Trong những khảo sát gần đây xoay quanh vấn đề giao tiếp cho thấy phần đông mọi người thích nói hơn nghe, trong đó người thật sự biết nghe lại càng ít. Và vấn đề ở đây là “thích nói không thích nghe”-một nhược điểm nhân tính của con người1. Con người vốn có bản chất tâm lý rất kỳ lạ, thích làm người thông minh nhưng không thích làm bạn với người thông minh, họ thích tiếp cận với những người biết quan tâm, gần gũi, thân thiết nhưng lại không biết cách tạo ra chúng trong cuộc sống thường ngày từ những thứ đơn giản nhất là biết lắng nghe người khác. Chính vì thế mà biết lắng nghe là điều rất quan trọng trong giao tiếp cũng như là cuộc sống thường ngày.
II. NỘI DUNG.
1. Lắng nghe là gì?
- Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi cả 2 kỹ năng: nói và lắng nghe
- Nghe là một phản xạ tự nhiên của con người nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng.
2. Mục đích của việc lắng nghe.
- Nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt.
- Tạo sự liên kết giữa người với người, đó là liên kết về xúc cảm. Lúc này sự lắng nghe lại có thêm những mục đích mới tích cực về cảm xúc hơn như:
+ tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
+ chia sẻ sự cảm thông với người khác.
+ khám phá ra những tính cách mới mẻ của người đã quen biết.
* Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau đó những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng. Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm được thông tin, khả năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải quyết được vấn đề.
3. Vì sao phải học cách lắng nghe?
3.1. Hậu quả của việc không biết lắng nghe.
+ Nhiều doanh nghiệp thua lỗ hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm chỉ vì truyền thông giao tiếp bị lệch lạc, bắt nguồn từ thất bại không biết lắng nghe và không hiểu được nhu cầu của khách hàng.
+ Sinh viên không hiểu bài hoặc không nắm vững vấn đề của bài giảng
+ Nhân viên không nắm vững chủ trương chính sách của cơ quan; cấp quản trị lãnh đạo cơ quan không thành công.
+….
è phần lớn chỉ vì không biết lắng nghe.
3.2. Đòi hỏi từ cuộc sống thực tế.
+Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng người ta lắng nghe nội dung chỉ được 25% hoặc ít hơn, hầu hết mọi người thích nói hơn là nghe à khi bị hỏi về những điều vừa nghe thì câu trả lời nhận được rất lộn xộn, không đúng với nội dung.
+ Sự "thao thao bất tuyệt" trong cuộc trò chuyệnà sự nhàm chám với người đối diện trong giao tiếp.
è Lắng nghe giúp giao tiếp tốt hơn,
4. Làm thế nào để lắng nghe tốt?
Đôi khi bạn vẫn có thể lắng nghe trong lúc mắt đang lảng vảng ở những nơi khác, hoặc vừa nghe vừa làm một việc khác như ăn, uống,…chẳng hạn. Tuy nhiên, chính những biểu hiện này sẽ phá hỏng mối quan hệ tốt đẹp và biến bạn thành một người kém giao tiếp trong mắt của bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng,…Vì thế, để lắng nghe tốt, bạn nên lưu ý những lời khuyên sau:
• Giao tiếp bằng mắt, nhìn thẳng vào mắt người nói: đây là cử chỉ thể hiện sự tôn trọng họ.
• Không nên cắt ngang hoặc cướp lời người nói.
• Ngồi yên lắng nghe.
• Gật đầu khi đồng ý.
• Hoàn toàn chú tâm vào câu chuyện, vấn đề đang nghe.
• Lặp lại thông tin và đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của bạn khi người nói đã trình bày xong.
* Một người biết cách lắng nghe là khi người ấy chú tâm vào vấn đề đang được nghe, dù đó là chuyện quan trọng hay không. Hãy thể hiện sự quan tâm không chỉ bằng lời nói mà còn bằng điệu bộ và cử chỉ.
5. Biết cách lắng nghe sẽ tạo cho bạn những lợi ích gì?
|Lắng nghe thật sự sẽ đem lại cho bạn những lợi ích sau:
F Nắm rõ nội dung thông tin qua đó nhận ra trách nhiệm vai trò của mình trong vấn đề đang thảo luận( đang được đề cặp đến).
F Xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người.
F Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng.
F Đồng cảm với những khó khăn của người nói.
F Hiểu và đưa ra những câu trả lời hoặc ý kiến tư vấn hợp lý.
F Nhận ra những ẩn ý của người nói
|Theo nghiên cứu, tốc độ nói của một người khoảng 125 từ/ phút trong khi tốc độ tư duy của người nghe gấp 4 lần người đang nói cho nên khi người nói đang mãi mê nói thì người nghe đã có đủ thời gian để mổ xẻ, phân tích, kiểm tra ý kiến…có sự ứng phó thích hợpà Chiếm ưu thế.
6. Những phương pháp để lắng nghe hiệu quả?
Khi muốn thay đổi một điều gì đó thì cần phải có thời gian, ở đây cũng vậy, bạn không cần phải trở thành người biết lắng nghe ngay tức thì, kiên nhẫn là đức tính cần được phát huy tối đa ngay lúc này. Chỉ cần nỗ lực hết sức mình thì kết quả bạn đạt được sẽ là những "trái ngọt" xứng đáng. Sau đây là những chiến lược để bạn rèn luyện:
- Khi một người nào đó nói, bạn có thực sự nghe được những gì họ nói không, hoặc bạn có nhắc lại bạn sẽ trả lời như thế nào chưa? Điều đầu tiên là hãy cố gắng để đầu óc cởi mở đón nhận thông tin mới dựa trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng nhau.
- Đừng chú trọng phong cách của người nói bằng cách hãy tự hỏi rằng diễn giả biết được điều gì mà bạn không biết.
- Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn giảm được ảnh hưởng của cảm xúc khi nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được toàn bộ thông tin.
- Hãy tránh lo ra bằng cách đóng cửa lại, tắt điện thoại di động, và tiến gần tới người nói chuyện hơn.
- Hãy đi trước người nói bằng cách đoán trước những gì họ sẽ nói và suy nghĩ về những gì họ đã nói.
- Hãy tìm kiếm thông tin không lời. Thường thì giọng nói hoặc cách diễn tả của diễn giả sẽ bộc lộ thông tin nhiều hơn là bằng lời.
- Hãy xem lại những điểm quan trọng. Nó có ý nghĩa không? Những khái niệm có được minh họa bằng sự kiện không?
- Hãy cởi mở bằng cách nêu các câu hỏi làm sáng tỏ sự hiểu biết của bạn; hãy khoan phán đoán phê bình cho đến khi diễn giả kết thúc phần trình bày.
- Đừng ngắt lời, bởi vì việc ngắt lời có thể gây lo ra trong khi bạn đang nỗ lực đạt tới trọng điểm của vấn đề.
- Hãy phán đoán và phê bình nội dung chứ không phải phê bình người nói.
- Hãy đưa ra ý kiến phản hồi và ghi nội dung một cách ngắn gọn.
... Và cuối cùng, hãy lắng nghe bằng cả con tim và khối óc.
7. Những điều nên tránh để có được kỹ năng lắng nghe tốt.
Thận trọng với những điều sau, chúng có thể tác động xấu đến kỹ năng lắng nghe của bạn:
• Có định kiến hoặc cố chấp không đồng tình với lý lẽ của người nói.
• Ngôn ngữ và cử chỉ không phù hợp.
• Gây ồn ào.
• Trạng thái tình cảm quá mức bình thường như: Lo lắng, khiếp sợ, giận dữ…
• Tỏ ra không nhiệt tình.
III. KẾT LUẬN.
Tóm lại, giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi cả 2 kỹ năng: nói và lắng nghe. Lắng nghe và biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn có thêm lợi thế và giành thêm thiện cảm của đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng…Hơn nữa, biết lắng nghe - điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì vậy mỗi người trong chúng ta phải rèn luyện cho mình cách lắng nghe người khác, lắng nghe người khác cũng là một cách để nâng cao giá trị của mình. Người ta thường nói” Nói là bạc, im lặng là vàng”, theo tôi nên đổi lại thành “ Nói là bạc, lắng nghe là vàng” thì hay hơn!