Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

bài 1 đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi " bên cạnh ngài,mé tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút,tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu và quản bút, tăm bông trông mà thích mắt
d. hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu mọi người viết 5 câu cx đc )nên cảm nhận của em về nhân vật quan phụ mẫu trong tác phẩm,trong đó có sử dụng một câu đặc biệt

6 trả lời
Hỏi chi tiết
641
2
1
Chou
16/08/2020 11:02:46
+5đ tặng
Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra.Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!
 "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!":Chức năng để gọi đáp
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Chou
16/08/2020 11:13:59
+4đ tặng
Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày”, tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận hương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quan gì thế?". Ván bài "ù to". Hắn sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"…Đến đây, không còn là sự bất bình mà là nỗi căm ghét, oán hận đã trào dâng. Tên quan phụ mẫu quá là kẻ táng tận lương tâm, lòng lang dạ sói. Hắn tưởng như không còn chút tình người và tính người trong huyết quản. Xây dựng hình ảnh nhân vật tên quan phụ mẫu, Phạm Duy Tốn muốn tố cáo lực lượng sai nha, chức sắc phong kiến với bản chất ích kỉ, tàn nhẫn đã không có chút trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân. Bỏ nhân dân trong cảnh “sống chết mặc bay" điêu linh, khốn khổ.Ôi trời!Đúng thật là một lũ vô nhân đạo
 Ôi trời!:câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc của người nói
1
0
Mai Thy
16/08/2020 11:16:48
+3đ tặng
Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.
 
1
0
Mai Thy
16/08/2020 11:17:22
+2đ tặng
(1) Quan phụ mẫu trong văn bản: "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là kẻ lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm đến táng tận lương tâm khiến em cảm thấy rất phẫn nộ. (2) Hắn là một tên quan vô trách nhiệm: Nhân dân đang đối mặt với tình cảnh khó khăn: hộ đê từ chiều tới khuya, ai cũng dùng hết sức để chống chọi với thiên tai đang chuẩn bị giáng xuống - đê sắp vỡ. (3) Nhiệm vụ của quan lại phải là giúp nhân dân thoát khỏi tình cảnh khó khăn, thế nhưng quan hộ đê lại ngồi trong đình cao, vững chãi, an toàn chơi tổ tôm và tận hưởng sự sung sướng. (4) Những người nông dân cực khổ đã bị hắn bỏ mặc, không thèm đoái hoài gì đến. (5) Trong đình, hắn uy nghi, ngồi chễm chệ, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ ở đất mà gãi; bên cạnh hắn có bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, trầu vàng, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, toàn những đồ dùng đắt tiền, sang trọng. (6) Sau khi xơi bát yến, hắn còn ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi. (7) Không chỉ vô trách nhiệm, hắn còn là một viên quan hống hách, ăn chơi sa đọa và rất vô lương tâm. (8) Sự vô trách nhiệm của quan được đẩy lên cao đến mức táng tận lương tâm: Khi có người báo có thể đê vỡ, hắn đã cau mặt gắt "Mặc kệ" và tiếp tục chơi bài. (9) Khi có người chạy vào báo đê đã vỡ, tiếng người ầm ĩ, tiếng nước chảy xiết, gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía, hắn đỏ mặt tía tai mà quát, dọa: cắt cổ, bỏ tù rồi thản nhiên chơi tiếp. (10) Hắn hả hê sung sướng vì ù được bài mà không mảy may quan tâm tới thảm cảnh đê vỡ: nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không chỗ chôn... (11) Bằng bút pháp tương phản tăng cấp, tác giả Phạm Duy Tốn đã lột trần bản chất ăn chơi sa đọa, vô trách nhiệm của viên quan, đồng thời, ông cũng bộc lộ lòng cảm thương, xót xa trước thảm cảnh nhân dân lao động do thiên tai và chính tội ác của kẻ cầm quyền lòng lang dạ thú.
0
2
Phạm Minh Thắng
16/08/2020 11:17:41
+1đ tặng
Với cách kết hợp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra.Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!
 "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!":Chức năng để gọi đáp
1
1
Mai Thy
16/08/2020 11:18:08
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo