạnh pháp lý” đã nhấn mạnh rằng: "Đề xuất xây dựng bộ qui chuẩn chính thức về bảng chữ cái tiếng Việt, qui tắc chính tả còn thiếu hoặc chưa thống nhất về phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp bao gồm cả qui tắc chính tả, từ vựng, ngữ pháp để đảm bảo chuẩn về ngôn ngữ. Và trong hành trình giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học cần tích cực tham gia nghiên cứu định hướng cách sử dụng ngôn ngữ cho công chúng và người làm báo thể hiện được chuẩn mực của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng".


Nhiều giải pháp cụ thể được các đại biểu đóng góp trong hội thảo như cần có các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên; cần có những cơ chế chính sách đủ mạnh để khuyến khích người làm báo có sáng tạo về ngôn ngữ; cũng như có nhắc nhở, xử phạt đối với người coi nhẹ, người vi phạm hoặc người làm hỏng tiếng Việt.


Riêng đối với phương tiện phát thanh và truyền hình, do tính chất đặc thù phải sử dụng giọng nói, việc giữ gìn tính trong sáng của tiếng Việt càng cần phải được chú trọng. Đề cập đến sự khác biệt trong giọng nói vùng miền trên phương tiện phát thanh truyền hình trung ương, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Lợi đã khẳng định cần bảo lưu những đặc điểm địa phương, ví dụ giọng Sài Gòn thường nhật hay phương ngữ Nam Bộ nhưng cũng đồng thời chấp nhận sự biến đổi và hướng đến cách phát âm chuẩn mực, hướng đến ngôn ngữ toàn dân theo giọng Hà Nội "Việc sử dụng các giọng địa phương trước hết, giọng Sài Gòn, Huế hay Đà Nẵng trên sóng phát thanh, truyền hình Trung ương là có thể và cần thiết. Tuy nhiên các giọng địa phương cần được chuẩn hóa theo hướng bảo lưu những đặc điểm của giọng địa phương nhưng thứ hai cần thay đổi một số đặc điểm để phù hợp với ngôn ngữ toàn dân"


Có thể nói, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ nên là nguyện vọng, khuyến nghị, mà cần phải đi vào cuộc sống, tiến tới được luật hóa. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, truyền thông qua cách biểu đạt bằng ngôn ngữ tiếng Việt đã có trách nhiệm góp phần định hướng việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Hàng loạt giải pháp được đưa ra trong Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” chính là những tiền đề, cơ sở nghiên cứu tích cực cho việc gìn giữ tiếng nói của dân tộc một cách hiệu quả và hệ thống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
lhn
04/08/2020 10:26:12
+4đ tặng

Trước hết, chúng ta cần nhận thức rõ, tiếng Việt là tiếng của dân tộc Việt, là tài sản quốc gia, việc sử dụng tiếng Việt gồm cả nói và viết phải theo một hệ thống quy định về chuẩn mực. Việc ban hành quy định về sử dụng tiếng Việt theo chuẩn mực là thuộc về Nhà nước, không cá nhân và tổ chức nào có quyền thay thế những quy định về sử dụng tiếng Việt vốn đã trở thành quy tắc chung cho toàn dân. Đồng thời, việc cải tiến, sáng tạo tiếng Việt trong quá trình sử dụng là điều cần thiết nhưng không được thay đổi hoàn toàn diện mạo của nó, không xáo trộn gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân. Bởi lẽ, việc đưa những quy tắc nói và viết tiếng Việt vào nhân dân, vào từng người không phải là việc dễ dàng thực hiện trong một sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình học tập từ khi con người mới tập nói, tập viết đến khi nói và viết thành thạo. Trong sự cải tiến, sáng tạo tiếng Việt, chúng ta có thể chấp nhận sự cải tiến tiếng Việt để sử dụng cho phù hợp với đặc thù ngành nghề, nhóm ngành nghề. Chẳng hạn như việc sử dụng tiếng Việt không dấu, viết tắt, những kí hiệu gắn với đặc thù các lĩnh vực như công nghệ thông tin, các ngành khoa học... Hiện nay, có tình trạng giới trẻ sử dụng “tiếng lóng” trong tiếng Việt, ngôn ngữ quảng cáo sử dụng không đúng quy cách... ít nhiều đã và đang làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Giữ gìn và làm giàu tiếng Việt là trách nhiệm của toàn dân. Song, dù xã hội, khoa học công nghệ có thay đổi đến đâu, chúng ta phải nhận thức sâu sắc và xác định không được làm méo mó, lai căng tiếng Việt trong quá trình sử dụng. Mỗi người cần ý thức được việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải trên cơ sở nói và viết đúng chuẩn mực về phát âm, chính tả chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. Cần loại bỏ những yếu tố không phù hợp, làm ảnh hưởng đến sự chuẩn mực, trong sáng của tiếng Việt. Mỗi người dân cần nêu cao trách nhiệm giữ gìn và làm giàu tiếng Việt để chúng ta luôn tự hào về tiếng của dân tộc Việt Nam, như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”./.

1
0
Coin
05/08/2020 14:51:59
+3đ tặng
Một giải pháp cơ bản để tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng đi vào chuẩn mực chính là trước khi chờ đợi sự ra đời của Luật ngôn ngữ tiếng Việt, cần có một bộ qui chuẩn tiếng Việt bao gồm các qui tắc thống nhất về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, cách phiên âm các từ nước ngoài... Đây là công cụ hữu ích để người làm báo dựa vào, cũng như  giúp chính độc giả kiểm tra tính chính xác của ngôn ngữ trong báo chí. Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong bài tham luận “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhìn từ khía cạnh pháp lý” đã nhấn mạnh rằng: "Đề xuất xây dựng bộ qui chuẩn chính thức về bảng chữ cái tiếng Việt, qui tắc chính tả còn thiếu hoặc chưa thống nhất về phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp bao gồm cả qui tắc chính tả, từ vựng, ngữ pháp để đảm bảo chuẩn về ngôn ngữ. Và trong hành trình giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học cần tích cực tham gia nghiên cứu định hướng cách sử dụng ngôn ngữ cho công chúng và người làm báo thể hiện được chuẩn mực của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng".


Nhiều giải pháp cụ thể được các đại biểu đóng góp trong hội thảo như cần có các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên; cần có những cơ chế chính sách đủ mạnh để khuyến khích người làm báo có sáng tạo về ngôn ngữ; cũng như có nhắc nhở, xử phạt đối với người coi nhẹ, người vi phạm hoặc người làm hỏng tiếng Việt.


Riêng đối với phương tiện phát thanh và truyền hình, do tính chất đặc thù phải sử dụng giọng nói, việc giữ gìn tính trong sáng của tiếng Việt càng cần phải được chú trọng. Đề cập đến sự khác biệt trong giọng nói vùng miền trên phương tiện phát thanh truyền hình trung ương, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Lợi đã khẳng định cần bảo lưu những đặc điểm địa phương, ví dụ giọng Sài Gòn thường nhật hay phương ngữ Nam Bộ nhưng cũng đồng thời chấp nhận sự biến đổi và hướng đến cách phát âm chuẩn mực, hướng đến ngôn ngữ toàn dân theo giọng Hà Nội "Việc sử dụng các giọng địa phương trước hết, giọng Sài Gòn, Huế hay Đà Nẵng trên sóng phát thanh, truyền hình Trung ương là có thể và cần thiết. Tuy nhiên các giọng địa phương cần được chuẩn hóa theo hướng bảo lưu những đặc điểm của giọng địa phương nhưng thứ hai cần thay đổi một số đặc điểm để phù hợp với ngôn ngữ toàn dân"


Có thể nói, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ nên là nguyện vọng, khuyến nghị, mà cần phải đi vào cuộc sống, tiến tới được luật hóa. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, truyền thông qua cách biểu đạt bằng ngôn ngữ tiếng Việt đã có trách nhiệm góp phần định hướng việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Hàng loạt giải pháp được đưa ra trong Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” chính là những tiền đề, cơ sở nghiên cứu tích cực cho việc gìn giữ tiếng nói của dân tộc một cách hiệu quả và hệ thống.
 
1
0
Coin
05/08/2020 14:54:15
+2đ tặng

Trước hết, chúng ta cần nhận thức rõ, tiếng Việt là tiếng của dân tộc Việt, là tài sản quốc gia, việc sử dụng tiếng Việt gồm cả nói và viết phải theo một hệ thống quy định về chuẩn mực. Việc ban hành quy định về sử dụng tiếng Việt theo chuẩn mực là thuộc về Nhà nước, không cá nhân và tổ chức nào có quyền thay thế những quy định về sử dụng tiếng Việt vốn đã trở thành quy tắc chung cho toàn dân. Đồng thời, việc cải tiến, sáng tạo tiếng Việt trong quá trình sử dụng là điều cần thiết nhưng không được thay đổi hoàn toàn diện mạo của nó, không xáo trộn gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân. Bởi lẽ, việc đưa những quy tắc nói và viết tiếng Việt vào nhân dân, vào từng người không phải là việc dễ dàng thực hiện trong một sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình học tập từ khi con người mới tập nói, tập viết đến khi nói và viết thành thạo. Trong sự cải tiến, sáng tạo tiếng Việt, chúng ta có thể chấp nhận sự cải tiến tiếng Việt để sử dụng cho phù hợp với đặc thù ngành nghề, nhóm ngành nghề. Chẳng hạn như việc sử dụng tiếng Việt không dấu, viết tắt, những kí hiệu gắn với đặc thù các lĩnh vực như công nghệ thông tin, các ngành khoa học... Hiện nay, có tình trạng giới trẻ sử dụng “tiếng lóng” trong tiếng Việt, ngôn ngữ quảng cáo sử dụng không đúng quy cách... ít nhiều đã và đang làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

0
0
Coin
05/08/2020 14:54:52
+1đ tặng
Giữ gìn và làm giàu tiếng Việt là trách nhiệm của toàn dân. Song, dù xã hội, khoa học công nghệ có thay đổi đến đâu, chúng ta phải nhận thức sâu sắc và xác định không được làm méo mó, lai căng tiếng Việt trong quá trình sử dụng. Mỗi người cần ý thức được việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải trên cơ sở nói và viết đúng chuẩn mực về phát âm, chính tả chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. Cần loại bỏ những yếu tố không phù hợp, làm ảnh hưởng đến sự chuẩn mực, trong sáng của tiếng Việt. Mỗi người dân cần nêu cao trách nhiệm giữ gìn và làm giàu tiếng Việt để chúng ta luôn tự hào về tiếng của dân tộc Việt Nam, như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”./

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo