LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng quê

Đề 1: Hãy miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng quê
Đề 2: Miêu tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà

8 trả lời
Hỏi chi tiết
641
137
1
Nguyễn Quốc Toàn
20/08/2020 17:49:35
+5đ tặng

Đề 1:

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.

Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.

Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
137
2
Nguyễn Quốc Toàn
20/08/2020 17:49:59
+4đ tặng

Đề 1:

Hè vừa rồi, em được ba cho về thăm quê nội ở Cần Giuộc, Long An. Sau một đêm nghỉ ngơi thoải mái, sáng hôm sau em theo bác Ba ra thăm đồng. Cánh đồng này có tên là đồng Thượng, nằm dọc theo con lộ đất đỏ như son, nối từ Cần Giuộc đến vùng ngoại ô quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

Trời đã sáng hẳn. Đằng đông, mặt trời như một trái bóng lớn màu hồng đang từ từ nhô lên, tỏa những tia nắng hình rẻ quạt. Sương đọng li ti trên lá cây, ngọn cỏ. Không khí trong lành, mát mẻ thật dễ chịu.

Bác Ba quẩy đôi thùng tưới đi trước, em vác chiếc cuốc trên vai, cố đi nhanh cho kịp bác. Đến thửa ruộng của nhà, bác dừng lại rồi đưa tay khoát một vòng, tươi cười nói với em:

– Cháu thấy phong cảnh quê mình đẹp không?

Em thích thú gật đầu và mê mải ngắm nhìn cánh đồng buổi sớm trải dài trước mắt một màu xanh mướt của lúa, của ngô khoai đang độ lớn. Thoảng trong gió mùi đòng đòng lúa thơm ngọt quyện với mùi bùn ngai ngái tạo nên hương vị khó quên của đồng quê. Đây đó, có tiếng lích rích của những chú chim trong ruộng lúa.

Con mương chạy dài cắt ngang cánh đồng, dọc hai bên bờ là hàng dương thẳng tắp. Phía đất trũng hơn cấy lúa, phía đất cao dùng để trồng hoa màu. Những luống rau cải xanh, cải trắng non tươi xen lẫn với những luống cà chua, xà lách, hành hoa… mơn mởn.

Bác Ba gánh nước từ dưới mương lên tưới rau. Nước theo vòi hoa sen tỏa đều trên mặt ruộng. Bụi nước li ti lấp lánh ánh mặt trời. Em giúp bác nhổ cỏ, bắt sâu. Trên các thửa ruộng khác, vài tốp nông dân đang cần mẫn làm việc tiếng nói, tiếng cười văng vẳng. Chẳng mấy chốc, nắng đã trải vàng rực khắp cánh đồng.

Người nông dân Cần Giuộc quê em suốt đời gắn bó với ruộng vườn. Bao nhiêu mồ hôi đã đổ xuống đất này cho lúa thêm xanh, cho rau thêm tốt. Người yêu thương đất, đất nuôi người. Bộ mặt quê hương em không ngừng thay đổi và mỗi ngày một tươi đẹp hơn.

135
4
Nguyễn Quốc Toàn
20/08/2020 17:50:20
+3đ tặng

Đề 2:

Tiếng sáo ngân vang trong trẻo, từ xa vọng lại. Đàn trâu vểnh tai nghe sáo trở về trong buổi hoàng hôn. Chiều về nghiêng bóng trên mảng núi xa như một bức tranh tuyệt đẹp.

Con đường rừng vắng lặng buối trưa, giờ như cũng rung chuyển theo nhịp chân của đàn trâu trở về. Con đường tuy hẹp, cây cối hai bên thật rậm rạp nhưng cũng vừa đủ cho đàn trâu bước đi. Đi đầu là con trâu trắng dẫn đàn. Nó trông thật oai phong. Hai chiếc sừng dài và cong vươn lên; bước đi từng bước thật tự tin. Theo sau nó là rộn ràng trâu đực, trâu thiến, cả những chú nghé con trông mũm mĩm, thật dễ thương.

Con trâu đực thật to và khỏe, chạy rầm rầm như hổ săn mồi. Ngược lại trâu thiến hiền lành, chậm chạp hơn, bước đi thong thả, ung dung, chẳng suy nghĩ gì. Cổ lừng lững như chum như vại, bụng no tròn như cái trống. Móng chân như những chiếc vỏ hến to hằn in lên mặt đường, cỏ xanh. Chúng lững thững từng bước nặng nề.

Bóng sừng trâu in dài dưới ánh hoàng hôn. Cỏ cây bên đường reo vui như chào đón những người bạn thân thiết ngày hai buổi đi về trên lối này. Những chú nghé thật dễ thương và ngây thơ. Ánh hoàng hôn nhuộm vàng những bộ lông tư mịn như nhung. Nghé mũm mĩm, biểu hiện sự chăm sóc chu đáo của những người chủ tận tuỵ của nó. Những cái mũi xinh xắn của lũ nghé như dính vào những cánh hoa mua. Mùi hương thoang thoảng của đồng nội phảng phất đâu đây gợi lên cho con người cảm giác thật dễ chịu và bình yên.

Đàn trâu đang vui mừng tiến về trại; tiếng bước chân thình thịch, phá tan bầu không khí yên lặng của trời chiều, ôi, cảnh trang trại thật náo động khi đàn trâu về. Cổng trại mở toang, máng rơm, máng nước đầy ắp đang vui mừng chào đón những người bạn thân sau một ngày trở về làng, và lúc bấy giờ vạn vật như rạng rỡ hẳn lên. Những cánh hoa râm bụt như tươi hơn trong nắng chiều. Đàn gà con vây quanh chân mẹ, nhảy nhót tíu tít hoà chung niềm vui cùa những buổi chiều đoàn tụ.

Những chú trâu con cất tiếng “nghé ọ”, ánh mắt ngơ ngác theo mẹ. Đàn trâu vào hẳn trong chuồng, cổng chuồng được đóng lại, chúng chen chúc gục đầu vào máng nước uống một hơi dài rồi lim dim đánh một giấc ngon lành.

Cảnh đàn trâu trở về trong hoàng hôn gợi cho em cảm giác bình yên và nên thơ. Đàn trâu thật đáng yêu. Nó là những người bạn thân thiết và không thê thiếu được của nhà nông, của nông thôn Việt Nam ta.

27
29
ARIA
20/08/2020 17:50:25
+2đ tặng
đề 1:

Cánh đồng quê em trải dài từ cây đa đầu làng đến tận chân đê sông Mã. Bốn mùa, cánh đồng luôn luôn xanh tốt hoa màu.

Ra khỏi làng là hàng chục mẫu đất trồng khoai. Những vạt khoai lùm lùm dây lá, chạy song song từ bờ này sang bờ kia. Ngọn khoai non mởn bò lan kín cả hai hông vạt tạo thành một vệt dài xanh thẫm. Hết màu xanh lá khoai là những chân ruộng cấy lúa chiêm, rồi đến bãi ngô xanh mượt. Lúa đang thì con gái. Lá lúa đã che kín mặt ruộng. Gió xuân nhẹ nhẹ thổi làm cho tóc lúa lao xao gợn sóng và những hạt sương nhỏ rung rung trên những lá lúa mỏng manh. Khi ông mặt trời nhô lên khỏi ngọn núi Go, nắng trải vàng khắp nơi. Cánh đồng quê em trở nên nhộn nhịp. Những giọt sương hứng ánh nắng lung linh. Bướm bay lượn trên bãi ngô. Mỗi lần chúng sà xuống chạm vào những bông hoa cờ, bụi phấn hung hung vàng bay lả tả. Đàn chim cũng sà xuống những luông khoai.

Những chú sâu khoang đen giật mình co rúm lại. Những cánh cò đang lặn lội kiếm ăn, những chiếc nón nhấp nhô của mấy chị đi làm cỏ như những bông hoa điểm trên nền thảm xanh đậm.

Con mương từ làng trên chảy xuống, vắt chéo qua đồng làng. Hai hàng cây bạch đàn, học sinh trường em trồng mấy năm trước, đã cao bằng cây sào, soi bóng bên dòng mương trong. Một vệt vàng hung lố nhố dưới hàng cây, đàn bò làng em đi ăn đó! Mấy chú thanh niên thồ phân ra đồng, vừa đi vừa đuổi lũ bò dạt sang hai bên lôi đi. Mấy con bê nghịch ngợm chạy xuống bờ ruộng lúa, thè cái lưỡi đỏ hồng, liếm mấy ngọn lúa rồi lại nhảy tưng tưng lên bờ mương rúc vào bầu vú căng sữa của mẹ.

Màu xanh của cánh đồng đã cho những hạt lúa vàng, những bắp ngô kín hạt, những củ khoai ngọt bùi nuôi sông cả làng em bao đời nay. Em yêu cánh đồng làng như yêu căn nhà ấm cúng của em vậy.

28
31
Lương Phú Trọng
20/08/2020 17:50:35
+1đ tặng

uê em là một làng nhỏ nằm bên bờ sông Đáy hiền hòa, mềm mại uốn lượn giữa bạt ngàn ruộng mía, bờ dâu tươi tốt. Đám trẻ xóm Thượng chúng em thường hẹn nhau dắt trâu ra bãi cỏ xanh mượt cuối làng để chăn. Đây là thế giới kì thú của tuổi thơ với bao trò chơi hấp dẫn như đánh đáo, đánh khăng, đúc dế, đánh trận giả, thả diều... Nhưng dù chơi vui tới đâu thì đến lúc mặt trời lặn sau dãy núi Ba Vì tím biếc phía Tây, chúng em cũng bảo nhau dong trâu về nhà.

   Dẫn đầu là con trâu đực của Thắng. Nhìn nó ai cũng thích. Cặp sừng to và cong vút nghênh nghênh kiêu hãnh. Đôi mắt ốc nhồi đen ướt, hai cái tai lá mít ve vẩy, bốn chân bước đủng đỉnh đỡ cái bụng căng tròn, đen bóng. Trên tấm lưng rộng của nó, Thắng ngồi vắt vẻo, tay nhịp chiếc roi tre, thỉnh thoảng lại phất nhẹ vào mông thúc trâu rảo bước.

   Nối theo sau là chú trâu tơ của Đức, vóc dáng mập mạp, cái bụng no cỏ tròn căng. Vừa đi nó vừa ve vẩy đuôi, đôi mắt lim dim ra chiều thích thú. Đức ngồi vắt chân qua một bên, mải mê thổi sáo. Đức được bố dạy cho từ bé nên cậu ta thuộc rất nhiều bài và thổi khá hay. Tiếng sáo rất du dương ngân lên trong không gian êm đềm, tĩnh lặng. Hai bên đường, đồng lúa dập dờn như sóng biển trước cơn gió nồm nam mát rượi.

   Đàn trâu vẫn thong thả bước. Tiếng móng trâu gõ lộp cộp đều đều như những nốt nhạc trầm làm nền cho tiếng sáo vút cao. Xa xa, chân trời mênh mông tím sẫm, điểm những cánh cò trắng đang vội vã bay về tổ sau một ngày lặn lội kiếm ăn.

   Em thả hồn theo tiếng sáo véo von của Đức. Tiếng sáo như lời tâm tình thủ thỉ của người dân quê em. Em lẩm nhẩm hát theo : Có ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới. Rằng có đắng cay nên chừ mới có ngọt bùi... Hết bài này, Đức thổi sang bài khác. Nào là Việt Nam quê hương tôi, rồi lại Trường em, Em là búp măng non... Mấy bạn dong trâu sau lưng em cũng vui vẻ hát lên theo điệu sáo.

   Trong bóng chiều nhập nhoạng, chiếc cổng làng bằng gạch cũ kĩ rêu phong đã hiện ra sau làn sương mỏng. Hai bên cổng, lũy tre ken dày kéo dài thành bức tường tự nhiên che chở xóm thôn. Ngọn tre uốn cong, đung đưa theo gió, thân tre cọ vào nhau phát ra âm thanh kẽo kẹt tựa tiêng võng trưa hè.

   Đàn trâu vẫn đủng đỉnh bước trên con đường làng lát gạch vương vãi rơm rạ. Mùi bèo dưới ao bốc lên ngai ngái lẫn với mùi khói bếp ấm nồng. Mùi lá cây tươi quyện lẫn mùi hoa cau, hoa bưởi thơm ngát... Tất cả tạo thành mùi vị quen thuộc của mảnh đất này.

   Chúng em chia tay nhau dưới gốc đa trước sân đình rồi tản về các ngả, không quên hẹn gặp nhau vào chiều mai. Đức dắt chiếc sáo vào lưng rồi nhảy xuống đất, ngoái lại bảo em: - Ăn cơm xong, cậu sang nhà tớ nhé ! Chúng mình sẽ giải nốt mấy bài toán thầy cho buổi sáng. À, mai đi chăn trâu, nhớ mang theo sáo. Tớ sẽ dạy cậu thổi, chẳng khó lắm đâu! Nghĩ đến lúc mình cũng thổi sáo hay như Đức, lòng em rộn lên một niềm vui khó tả. Phải ! Em sẽ mượn tiếng sáo để bày tỏ tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương yêu dấu!

137
2
Nguyễn Quốc Toàn
20/08/2020 17:50:53
Đề 2:

Quê em là một làng nhỏ nằm bên bờ sông Đáy hiền hòa, mềm mại uốn lượn giữa bạt ngàn ruộng mía, bờ dâu tươi tốt. Đám trẻ xóm Thượng chúng em thường hẹn nhau dắt trâu ra bãi cỏ xanh mượt cuối làng để chăn. Đây là thế giới kì thú của tuổi thơ với bao trò chơi hấp dẫn như đánh đáo, đánh khăng, đúc dế, đánh trận giả, thả diều… Nhưng dù chơi vui tới đâu thì đến lúc mặt trời lặn sau dãy núi Ba Vì tím biếc phía Tây, chúng em cũng bảo nhau dong trâu về nhà.

Dẫn đầu là con trâu đực của Thắng. Nhìn nó ai cũng thích. Cặp sừng to và cong vút nghênh nghênh kiêu hãnh. Đôi mắt ốc nhồi đen ướt, hai cái tai lá mít ve vẩy, bốn chân vững chãi đỡ tấm thân đồ sộ với nước da đen bóng. Trên tấm lưng rộng của nó, Thắng ngồi vắt vẻo, tay nhịp chiếc roi tre, thỉnh thoảng lại phất nhẹ vào mông thúc trâu rảo bước.

Nối theo sau là chú trâu tơ của Đức, vóc dáng mập mạp, cái bụng no cỏ tròn căng. Vừa đi nó vừa ve vẩy đuôi, đôi mắt lim dim ra chiều thích thú. Đức ngồi vắt chân qua một bên, mải mê thổi sáo. Đức được bố dạy cho từ bé nên cậu ta thuộc nhiều bài và thổi khá hay. Tiếng sáo réo rắt, du dương ngân lên trong không gian êm đềm, tĩnh lặng. Hai bên đường, đồng lúa dập dờn như sóng biển trước cơn gió nồm nam mát rượi.

Đàn trâu vẫn thong thả bước. Tiếng móng trâu gõ lộp cộp đều đều như những nốt nhạc trầm làm nền cho tiếng sáo vút cao; Xa xa, chân trời mênh mông tím sẫm, điểm những cánh cò trắng đang vội vã bay vệ tổ sau một ngày lặn lội kiếm ăn.

Em thả hồn theo tiếng sáo véo von của Đức. Tiếng sáo như lời tâm tình thủ thỉ của người dân quê em. Em lẩm nhẩm hát theo: Có ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới. Rằng có đắng cay nên chừ mới có ngọt bùi… Hết bài này, Đức thổi sang bài khác. Nào là Việt Nam quê hương tôi, rồi lại Trường em, Em là búp măng non… Mấy bạn dong trâu sau lưng em cũng vui vẻ hát lên theo điệu sáo.

Trong bóng chiều nhập nhoạng, chiếc cổng làng bằng gạch cũ kĩ rêu phong đã hiện ra sau làn sương mỏng. Hai bên cổng, lũy tre ken dày kéo dài thành bức tường tự nhiên che chở xóm thôn. Ngọn tre uốn cong, đung đưa theo gió, thân tre cọ vào nhau phát ra âm thanh kẽo kẹt tựa tiếng võng trưa hè.

Đàn trâu vẫn đủng đỉnh bước trên con đường làng lát gạch vương vãi rơm rạ. Mùi béo dưới ao bốc lên ngai ngái hòa lẫn mùi khói bếp ấm nồng. Mùi lá cây tươi quyện lẫn mùi hoa cau, hoa bưởi thơm ngát… Tất cả tạo thành mùi vị quen thuộc của mảnh đất này.

