LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của anh/ chị về quan niệm thời gian của Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng. Theo Xuân Diệu, Tràng giang (Huy Cận) là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc

10 trả lời
Hỏi chi tiết
1.368
0
1
Vy
08/08/2020 14:57:16
+5đ tặng

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
...
"Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa..."

          Mở đầu khổ thơ là nỗi hoài xuân của tác giả. Nhịp thơ 3/5 và dấu chấm giữa dòng như một nốt lặng đột ngột thể hiện trạng thái sững sờ, hụt hẫng của nhà thơ khi bắt gặp sự trớ trêu của cuộc sống, nhà thơ yêu đời vì cuộc sống quá đẹp đẽ, niềm yêu đời khiến nhà thơ sung sướng nhưng cũng chính vì niềm yêu ấy mà ông vội vàng bởi nỗi hoài xuân. Niềm sung sướng khi được hưởng thụ những hương sắc của cuộc đời chưa trọn vẹn thì dòng thơ đã đứt lặng giữa chừng bởi nỗi lo âu cuộc đời ngắn ngủi. Với nỗi ám ảnh của một người quá yêu đời, luôn sợ thiếu thời gian cho tình yêu đời, Xuân Diệu "không chờ nắng hạ mới hoài xuân", ông lo lắng nhớ nhung tiếc nuối mùa xuân ngay khi đang ở giữa mùa xuân. Điều đó chứng tỏ ông là người nhạy cảm tinh tế trước những bước chuyển của thời gian.

     Thời gian sẽ chẳng bao giờ ngừng lại, nó luôn chảy mãi. Đứng trước thiên nhiên vô tận, Xuân Diệu còn ý thức được sự hữu hạn của cá nhân, dự cảm lo âu về thời gian và sự ngắn ngủi của tuổi trẻ, mùa xuân của đời người chẳng hai lần thắm lại:

 

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

     Tác giả đã tạo ra giọng tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình với người khác nhưng cũng là sự ngậm ngùi với chính mình. Nhà thơ đã dựng lên mối tương quan đối lập giữa những hình ảnh "non-già", "tới-qua", "còn-chẳng còn", "vẫn tuần hoàn- chẳng hai lần thắm lại" đã tô đậm bi kịch của kiếp người mang tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn không bao giờ sống trọn vẹn được phần khao khát của chính mình. Nhà thơ đã lấy mùa xuân, tuổi trẻ làm thước đo cho cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là khoảng thời gian quý giá nhất nhưng cũng vô cùng ngắn ngủi. Cuộc đời con người và tuổi xuân được đặt trong mối quan hệ với không gian, thời gian mênh mông vĩnh hằng "Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" cho nên lại càng ngắn ngủi, hữu hạn biết bao nhiêu. Với sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc, nhà thơ cảm nhận hơn ai hết một sự thật đáng buồn "Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" cho dù mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn, ngày hôm nay đã khác hôm qua, huống chi năm này với năm khác, nàng xuân thì trường sinh còn tuổi trẻ của mỗi người đều có giới hạn. Khát khao của người nghệ sĩ càng vô cùng lớn lao thì giới hạn của khiếp người càng trở nên ngắn ngủi, chật chội. Người đọc cảm nhận được sự lo lắng vì thấy được cái tàn phai héo úa của mùa xuân và tuổi trẻ ngay trong thời điểm tươi đẹp nhất. Quan niệm đó của nhà thơ xuất phát từ cái nhìn biện chứng về vũ trụ và cuộc đời, nỗi niềm khắc khoải thời gian vẫn thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Tuy nhiên thực tế vẫn là thực tế, vũ trụ vẫn chuyển động như vốn dĩ, thời gian vẫn trôi, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Mỗi khoảnh khắc đều quý giá vô cùng vì đến là đi, không thể lấy lại, không thể lặp lại. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Dũng
08/08/2020 14:57:40
+4đ tặng

câu 1:MB :

_ Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và tác phẩm " Vội vàng"

- Nêu cảm nhận về sự mới mẻ của Xuân Diệu về quan niệm thời gian trong tác phẩm 

TB : 

* Đoạn 2 của bài thơ tác giả thể hiện niềm tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian:

- Nhịp điệu thơ trong đoạn này không sôi nổi, vồ vập như đoạn thơ trên mà chậm hơn, lắng lại những suy tư.

- Đoạn thơ đã thể hiện sự nhạy cảm của nhân vật trữ tình hay cũng chính của nhà thơ Xuân Diệu khi ngay trong sung sướng đã thấy tiếc mùa xuân. Xuân Diệu đã nhìn ra trước bước đi của thời gian.

- Thơ xưa khi nói về sự vận động của thời gian, họ coi thời gian là một chuỗi tuần hoàn bất biến, Nguyễn Du từng viết: "Ngày xuân con én đưa thoi"(Cảnh ngày xuân) hay "Ngày xuân như bóng câu qua cửa sổ". Dẫu vậy, người xưa vẫn ung dung, bình tĩnh vì tin rằng vũ trụ tuần hoàn, xuân đi xuân lại lại.

- Còn Xuân Diệu, "xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ xuân còn non nghĩa là xuân đã già". Đó là lối nói đa nghĩa đầy mới mẻ rằng thời gian luôn chảy trôi, không đứng đợi. 

- Thời gian trôi, mùa xuân đi cũng là lúc tuổi trẻ đã qua. Con người quý nhất là mùa xuân, quý nhất là tuổi trẻ. Mùa xuân trôi, tuổi trẻ trôi => tôi cũng mất => tưởng tượng ra cuộc chia li đầy ắp đất trời.

- Một loạt động từ: "rớm, than, hờn, sợ" như là một sự nhân hóa để thể hiện nỗi buồn tiếc trong tâm hồn con người đã tràn sang vạn vật, thấm vào từng cảnh, từng giác quan của con người. Bởi vậy mà con người và vũ trụ đều buồn thê thiết

- Còn đang trong mùa xuân mà nhà thơ đã hình dung ra sự chia li của vũ trụ, sự rời xa của mùa xuân. Nỗi niềm nuối tiếc đã bật lên thành lời than và qua đó nhà thơ cũng gửi gắm lời nhắn nhủ tới muôn người muôn thế hệ rằng hãy sống hết mình vì tuổi trẻ, thời gian đời người là hữu hạn, một đi không trở lại.

KB :

- Khẳng định lại nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ .

** Bài viết tham khảo

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ Mới. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến một hồn thơ lãng mạn, rạo rực, bâng khuâng. Đó là một tâm hồn luôn thiết tha, gắn bó với cuộc đời.  Khát khao giao cảm ấy đã được kết tinh lại trong bài thơ “Vội vàng”. Đây là một trong những bài thơ mang đậm dấu ấn hồn thơ Xuân Diệu và nhất là cảm nhận của ông về thời gian được thể hiện trong khổ 2 bài thơ.

Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được nhà thơ Xuân Diệu đã đưa ra những phát hiện về sự chảy trôi của thời gian. Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ với cách ngắt nhịp lẻ 3/5 như một sự vỡ lẽ. Bước chân của thời gian cứ thế mà trôi đi qua từng câu chữ

Các trạng thái của thời gian lần lượt được nêu ra. Nhưng đó không phải là khung cảnh nhộn nhịp mà là những trạng thái đối lập “đương tới” – “đương qua” và “còn non” – “sẽ già”. Các trạng thái ấy cũng chính là sự tiếp nối của chúng trong vòng xoay của thời gian.

Thời gian vận động không ngừng, mọi thứ cũng không ngừng đổi thay. Nếu trong văn học trung đại, thời gian là một vòng tròn tuần hoàn không ngừng lặp lại của sinh lão bệnh tử. Vì vậy, con người trung đại tuy ý thức được sự nhỏ bé của mình trước dòng chảy của thời gian nhưng rất ít khi ta thấy họ cất lời than thở vì cuộc sống ngắn ngủi. Như Mãn Giác thiền sư từng viết

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai”

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư)

Nhưng trong thời đại Thơ mới, con người đã ý thức rõ sự hạn hữu của đời người. Thời gian không còn là vòng tròn bất tận mà là một đường thẳng tuyến tính. Trong dòng chảy của thời gian, con người chỉ như một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc. Thời gian vô tận mà đời người hạn hữu. Vì vậy mà đứng trước thời gian con người thường thấy mình nhỏ bé bất lực, chỉ có thể buông xuôi nhìn thời gian qua lẽ tay. Mới khi nào mùa xuân còn tươi đẹp thì mai đây nó sẽ trở nên già cỗi như một quy luật tất yếu

“Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết”

(Hoa nở để mà tàn – Xuân Diệu)

Bước đi của màu xuân cũng là bước đi của thời gian và bước đi của đời người. Phép điệp “nghĩa là” càng nhấn mạnh thêm sự bất ngờ có phần hốt hoảng về dòng chảy của thời gian của cuộc đời. Người ta thường chỉ tiếc mọi thứ khi nó đã qua đi, khi nó chỉ còn là kỷ niệm nhưng Xuân Diệu là tiếc mùa xuân ngay khi nó đang đến, ngay khi ông đang đắm mình trong bức tranh xuân ấy. Đó không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của đời người. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 để thấy Xuân Diệu còn lấy thời gian của đời người để làm thước đo cho thời gian của vũ trụ.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Những câu thơ được nối kết nhau bởi từ “xuân”. Điệp từ “xuân” được lặp lại để nhấn mạnh mùa xuân của đất trời cũng như nhấn mạnh mùa xuân của tuổi trẻ. Đó đều là những gì đẹp nhất của đất trời, của đời người. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, những tưởng thời gian bốn màu xuân hạ thu đông cứ thể mà chảy trôi mặc kệ sự tồn tại của con người, nhưng trong những dòng thơ của Xuân Diệu chúng lại có mối quan hệ gắn kết với nhau.

Thời gian thiên nhiên kết thúc “xuân hết” nhưng kéo theo đó “tôi cũng hết”. Câu thơ vang lên như nhue một tiếng thở dài cùng đất trời. Tuổi trẻ qua đi thì sự tồn tại của “tôi” cũng trở nên vô nghĩa. Bởi tuổi trẻ qua đi, tình yêu không còn thì mọi thứ cũng cứ thế mà trôi đi cùng dòng chảy của thời gian. “Lòng tôi” và “lượng trời” vốn đã là hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn.

Tuy nhiên trong góc nhìn của Xuân Diệu thì cái vốn hữu hạn như đời người lại được mở rộng đến vô cùng “lòng tôi rộng” còn thứ vốn tưởng chừng vô hạn trong thời gian của đất trời lại trở nên nhỏ bé “lượng trời cứ chật”. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 còn cho thấy thời gian đất trời dường cũng đang trêu chọc con người. Mùa xuân của đất trời dù sẽ lặp lại nhưng màu xuân của đời người – tuổi trẻ thì vĩnh viễn không thể quay trở lại. Vì thế dù thời gian có lặp lại thì mọi thứ cũng vô nghĩa bởi lúc đó “tôi” không còn là “tôi” của hôm nay. Như chính Xuân Diệu đã từng nói

“Cái bay không đợi cái trôi

Từ tôi phút ấy sang tôi phút này”

(Đi thuyền – Xuân Diệu)

Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Trời đất cứ thế mà xoay vần nhưng tôi sẽ không vĩnh hằng cùng đất trời. Lúc này, hẹn ước ba sinh hay một cuộc sống chốn thiên đường cũng không thể xoa dịu tâm hồn thi nhân. Bởi lẽ điều ông cần không phải là hạnh phúc ở một kiếp nào khác mà phải là được tận hưởng hương sắc cuộc đời được hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại khi tuổi trẻ đang đến, tình yêu đang xuân sắc.

Thế nhưng, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc sẽ thấy dù biết trước “tôi” sẽ không tồn tại vĩnh viễn để đón nhận thiên nhiên đất trời tươi đẹp nhưng Xuân Diệu không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất chính “cả đất trời”. Xuân Diệu dường như đang tiếc nuối vì không thể tận hưởng hết mọi hương sắc của cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta thấy những dòng thơ này, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ “rộng” – “chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần”, “còn” – “chẳng còn”. Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước thời gian, cuộc đời.

Trước dòng chảy ấy không chỉ Xuân Diệu cảm thấy hối tiếc mà mọi vật cũng mang màu sắc u buồn, đầy mất mát chia ly.

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Tháng năm – thời gian không được cảm nhận qua sự thay đổi biến thiên của vạn vật trôi qua kẽ lá mà được cảm nhận bằng khứu giác “mùi tháng năm”. Khi phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, ta nghe có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ “rớm” ấy. Hóa ra thời gian không vô tình như ta vẫn thường nghĩ mà tháng năm dường như cũng đang tiếc nuối cho chính bản thân mình. Ý thơ ấy gợi ta liên tương đến cảm nhận của Đoàn Phú Tứ

“Màu thời gian không xanh

Màu thời gian tím ngát

Hương thời gian không nồng

Hương thời gian thanh thanh”

(Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ)

Cuộc chia ly báo trước không thể nào thoát khỏi. Không chỉ thời gian mà cả không gian cũng tràn ngập dự cảm chia lìa. Đó là không gian rộng lớn của cả sông núi. Cảnh vật tươi đẹp hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ. Mỗi phút mỗi giây đều trôi đi không níu lại được. Cuộc chia ly mỗi phút mỗi giây vẫn cứ diễn ra như thế. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc thấy rằng từ cảm nhận chung về cả không gian rộng lớn, Xuân Diệu bắt đầu vẽ ra cuộc chia ly của vạn vật một cách cụ thể hơn

“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Vẫn là hình ảnh chim, gió nhưng không còn rộn ràng vui tươi của khúc ca yến anh hay của cành tơ phơ phất mà cũng hòa vào bản nhạc buồn chia ly của sông núi. Cơn gió không reo vui cùng cành lá, đem lời ca niềm vui lan tỏa đến mọi người mà cơn gió ấy chỉ “thì thào trong lá biếc” dường như đang hờn giận điều gì.

Đến tiếng chim không còn gảy khúc tình si mà bỗng dưng lặng im. Hót để mà chi khi cuối cùng vẫn phải nói lời ly biệt. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc phát hiện ra biện pháp nhân hóa đã được sử dụng tinh tế để góp phần tô đậm thêm nỗi buồn vạn vật trước thời khắc biệt ly sắp đến. Mỗi sự vật dường như đang tiễn biệt chính mình, không gian cất lên khúc hát tiễn biệt thời gian. Mọi thứ cứ thế chảy trôi theo quy luật vận hành tự nhiên của nó không sao cưỡng lại được.

Trước bài ca ly biệt của núi sông, thi nhân cũng cất lên một tiếng thở dài cùng đất trời đầy nuối tiếc.

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa”

Câu thơ như một lời kêu đầy hốt hoảng và bất lực. Hốt hoảng bởi lẽ cuộc sống trần gian ngắn ngủi nhưng hương sắc cuộc đời lại mênh mông khi thi nhân vừa phát hiện một chốn bồng lai nơi hạ giới. Bất lực là bởi trước dòng chảy của thời gian con người lại không thể xoay vần con tạo cứ thế mà bị cuốn trôi đi không sao níu giữ.

Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạng thêm tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta còn thấy thán từ “ôi” xuất hiện như một sự uất nghẹn giữa dòng thơ. Câu thơ vì thế mà càng trở nên da diết hơn. Tuy bàng hoàng hốt hoảng tiếc nuối nhưng Xuân Diệu không buông xuôi. Ông bất lực trước dòng chảy của thời gian nhưng không buông bỏ, ngồi im chờ đợi thời gian trôi. Xuân Diệu đã tìm ra một cách giải quyết.

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

Lời thơ như một  lời giục giã, thúc giục con người hãy đứng lên đừng buồn vì sự chia ly sẽ đến mà lãng quên đi thực tại. Thời gian chảy trôi nhưng hiện tại “mùa chưa ngả chiều hôm” cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, cảnh sắc trần gian vẫn còn đó đầy tươi đẹp quyến rũ lòng người.

Vì vậy, buồn mà chi, thất vọng trước điều không thể thay đổi để làm gì. “Mau đi thôi”, mau cố gắng trân trọng lấy từng phút giây hiện tại để tận hưởng bữa tiệc tươi vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày sẵn trước mắt ta. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được đây chính là một lẽ sống tích cực. Một thanh âm trong trẻo xóa tan đi khúc nhạc u buồn chia ly.

Bằng những nét phác họa thiên nhiên cùng với việc sử dụng từ ngữ khéo léo, Xuân Diệu đã vẽ ra một cuộc chia ly của núi sông. Giọng thơ như phân tách làm hai, nhà thơ đang tự nói với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình mà dường như lời nói ấy cũng hướng ra ngoài.

Trên cái nền chia ly ấy, người ta dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực buồn bã, oán than, căm phẫn, bỏ mặc buông xuôi cuộc đời. Nhưng Xuân Diệu lại không bỏ mặc hay căm phẫn trước cuộc đời. Bởi ông hiểu đó là điều tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, Xuân Diệu không oán than hờn trách nữa ông chấp nhận và cố gắng sống hết mình từng phút giây ngắn ngủi nhưng đầy hương sắc. Vì thế, vội vàng không phải là lối sống tiêu cực mà là một khát khao mãnh liệt sống trọn với cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 người đọc sẽ thấy khát khao sống cháy bỏng của thi nhân

Tóm lại, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc nhận ra tuy thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời nhưng qua đó ta còn bắt gặp một khát khao mạnh mẽ, một tình yêu say đắm mà ông dành cho đời. Lời thơ cũng vì thế là chính là tiếng lòng của Xuân Diệu dành cho người cho đời. Đọc mỗi dòng thơ, ta càng thêm yêu thêm quý những quan niệm sống mới mẻ đầy tích cực được thi sĩ Xuân Diệu truyền tải trong thơ.

1
1
Vy
08/08/2020 14:58:23
+3đ tặng

Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, thiên nhiên xứ Huế mộng mơ. Bức tranh ấy neo đậu trong lòng nhà thơ và neo lại trong lòng người đọc nhiều dư âm.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là bài thơ được ghi sau một bức ảnh được gửi từ người con gái xứ Huế. Khi ấy Hàn Mạc Tử đang ở Quy Nhơn dưỡng bệnh. Nỗi nhớ mong, hoài niệm về con người và thiên nhiên xứ Huế, Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ tuyệt đẹp này.

Thiên nhiên trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" dường như cũng mang nhiều gam màu, nhiều cung bậc lẫn lộn trong chính cảm xúc của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là lời trách móc nhẹ nhàng, tình tứ người "khách xa" sao lâu nay không về Huế chơi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Tứ thơ thật đẹp, thật tinh tế và ẩn chứa nội dung sâu xa. Nỗi nhớ về Huế được tác giả gửi gắm qua lời trách yêu nhẹ nhàng này. Hàn Mạc Tử đã dẫn dụ người đọc khám phá một bức tranh xứ Huế nhiều nét đẹp riêng.

Sau lời trách móc ấy, một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tràn đầy sức sống hiện ra:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Bức tranh thiên nhiên xứ Huế vào buổi sáng ban mai tinh khôi, trong lành. Ánh nắng đầu ngày luôn tinh khô, tràn đầy sức sống nhất. Dường như ánh nắng đang lên cao trên những hàng cau dài thẳng tắp. Từ "nắng" được lặp lại hai lần như nhấn mạnh bầu không khí trong lành nhất ở xứ Huế mộng và thơ. Một khu vườn hiện lên thật xinh xắn và tươi đẹp. "Vườn ai" phiếm chỉ một địa danh cụ thể nào đó nhưng tác giả ẩn ý không nói ra. Màu xanh "như ngọc" của khu vườn khiến cho bức tranh bừng lên sức sống. Không phải xanh non, xanh rì mà là "xanh mướt". Từ "mướt" làm mềm cả câu thơ và khiến cho khung cảnh trở nên hiền dịu và nên thơ hơn.

Đến câu thơ cuối dường như hình ảnh con người mới xuất hiện. Mặt chữ điền là khuôn mặt phú hậu, hiền lành của người con trai. Cây trúc biểu tượng cho chí trí nam chi. Có lẽ có "khách đường xa" nào đã ghé thăm xứ Huế, nhưng chỉ là ghé thăm một cách thầm lặng như vậy.

Qua ngôn ngữ điêu luyện, giọng văn nhẹ nhàng, Hàn Mạc Tử đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế nên thơ nhất. Tuy nhiên sang đến khổ thơ thứ hai thì dường như bức tranh thiên nhiên ở đây đã bắt đầu chuyển màu:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Có một sự chia ly, tan vỡ ở trong hai câu thơ. Mây và gió vốn chung đường nhưng trong thơ Hàn Mạc Tử lại chia lìa đôi ngả. Hình ảnh hoa bắp ven bờ sông hương lay nhẹ rơi rụng xuống mặt nước khiến người đọc liên tưởng đến sự nổi trôi, bấp bênh của một đời người. Thiên nhiên ở đây vẫn đẹp, nhưng đẹp mang nỗi buồn mênh mang và sâu thẳm.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

Xứ Huế với một đêm nên thơ, tràn ngập ánh trăng nhưng dường như tác giả đang thấp thỏm, lo âu điều gì đó. Từ "kịp" khiến cho mạch thơ vỡ ra, vội vàng và gấp gáp hơn. Tác giả đang hỏi ai hay hỏi chính bản thân mình

Và đến khổ thơ cuối thì dường như thiên nhiên đã chuyển sang gam màu khác, mờ ảo, huyền diệu hơn:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ai biết tình ai có đậm đà

Một đêm trăng mờ ảo, sông nước mênh mông khiến tác giả có cảm giác như mọi thứ đang ở trong cõi hư không. Màu trắng bao trùm lấy khổ thơ cuối. Sự mộng mị của cảnh sông nước khiến cho tác giả thấy mình chới với, không có điểm tựa. Câu hỏi cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi da diết và day dứt, nó như một điệp âm cứ thổn thức mãi trong lòng tác giả.

Bức tranh thiên nhiên của xứ Huế có sự chuyển biến qua ba khổ thơ theo hướng hư không, mờ ảo dần. Tuy nhiên người đọc vẫn nhận ra được sức sống tràn trề, nét đẹp tinh khôi của một bức tranh thiên nhiên ở Huế.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh về xứ Huế vừa tươi đẹp, vừa mộng mơ, vừa huyền ảo khiến người đọc có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

1
0
Dũng
08/08/2020 14:58:33
+2đ tặng

A, MB

- giới thiệu tác giả Huy Cận: là một nhà thơ lớn trong nền thơ mới Việt Nam sau Cách mạng. Trước CM, thơ ông chủ yếu là những tác phẩm thơ buồn, sâu lắng suy ngẫm về cuộc đời nhân thế. Sau cách mạng, thơ ông tươi vui và tràn ngập hào khí xây dựng đất nước hơn.

- giới thiệu bài thơ Tràng Giang: hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung.

Bài thơ được in trong tập“Lửa thiêng" vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước

- giới thiệu ý kiến của Xuân Diệu "Tràng giang là bài thơ "ca hát" non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc"

- Theo em, đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác và đúng đắn về bài thơ Tràng giang. 

B, TB: 

1, Phân tích khổ 1:

- Khổ 1 đã vẽ ra cảnh sông nước mênh mông bất tận

- Ngay câu đầu bài thơ đã gợi ra một nỗi buồn buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp"

- Tác giả nhìn theo những con sóng và nỗi buồn trùng trùng điệp điệp dường như bủa vậy toàn bộ tầm nhìn của tác giả.

- "Con thuyền xuôi mái nước song song": Con thuyền thường tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định. Hình ảnh thơ cho thấy con thuyền buông mái chèo xuôi dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ như hai đường thẳng song song mà chẳng hề gắn bó

- "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" gợi hình ảnh của sự chia ly. Con thuyền nhỏ bé mang theo nỗi buồn lênh đênh như đứng trước muôn dòng sông không biết rẽ vào đâu

- Câu thơ cuối "Củi một cành khô lạc mấy dòng" gợi ra sự cô đơn, lạc lõng, nhỏ nhoi của con người. Hình ảnh một cành củi khô càng làm tăng thêm sự nhỏ bé của đời người cũng như không gian buồn thẳm.

2, Phân tích khổ 2:

Khô thơ thứ 2 tiếp tục gợi ra khung cảnh thiên nhiên đìu hiu, vắng vẻ:

- Hình ảnh của cồn cát nhỏ bé, lơ thơ, vắng vẻ, lại thêm ngọn gió đìu hiu, càng thêm vắng vẻ buồn bã hơn bao giờ hết. Không gian hiu quạnh, đượm buồn. Thi thoảng, tác giả nghe được những tiếng làng xa vãn chợ chiều. Cảnh chợ chiều vẫn luôn gây ấn tượng bằng sự buồn thương, vắng vẻ vì sự tấp nập tan biến đi.

- Hình ảnh thơ sáng tạo"Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót". Người đọc cảm tưởng được không gian dường như đang mở rộng ra thêm về cả 4 chiều: cao, dài, sâu, rộng; thiên nhiên toàn cảnh như đang chuyển động mở rộng ra thêm và có sự chia lìa giữa đất và trời. Những tia nắng chiếu xuống và bầu trời xanh dường như càng cao hơn, phản chiếu xuống lòng sông phẳng lặng và tạo được cảm giác "sâu chót vót" cho nhà thơ. Cách kết hợp giữa "sâu" và "chót vót" vô cùng độc lạ và gợi được sự liên tưởng đa chiều nằm trên cùng một trục không gian: xuống và lên, sâu và cao. "Sâu chót vót" vừa diễn tả được độ sâu thăm thẳm của dòng sông, lại vừa gợi ra được bầu trời cao chót vót. Hai chiều sâu và cao ấy đã tạo ra một không gian nhiều chiều, trải rộng và mở mãi ra về phía vô cùng, vô tận.

- Tuy nhiên, câu thơ cuối có sự tương phản giữa hình ảnh "sông dài, biển rộng" và "bến cô liêu". Dường như đứng trước thiên nhiên rộng lớn, con người chỉ có 1 mình, tạo nên sự buồn lặng của tâm trạng nhà thơ.

3. Phân tích khổ 3:

- Khổ 3: đã gợi ra hình ảnh của một kiếp người nhỏ bé giữa dòng đời chênh vênh, tấp nập

+ Hình ảnh "bèo dạt": số phận, cuộc đời lênh đênh, vô định

+ Mênh mông, không một chuyến đò ngang, không cầu, lặng lẽ..tiếp: là những chi tiết gợi ra sự mênh mông đến rợn ngợp cũng như sự thiếu hơi ấm của sự kết nối giữa người với người

4, Phân tích khổ 4:

- Khổ 4: những tâm sự của tác giả trước sự bao la, rợn ngợp của đất trời:

+ "Lớp lớp, đùn": là những từ gợi ra hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao của thiên nhiên

+ Hình ảnh cánh chim bé nhỏ gợi ra sự cô đơn, bé nhỏ của con người đối lập với hình ảnh kỳ vĩ của thiên nhiên.

+  Sự độc đáo trong bài Tràng giang còn được thể hiện ở cách dùng từ láy "dợn dợn". Từ láy độc đáo này kết hợp với "vời con nước đã gợi ra một nỗi niềm bâng khuâng, khó tả của nhà thơ. Đứng trước thiên nhiên rộng lớn, tâm trạng của nhà thơ dường như bâng khuâng và cô đơn, nhớ quê hương đến nao lòng.

+ Nỗi niềm nhớ quê hương, sự cô đơn, lặng lẽ của tác giả.

C, KB

Tổng kết lại những gì đã trình bày

BÀI LÀM

Huy Cận là một nhà thơ lớn trong nền thơ mới Việt Nam sau Cách Mạng. Tuy nhiên, trước cách mạng thì bạn đọc bắt gặp một hồn thơ sầu buồn, mang những tâm tư về thời cuộc về nhân thế. Bài thơ “Tràng giang" là tiêu biểu cho phong cách thơ đó của Huy Cận. Bài thơ được in trong tập“Lửa thiêng" vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước

Khổ 1 đã vẽ ra cảnh sông nước mênh mông bất tận. Ngay câu đầu bài thơ đã gợi ra một nỗi buồn buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp". Tác giả nhìn theo những con sóng và nỗi buồn trùng trùng điệp điệp dường như bủa vậy toàn bộ tầm nhìn của tác giả. "Con thuyền xuôi mái nước song song": Con thuyền thường tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định. Hình ảnh thơ cho thấy con thuyền buông mái chèo xuôi dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ như hai đường thẳng song song mà chẳng hề gắn bó. "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" gợi hình ảnh của sự chia ly. Con thuyền nhỏ bé mang theo nỗi buồn lênh đênh như đứng trước muôn dòng sông không biết rẽ vào đâu. Câu thơ cuối "Củi một cành khô lạc mấy dòng" gợi ra sự cô đơn, lạc lõng, nhỏ nhoi của con người. Hình ảnh một cành củi khô càng làm tăng thêm sự nhỏ bé của đời người cũng như không gian buồn thẳm.

Khô thơ thứ 2 tiếp tục gợi ra khung cảnh thiên nhiên đìu hiu, vắng vẻ. Hình ảnh của cồn cát nhỏ bé, lơ thơ, vắng vẻ, lại thêm ngọn gió đìu hiu, càng thêm vắng vẻ buồn bã hơn bao giờ hết. Không gian hiu quạnh, đượm buồn. Thi thoảng, tác giả nghe được những tiếng làng xa vãn chợ chiều. Cảnh chợ chiều vẫn luôn gây ấn tượng bằng sự buồn thương, vắng vẻ vì sự tấp nập tan biến đi. Hình ảnh thơ sáng tạo"Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót". Người đọc cảm tưởng được không gian dường như đang mở rộng ra thêm về cả 4 chiều: cao, dài, sâu, rộng; thiên nhiên toàn cảnh như đang chuyển động mở rộng ra thêm và có sự chia lìa giữa đất và trời. Những tia nắng chiếu xuống và bầu trời xanh dường như càng cao hơn, phản chiếu xuống lòng sông phẳng lặng và tạo được cảm giác "sâu chót vót" cho nhà thơ. Cách kết hợp giữa "sâu" và "chót vót" vô cùng độc lạ và gợi được sự liên tưởng đa chiều nằm trên cùng một trục không gian: xuống và lên, sâu và cao. "Sâu chót vót" vừa diễn tả được độ sâu thăm thẳm của dòng sông, lại vừa gợi ra được bầu trời cao chót vót. Hai chiều sâu và cao ấy đã tạo ra một không gian nhiều chiều, trải rộng và mở mãi ra về phía vô cùng, vô tận. Tuy nhiên, câu thơ cuối có sự tương phản giữa hình ảnh "sông dài, biển rộng" và "bến cô liêu". Dường như đứng trước thiên nhiên rộng lớn, con người chỉ có 1 mình, tạo nên sự buồn lặng của tâm trạng nhà thơ.

