a) Mở bài
- Giới thiệu về vai trò của văn chương từ đó dẫn dắt nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có".
b) Thân bài
* Giải thích khái niệm liên quan tới nhận định của nhà phê bình
- Thế nào là văn chương?
+ Những tác phẩm văn học, những câu thơ, hay những gì mà thuộc về văn học đều được gọi là văn chương.
+ Định nghĩa văn chương: Là khái niệm dùng để gọi tên ngành nghệ thuật ngôn từ, lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ảnh và biểu hiện đời sống.
+ Cần phân biệt khái niệm văn học với văn chương. Văn chương ở đây là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ chân chính.
- "Ta": Khái niệm chỉ đối tượng tiếp nhận văn chương (người đọc, người nghe, nhà phê bình...)
- "Tình cảm": Là những cảm xúc, nỗi niềm sâu kín, sự khắc khoải, bồn chồn, những tâm tư sâu kín... được trỗi dậy khi tiếp cận với văn chương.
* Chứng minh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có"
- Những tình cảm không có mà văn chương đưa lại là gì? Qua tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nhà văn gửi gắm những thông điệp cuộc sống tới chúng ta - đó là những tình cảm cao đẹp giàu giá trị nhân văn, những nét ứng xử tinh tế, những bài học sâu sắc về cuộc đời để chúng ta có một tâm hồn rộng mở yêu thương.
- Nhấn mạnh: Bản thân mỗi chúng ta đều có những tình cảm nhân bản như tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, lòng thương người và những khát vọng cao đẹp... Qua phép màu của văn chương những tình cảm ấy được biểu hiện nhiều cung bậc, nhiều cách tiếp nhận khiến nó thật tinh tế và sâu sắc; đó là thứ tình cảm chỉ có văn chương mới đem lại.
- Lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn học cũng như liên hệ thực tế để chứng minh cho nhận định này.
c) Kết bài
- Khẳng định nhận định trên của Hoài Thanh là đúng đắn.
- Nhấn mạnh vai trò của văn chương một cách ngắn gọn, súc tích.