Chúng em chia tay nhau dưới gốc đa trước sân đình rồi tản về các ngả, không quên hẹn gặp nhau vào chiều mai. Đức dắt chiếc sáo vào thắt lưng rồi nhảy xuống đất, ngoái lại bảo em: – Ăn cơm xong, cậu sang nhà tớ nhé! Chúng mình sẽ giải nốt mấy bài toán thầy cho buổi sáng. À, mai đi chăn trâu, nhớ mang theo sáo. Tớ sẽ dạy cậu thổi, chẳng khó lắm đâu! Nghĩ đến lúc mình cũng thổi sáo hay như Đức, lòng em rộn lên một niềm vui khó tả. Phải! Em sẽ mượn tiếng sáo để bày tỏ tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương yêu dấu!

135
4
Nguyễn Quốc Toàn
20/08/2020 17:51:11
Đề 2:

Trần Nhân Tông là một vị vua yêu nước, anh hùng của dân tộc Việt nam, ông có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và khôi phục nền kinh tế nước nhà. Không chỉ là một vị vua tài ba mà Trần Nhân Tông còn là một vị vua có tinh thần thân dân nhất, có khả năng sáng tác thơ văn, nhiều tác phẩm thơ văn của ông giàu giá trị nội dung và được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Một trong số đó ta có thể kể đến tác phẩm thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” hay còn có tên là Thiên trường vãn vọng.

“Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là một bài thơ mang đậm cảm hứng Phật giáo, bằng những ngôn ngữ, hình ảnh vô cùng bình dị, mộc mạc song Trần Nhân Tông đã vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, đồng thời qua đó cũng bộc lộ được tình cảm chân thành, da diết của nhà thơ dành cho quê hương, đất nước của mình. Là một vị vua nhưng Trần Nhân Tông luôn có sự thân dân, gắn bó với cuộc sống của người dân, vì vậy mà trong các tác phẩm thơ văn của ông thường xuất hiện những cảnh sắc tuyệt mĩ song rất đỗi giản dị, thân quen của không gian làng quê:

“Thôn tiền, thôn hậu đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên”

Dịch:

“Trước thôn, sau thôn, khí trời mờ nhạt như sương khói

Bóng chiều tà nửa không nửa có”

Thiên Trường là quê hương của nhà Trần, nay thuộc tỉnh Nam Định. Vì vậy bài thơ “Đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là bài thơ mà Trần Nhân Tông viết về chính quê hương xứ sở của mình. Cảnh vật mà nhà thơ Trần Nhân Tông mở ra trước mắt người đọc, đó là khung cảnh làng quê lúc chiều tà. Trong không gian của thôn xóm, cảnh vật trở nên vô cùng thi vị, mơ mộng bởi được bao phủ lên mình lớp sương nhờ nhạt. Ta có thể thấy, điểm nhìn của nhà thơ là một không gian ở trên cao, vì chỉ có như vậy thì nhà thơ mới có thể quan sát trọn vẹn được khung cảnh “trước thôn”, “sau thôn”. Trong cái nhìn của nhà thơ, không gian bình dị của làng quê được bao phủ bởi những cảnh vật mờ mờ, ảo ảo, như sương khói.

Vì sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ mà khung cảnh vốn rất đỗi bình dị và gần gũi với con người bỗng chốc trở lại mới lạ, thơ mộng và gợi cho người đọc một liên tưởng, cái thôn quê ấy như đi lạc vào trong cõi thần tiên. Không gian thôn xóm được trải ra mênh mông, bởi giới hạn không có sự xác định, ngoài điểm nhìn rõ nét nhất là vị trí của thôn làng, còn xung quanh bao bọc nó là những cảnh vật mờ ảo, không xác định. Thời gian mà nhà thơ Trần Nhân Tông nói đến trong bài thơ, đó là thời điểm chiều tà, là ranh giới giữa đêm và ngày, trong thời điểm đó, thông thường cái sắc hồng cam của những đám mây khi hoàng hôn sẽ bao phủ lấy không gian, nhưng ở đây nhà thơ lại một lần nữa mang đến cho người đọc một cảm nhận thật độc đáo. Bởi dưới bóng chiều tà, cảnh vật cũng trở nên nửa có, nửa không “Bóng chiều tà nửa không nửa có”, tức cảnh vật hiển hiện trước mặt nửa như thực lại nửa như vô.

Trong hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ Trần Nhân Tông đưa người đọc vào một thế giới vốn quen thuộc nhưng lại huyễn hoặc các giác quan của người đọc bằng những từ ngữ gợi ra sự mơ hồ, không xác định giữa thực- mơ, hư – vô. Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ Trần Nhân Tông vẫn điểm xuyến cho bức họa làng quê của mình bằng những nét bút miêu tả khung cảnh, tuy nhiên, sự mơ hồ đã giảm bớt và mang lại cho người đọc cảm giác thực hơn, đó là những nhịp sống của những người dân, của những con vật gắn liền với không gian dân giã:

“Mục đồng địch lí ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền”

Dịch:

(Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về hết

Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng)

Bức tranh thiên nhiên của Trần Nhân Tông không chỉ được làm nổi bật bởi màu sắc mà còn được phác họa, mô phỏng bởi cả âm thanh, bởi trong không gian văng vẳng của tiếng sáo, những đứa trẻ chăn trâu đã lùa hết trâu về nhà. Ta có thể hiểu tiếng sáo ở đây là âm thanh phát ra của những chiếc sáo, do những đứa trẻ mục đồng thổi. Và trong không gian của chiều tà, cũng là lúc công việc của những đứa trẻ này kết thúc, chúng hò nhau dắt trâu về nhà. Trong không gian đầy rộn ràng của tiếng sáo, từng đôi cò trắng cùng nhau bay xuống ruộng. Thời điểm chiều tà không chỉ là lúc con người tạm ngừng lại mọi hoạt động mà các loài vật cũng vậy, chúng cùng nhau sà xuống cánh đồng để tìm chốn nghỉ. Ở hai câu thơ này, sự kết hợp giữa con người, thiên nhiên và loài vật thật hài hòa.

Như vậy, bài thơ “Đứng ở phủ Thiên Trường” trông ra của nhà thơ Trần Nhân Tông hướng tới khắc họa bức tranh phong cảnh làng quê, ở đó vừa có cái thực của làng quê, vừa có cái mờ ảo của cảnh vật, của không gian. Và trong không gian đầy thi vị ấy không thể thiếu đi bóng dáng của những con người. Chính sự xuất hiện của những đứa trẻ chăn trâu đã làm cho bài thơ trở nên sống động đến lạ kì, vì ở cái không gian thi vị, rộng lớn ấy vẫn ấm lên bởi sự sống của con người. Cũng có thể nói, Trần Nhân Tông phải có sự yêu mến, gắn bó lắm với làng quê thì mới có thể phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt mĩ ngay trong cái không khí bình dị như vậy, bài thơ cũng thể hiện được tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương mình.

14
20
ARIA
20/08/2020 17:51:24
đề 2:

Việt Nam là một đất nước thuần nông, trước đây có đến hơn chín mươi phần trăm dân số của nước ta làm nông nghiệp, sinh sống ở nông thôn. Cũng chính xuất phát điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa thuần nông vô cùng độc đáo, phong phú cho Việt Nam. Từ hoạt động sản xuất, canh tác trồng trọt, chăn nuôi đến những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt mang tính đặc trưng mà chỉ có ở Việt Nam. Và một trong những thói quen sinh hoạt em cho là độc đáo và đặc trưng nhất ở vùng nông thôn Việt Nam mà em biết đó chính là cảnh mục đồng thả diều, chăn trâu, khi dẫn trâu về nhà thì thổi nên những khúc nhạc du dương, trầm bổng đi vào lòng người.

   Ta có thể thấy, để sản xuất nông nghiệp thì người nông dân Việt Nam bên cạnh những yếu tố quan trọng như sức khỏe, kinh nghiệm, kĩ năng thì cũng cần sự trợ giúp của các yếu tố khác, như mượn sức khỏe của những con trâu để giúp cày bừa, giúp làm tơi những tấc đất ở ruộng. Vì vậy mà từ lâu trong văn hóa nông nghiệp của Việt Nam thì con trâu đã trở thành một người bạn đồng hành thân thiết, hữu ích với những người nông dân. Chỉ cần đặt chân về các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là thời điểm vào vụ thì ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người nông dân siêng năng đi sau con trâu cần cù cày từng tấc ruộng.

Sau mỗi ngày làm việc vất vả, buổi chiều chính là thời gian những con trâu được nghỉ giải lao lấy lại sức lực. Những cậu bé mục đồng sẽ giúp cha mẹ của mình mang trâu ra đồng, thả trên những đám cỏ tươi ngon, cho chúng ăn những ngọn cỏ tươi ngon, tươi mát nhất. Gắn liền với những hình ảnh con trâu lặng lẽ đứng gặm cỏ chính là hình ảnh của những cậu bé mục đồng thả diều, thổi sáo bên cạnh. Hình ảnh ấy bình dị nhưng thật đẹp, không biết tự bao giờ nó đã trở thành một nét đặc trưng, một ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm dân gian, để mỗi khi nhắc đến con trâu người ta thường hay liên tưởng đến những cậu bé mục đồng nghịch ngợm ngồi trên lwung trâu vừa thả diều, vừa thổi sáo.

Không chỉ đi vào tâm thức của người dân Việt Nam như một lẽ tự nhiên mà hình ảnh những cậu bé mục đồng chăn trâu, thổi sáo đã đi vào văn chương, thi họa đầy màu sắc nghệ thuật. Nhiều nhà văn nhà thơ dân gian đã đưa vào các tác phẩm văn chương của mình hình ảnh của những cậu bé mục đồng như những đặc trưng của làng quê nông thôn Việt Nam, nó thậm đượm màu sắc dân gian, góp phần thể hiện ra được những truyền thống văn hóa đầy độc đáo của dân tộc Việt Nam. Ở trong nghệ thuật vẽ tranh, hình ảnh cậu bé mục đồng hiện lên đầy màu sắc, với đầy đủ các sắc thái riêng. Nhưng có lẽ phổ biến nhất chính là hình ảnh của một cậu bé lên chín, lên mười, cắt tóc trái đào, mặc yếm đỏ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, bên cạnh là chiếc lá sen dùng để che nắng và trên đầu chính là một con diều đang thả.

Hình ảnh giản dị nhưng lại vô cùng thu hút với vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng, với người Việt Nam thì nó có giá trị hơn bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào khác. Và đã là người Việt Nam hẳn ai cũng một lần từng nhìn thấy bức tranh mục đồng trong dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất nhì Việt Nam là tranh dân gian Đông Hồ. Những nét vẽ trên giấy điệp càng làm cho bức tranh mục đồng thấm đượm hương vị dân gian, khơi gợi những cảm xúc thân thuộc ở những người nhìn, người ngắm.

Ở những làng quê Việt Nam, vào mỗi khi chiều đến, khi ánh mặt trời gay gắt lùi sau những đám mây thì những đứa trẻ nông thôn bắt đầu rủ nhau mang trâu ra đồng thả. Ai cũng lựa chọn những vùng đất có cỏ tươi non nhất để thả trâu. Và thường thì những cậu bé này thường rủ nhau cùng đi, cùng thả trâu trên một bãi cỏ, vì vậy mà hình ảnh những con trâu, những cậu bé mục đồng trở nên vô cùng hài hòa, đẹp đẽ. Tuy nhận trách nhiệm chăn trâu nhưng ra đến đồng những cậu bé đóng cọc trâu xuống đất còn mình thì thoải mái chạy nhảy, nô đùa. Có khi chúng cùng nhau chơi bịt mắt bắt dê, có khi chơi trốn tìm, không thì có thể đọc sách, thả diều.

Sau khi trời đã ăn no, trời bắt đầu sẩm tối thì những chú bé mục đồng lại dắt trâu ra về. Những chú bé mục đồng nhảy lên lưng trâu vừa thổi sáo vừa dẫn trâu ra về. Những khúc nhạc thổi lên là những bài ca dao, những bài đồng ca quen thuộc, nhưng âm thanh buổi chiều tà lại vang vọng lên những tiết tấu vừa trầm vừa bổng, du dương đi vào lòng người, như những bản nhạc giao hưởng thực thụ.

   Hình ảnh cậu bé mục đồng thổi sáo trên lưng trâu vô cùng thân quen, nhưng không vì vậy mà nó trở nên nhàm chán, ngược lại nó có khả năng gợi lại những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ, thể hiện những bản sắc độc đáo của con người, dân tộc Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư