Các lỗ đen thông thường hình thành theo cơ chế sau:
Khi các ngôi sao đốt cháy hết năng lượng của mình, chính xác là toàn bộ hydro đã kết hợp (phản ứng nhiệt hạch) để tạo ra Heli thì chúng không còn năng lượng giải phóng ra để cân bằng với lực hấp dẫn của bản thân hướng vào tâm nữa nên ngôi sao co lại.
Trong quá trình co lại này các hạt nhân Heli lại bị nén chặt và kết hợp tạo ra các hạt nhân nặng hơn (C, O hay hơn nữa), quá trình này giải phóng ra 1 lượng năng lượng làm cái vỏ ngoài phồng to (giai đoạn sao khổng lồ đỏ) trong khi lõi trong vẫn co lại rất nhanh.
Với các sao cỡ Mặt Trời, vỏ ngoài bị phá vỡ khi đã phồng to đến giới hạn nhất định. Với các sao nặng, lõi trong bùng phát lần cuối do năng lượng giải phóng từ sự tổng hợp hạt nhân nặng ở lõi sao, đây là vụ nổ supernova (thường được dịch không chính xác ra tiếng Việt là siêu tân tinh), phần vỏ bị phá nát này trở thành một đám khí bụi lớn gọi là tinh vân hành tinh (planetary nebula).
Con người không thể quan sát thấy lỗ đen.
Lõi trong sau vụ nổ này tiếp tục co thêm và trở thành sau lùn trắng với những sao như Mặt Trời, tức là chúng trở thành một thiên thể chết bức xạ rất ít, rồi dần tắt hẳn không còn phát ra ánh sáng nữa. Với các sao lớn hơn ~1,5 lần khối lượng Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar) thì chúng tiếp tục co lại, co tới mức ấn các electron (điện tử) vào proton để trở thành neutron, khi đó toàn ngôi sao là một khối neutron với khối lượng riêng cực lớn và tốc độ quay cực cao, đó là các sao neutron. Những sao có khối lượng lớn hơn nữa, khoảng 3-4 lần khối lượng Mặt Trời hoặc hơn (giới hạn Tolman–Oppenheimer–Volkoff) thì quá trình co lại chưa kết thúc ngay cả khi đã trở thành sao neutron. Vật chất bị nén tới mức tạo ra một vụ sụp đổ...
Trường hấp dẫn mô tả trong thuyết tương đối rộng của Einstein là không gian chịu ảnh hưởng của hấp dẫn do sự có mặt của khối lượng (giống như điện trường quanh vật mang điện), khi vật chất mang khối lượng này sụp đổ (nhưng bản thân khối lượng không mất đi) nó kéo theo sự biến dạng của trường hấp dẫn, hay là sự biến dạng của không gian xung quanh. Một vùng không gian quanh ngôi sao chết lúc này bị uốn cong thành một vùng khép kín (có thể hình dung dễ hiểu là dạng một khối cầu)...
Ngôi sao như mô tả trên đã trở thành một LỖ ĐEN (black hole) và vùng không gian khép kín nêu trên gọi là chân trời sự kiện (event horizon) của lỗ đen. Toàn bộ vật chất của lõi ngôi sao sụp đổ vào một điểm trung tâm của chân trời sự kiện gọi là điểm kì dị (singularity). Gọi là kì dị, đơn giản là vì nó không tuân theo các định luật vật lý mà chúng ta đã có, tương tự như việc vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ, vì đơn giản là các định luật vật lý hiện nay chỉ mô tả không-thời gian tổng quát của vũ trụ ngày nay thôi.