Người đọc có thể thấy được bức tranh thiên nhiên cùng nỗi sầu buồn được gửi gắn được thể hiện trong hai khổ thơ cuối của bài thơ. Khổ thơ thứ 3 đã gợi ra hình ảnh một kiếp người nhỏ bé, vô định, chênh vênh trước dòng đời vội vã tấp nập của tác giả. 

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Hình ảnh “bèo dạt” như gợi bão tố của cuộc đời đang xô đẩy số phận một con người nhỏ bé như miếng bèo. Điệp từ “không"nhấn mạnh sự trống vắng, thiếu hụt, mất mát trong lòng tác giả. Dòng sông là bức tường ngăn cách, phương tiện đi qua nó là: đò, cầu nên làm con người càng trống trải, lẻ loi, cô đơn. Dường như, giá trị sống của con người đang bị biến mất. Hình ảnh bờ xanh, bãi vàng vốn dĩ đứng cạnh nhau mà giờ đây cũng xa cách. Lặng lẽ là từ chỉ hoạt động âm thầm, kín đáo, riêng lẻ, pha chút cô đơn. Tác giả đã gợi ra bức tranh cảnh vật hoang vắng mà mênh mông như nuốt chửng hơi ấm con người.

Từ đây, khổ thơ thứ 4 đã gợi ra được cả một bầu tâm sự của tác giả:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vờn con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Hình ảnh mây cao, núi bạc kì vĩ to lớn. Nhà thơ đã lựa chọn sử dụng những hình ảnh lớn lao, kì vĩ. Từ đùn là từ độc đáo thể hiện được sự chuyển động từ bên trong đẩy ra bên ngoài: từng lớp mây trắng cứ bung nở, tỏa ra thành một núi bạc. Lớp lớp là nhiều, chồng lên nhau, không có điểm kết thúc. Hình ảnh mây trắng hết lớp này đến lớp khác như một cây bút bông nở lên trên trời cao. Mây trông như những ngọn núi bạc. Hình ảnh cánh chim là hình ảnh ước lệ trong thơ cổ, lấy cánh chim để diễn tả sự cô đơn nhỏ bé của vạn vật con người. Và cánh chim nhỏ lại nghiêng đi, không chịu được sức nặng của bóng chiều đang xa xuống. Sự đối lập giữa cảnh bầu trời cao rộng hùng vĩ ở câu trên và cánh chim nhỏ bé ở câu dưới. Sự độc đáo trong bài Tràng giang còn được thể hiện ở cách dùng từ láy "dợn dợn". Từ láy độc đáo này kết hợp với "vời con nước đã gợi ra một nỗi niềm bâng khuâng, khó tả của nhà thơ. Đứng trước thiên nhiên rộng lớn, tâm trạng của nhà thơ dường như bâng khuâng và cô đơn, nhớ quê hương đến nao lòng.Câu thơ cuối cùng “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" chính là tâm sự nhớ quê hương mà tác giả gửi gắm. Nỗi nhớ dường như luôn thường trực ở trong tâm hồn thi sĩ. Hơn nữa, người đọc nhận ra được sự cô độc của tác giả, tâm trạng thầm kín, thể hiện tình yêu nước của nhà thơ.

“Tràng giang” là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn vì mang tâm sự con người, đặc biệt hai khổ thơ cuối thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ. Tình yêu ấy mang tâm sự thầm kín của tác giả, phải chăng đó là tình yêu đối với giang sơn, đất nước như Xuân Diệu nhận xét?

0
1
Vy
08/08/2020 14:59:30
+1đ tặng
Vẻ đẹp của bài thơ Từ ấy đến từ vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sỹ như Tố Hữu giác ngộ và đi theo con đường cách mạng của Đảng để hướng tới một nền hòa bình của dân tộc. Thật vậy, tư tưởng cao đẹp đó của Tố Hữu đã làm nên vẻ đẹp về giá trị tư tưởng cho bài thơ. Đầu tiên, người đọc có thể thấy đó là vẻ đẹp tâm hồn của một người thanh niên giác ngộ và tin theo con đường độc lập tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" là hình ảnh tuyệt đẹp cho thấy sự giác ngộ của người thanh niên khi tin theo, làm theo những chân lý và lời dạy của Đảng. Ánh sáng của Đảng soi chiếu con đường của những người thanh niên sẽ đi, góp phần làm nên độc lập tự do của đất nước. Tâm hồn của người thiếu niên trẻ được soi sáng và trở nên rộn rã, vui tươi cũng như thúc giục họ trước những thử thách và gian khổ của đất nước vẫn còn phía trước. Thứ hai, vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên còn được thể hiện ở việc anh ý thức được trách nhiệm cá nhân với số mệnh của đất nước, dân tộc. "Để tình trang trải khắp trăm nơi. Để hồn tôi với bao hồn khổ. Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Vì sự ý thức của một người giác ngộ chân lý của Đảng nên người chiến sỹ ấy hiểu được trách nhiệm cần làm sắp tới của mình đó là giành được độc lập tự do, giúp nhân dân thoát khỏi ách thống trị của thực dân. Cuối cùng, vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên còn được thể hiện ở việc anh gắn mình vào gia đình chung. Những con người cùng sống và chiến đấu, coi nhau là gia đình, là anh em. Tóm lại, vẻ đẹp của bài thơ đến từ vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng và vẻ đẹp ấy tựa như "bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn" đang rực cháy.
1
0
Dũng
08/08/2020 14:59:46

Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, thiên nhiên xứ Huế mộng mơ. Bức tranh ấy neo đậu trong lòng nhà thơ và neo lại trong lòng người đọc nhiều dư âm.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là bài thơ được ghi sau một bức ảnh được gửi từ người con gái xứ Huế. Khi ấy Hàn Mạc Tử đang ở Quy Nhơn dưỡng bệnh. Nỗi nhớ mong, hoài niệm về con người và thiên nhiên xứ Huế, Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ tuyệt đẹp này.

Thiên nhiên trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" dường như cũng mang nhiều gam màu, nhiều cung bậc lẫn lộn trong chính cảm xúc của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là lời trách móc nhẹ nhàng, tình tứ người "khách xa" sao lâu nay không về Huế chơi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Tứ thơ thật đẹp, thật tinh tế và ẩn chứa nội dung sâu xa. Nỗi nhớ về Huế được tác giả gửi gắm qua lời trách yêu nhẹ nhàng này. Hàn Mạc Tử đã dẫn dụ người đọc khám phá một bức tranh xứ Huế nhiều nét đẹp riêng.

Sau lời trách móc ấy, một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tràn đầy sức sống hiện ra:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Bức tranh thiên nhiên xứ Huế vào buổi sáng ban mai tinh khôi, trong lành. Ánh nắng đầu ngày luôn tinh khô, tràn đầy sức sống nhất. Dường như ánh nắng đang lên cao trên những hàng cau dài thẳng tắp. Từ "nắng" được lặp lại hai lần như nhấn mạnh bầu không khí trong lành nhất ở xứ Huế mộng và thơ. Một khu vườn hiện lên thật xinh xắn và tươi đẹp. "Vườn ai" phiếm chỉ một địa danh cụ thể nào đó nhưng tác giả ẩn ý không nói ra. Màu xanh "như ngọc" của khu vườn khiến cho bức tranh bừng lên sức sống. Không phải xanh non, xanh rì mà là "xanh mướt". Từ "mướt" làm mềm cả câu thơ và khiến cho khung cảnh trở nên hiền dịu và nên thơ hơn.

Đến câu thơ cuối dường như hình ảnh con người mới xuất hiện. Mặt chữ điền là khuôn mặt phú hậu, hiền lành của người con trai. Cây trúc biểu tượng cho chí trí nam chi. Có lẽ có "khách đường xa" nào đã ghé thăm xứ Huế, nhưng chỉ là ghé thăm một cách thầm lặng như vậy.

Qua ngôn ngữ điêu luyện, giọng văn nhẹ nhàng, Hàn Mạc Tử đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế nên thơ nhất. Tuy nhiên sang đến khổ thơ thứ hai thì dường như bức tranh thiên nhiên ở đây đã bắt đầu chuyển màu:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Có một sự chia ly, tan vỡ ở trong hai câu thơ. Mây và gió vốn chung đường nhưng trong thơ Hàn Mạc Tử lại chia lìa đôi ngả. Hình ảnh hoa bắp ven bờ sông hương lay nhẹ rơi rụng xuống mặt nước khiến người đọc liên tưởng đến sự nổi trôi, bấp bênh của một đời người. Thiên nhiên ở đây vẫn đẹp, nhưng đẹp mang nỗi buồn mênh mang và sâu thẳm.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

Xứ Huế với một đêm nên thơ, tràn ngập ánh trăng nhưng dường như tác giả đang thấp thỏm, lo âu điều gì đó. Từ "kịp" khiến cho mạch thơ vỡ ra, vội vàng và gấp gáp hơn. Tác giả đang hỏi ai hay hỏi chính bản thân mình

Và đến khổ thơ cuối thì dường như thiên nhiên đã chuyển sang gam màu khác, mờ ảo, huyền diệu hơn:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ai biết tình ai có đậm đà

Một đêm trăng mờ ảo, sông nước mênh mông khiến tác giả có cảm giác như mọi thứ đang ở trong cõi hư không. Màu trắng bao trùm lấy khổ thơ cuối. Sự mộng mị của cảnh sông nước khiến cho tác giả thấy mình chới với, không có điểm tựa. Câu hỏi cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi da diết và day dứt, nó như một điệp âm cứ thổn thức mãi trong lòng tác giả.

Bức tranh thiên nhiên của xứ Huế có sự chuyển biến qua ba khổ thơ theo hướng hư không, mờ ảo dần. Tuy nhiên người đọc vẫn nhận ra được sức sống tràn trề, nét đẹp tinh khôi của một bức tranh thiên nhiên ở Huế.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh về xứ Huế vừa tươi đẹp, vừa mộng mơ, vừa huyền ảo khiến người đọc có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

1
0
Dũng
08/08/2020 15:00:46
Vẻ đẹp của bài thơ Từ ấy đến từ vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sỹ như Tố Hữu giác ngộ và đi theo con đường cách mạng của Đảng để hướng tới một nền hòa bình của dân tộc. Thật vậy, tư tưởng cao đẹp đó của Tố Hữu đã làm nên vẻ đẹp về giá trị tư tưởng cho bài thơ. Đầu tiên, người đọc có thể thấy đó là vẻ đẹp tâm hồn của một người thanh niên giác ngộ và tin theo con đường độc lập tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" là hình ảnh tuyệt đẹp cho thấy sự giác ngộ của người thanh niên khi tin theo, làm theo những chân lý và lời dạy của Đảng. Ánh sáng của Đảng soi chiếu con đường của những người thanh niên sẽ đi, góp phần làm nên độc lập tự do của đất nước. Tâm hồn của người thiếu niên trẻ được soi sáng và trở nên rộn rã, vui tươi cũng như thúc giục họ trước những thử thách và gian khổ của đất nước vẫn còn phía trước. Thứ hai, vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên còn được thể hiện ở việc anh ý thức được trách nhiệm cá nhân với số mệnh của đất nước, dân tộc. "Để tình trang trải khắp trăm nơi. Để hồn tôi với bao hồn khổ. Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Vì sự ý thức của một người giác ngộ chân lý của Đảng nên người chiến sỹ ấy hiểu được trách nhiệm cần làm sắp tới của mình đó là giành được độc lập tự do, giúp nhân dân thoát khỏi ách thống trị của thực dân. Cuối cùng, vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên còn được thể hiện ở việc anh gắn mình vào gia đình chung. Những con người cùng sống và chiến đấu, coi nhau là gia đình, là anh em. Tóm lại, vẻ đẹp của bài thơ đến từ vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng và vẻ đẹp ấy tựa như "bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn" đang rực cháy.
0
0
Nguyễn Như➽
08/08/2020 15:02:22
vẻ đẹp của bài thơ Từ ấy đến từ vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sỹ như Tố Hữu giác ngộ và đi theo con đường cách mạng của Đảng để hướng tới một nền hòa bình của dân tộc. Thật vậy, tư tưởng cao đẹp đó của Tố Hữu đã làm nên vẻ đẹp về giá trị tư tưởng cho bài thơ. Đầu tiên, người đọc có thể thấy đó là vẻ đẹp tâm hồn của một người thanh niên giác ngộ và tin theo con đường độc lập tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" là hình ảnh tuyệt đẹp cho thấy sự giác ngộ của người thanh niên khi tin theo, làm theo những chân lý và lời dạy của Đảng. Ánh sáng của Đảng soi chiếu con đường của những người thanh niên sẽ đi, góp phần làm nên độc lập tự do của đất nước. Tâm hồn của người thiếu niên trẻ được soi sáng và trở nên rộn rã, vui tươi cũng như thúc giục họ trước những thử thách và gian khổ của đất nước vẫn còn phía trước. Thứ hai, vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên còn được thể hiện ở việc anh ý thức được trách nhiệm cá nhân với số mệnh của đất nước, dân tộc. "Để tình trang trải khắp trăm nơi. Để hồn tôi với bao hồn khổ. Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Vì sự ý thức của một người giác ngộ chân lý của Đảng nên người chiến sỹ ấy hiểu được trách nhiệm cần làm sắp tới của mình đó là giành được độc lập tự do, giúp nhân dân thoát khỏi ách thống trị của thực dân. Cuối cùng, vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên còn được thể hiện ở việc anh gắn mình vào gia đình chung. Những con người cùng sống và chiến đấu, coi nhau là gia đình, là anh em. Tóm lại, vẻ đẹp của bài thơ đến từ vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng và vẻ đẹp ấy tựa như "bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn" đang rực cháy.
1
0
Hoa Anh Đào
08/08/2020 15:08:24
Quan niệm của người xưa, thời gian là tuần hoàn, xuân đi rồi xuân lại đến. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh lại lấy vũ trụ làm thước đo của thời gian. Từ quan niệm ấy người xưa có một lối sống an nhiên thuận theo lẽ tự nhiên và nhận thức rằng cái chết chưa hẳn dã là hư vô.
       ở đầu khổ thơ là nỗi hoài xuân của tác giả. Nhà thơ yêu đời vì cuộc sống quá đẹp đẽ, niềm yêu đời khiến nhà thơ sung sướng nhưng cũng chính vì niềm yêu ấy mà ông vội vàng bởi nỗi hoài xuân. Niềm sung sướng khi được hưởng thụ những hương sắc của cuộc đời chưa trọn vẹn thì dòng thơ đã đứt lặng giữa chừng bởi nỗi lo âu cuộc đời ngắn ngủi. Với nỗi ám ảnh của một người quá yêu đời, luôn sợ thiếu thời gian cho tình yêu đời, Xuân Diệu "không chờ nắng hạ mới hoài xuân", ông lo lắng nhớ nhung tiếc nuối mùa xuân ngay khi đang ở giữa mùa xuân. Điều đó chứng tỏ ông là người nhạy cảm tinh tế trước những bước chuyển của thời gian.
     Thời gian sẽ chẳng bao giờ ngừng lại, nó luôn chảy mãi. Đứng trước thiên nhiên vô tận, Xuân Diệu còn ý thức được sự hữu hạn của cá nhân, dự cảm lo âu về thời gian và sự ngắn ngủi của tuổi trẻ, mùa xuân của đời người chẳng hai lần thắm lại:
    Tác giả đã tạo ra giọng tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình với người khác nhưng cũng là sự ngậm ngùi với chính mình. Nhà thơ đã dựng lên mối tương quan đối lập giữa những hình ảnh "non-già", "tới-qua", "còn-chẳng còn", "vẫn tuần hoàn- chẳng hai lần thắm lại" đã tô đậm bi kịch của kiếp người mang tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn không bao giờ sống trọn vẹn được phần khao khát của chính mình. Tuổi trẻ là khoảng thời gian quý giá nhất nhưng cũng vô cùng ngắn ngủi. Cuộc đời con người và tuổi xuân được đặt trong mối quan hệ với không gian, thời gian mênh mông vĩnh hằng "Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" cho nên lại càng ngắn ngủi, hữu hạn biết bao nhiêu. Với sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc, nhà thơ cảm nhận hơn ai hết một sự thật đáng buồn "Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" cho dù mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn, ngày hôm nay đã khác hôm qua, huống chi năm này với năm khác, nàng xuân thì trường sinh còn tuổi trẻ của mỗi người đều có giới hạn. Khát khao của người nghệ sĩ càng vô cùng lớn lao thì giới hạn của khiếp người càng trở nên ngắn ngủi, chật chội. Người đọc cảm nhận được sự lo lắng vì thấy được cái tàn phai héo úa của mùa xuân và tuổi trẻ ngay trong thời điểm tươi đẹp nhất. Quan niệm đó của nhà thơ xuất phát từ cái nhìn biện chứng về vũ trụ và cuộc đời, nỗi niềm khắc khoải thời gian vẫn thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Tuy nhiên thực tế vẫn là thực tế, vũ trụ vẫn chuyển động như vốn dĩ, thời gian vẫn trôi, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Mỗi khoảnh khắc đều quý giá vô cùng vì đến là đi, không thể lấy lại, không thể lặp lại. 
0
0
Vy
08/08/2020 15:24:08
Tràng Giang là bài thơ ca hát non sông đất nướcdọn đường cho tình yêu giang sơn Tổ Quốc"-Xuân Diệu. Lời đề tự “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”,  cảm hứng chủ đạo của Huy Cận trong bài thơ “Tràng giang” đã khắc chạm vào thời gian và hồn người hơn nửa thế kỷ qua.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư