Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
               "Vân xem trang trọng khác vời
         Khuôn Trăng đầy đặn nét ngài nở nang
                 Hoa cười ngọc thốt đoan trang
         Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
                  Kiều càng sắc sảo mặn mà 
         So bề tài sắc lại là phần hơn:
                  Làn thu thủy nét xuân sơn
         Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
-giúp mik vs nha!!
mik đg cần gấp

3 trả lời
Hỏi chi tiết
213
1
0
thảo
31/08/2020 17:10:14
+5đ tặng
 

BPTT:

+ sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: "khuôn trăng", "nét ngài", "hoa cười ngọc thốt ", "mây thua", "tuyết nhường"

-> tác dụng: làm cho Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp nền nã, hiền dịu, quý phái.
+  hình ảnh ước lệ và biện pháp ẩn dụ “thu thủy”, “xuân sơn”

-> Tác dụng: gợi đôi mắt đẹp  long lanh như nước mùa thu, lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân để miêu tả về Thúy Kiều.

+  Ẩn dụ, nhân hóa: Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

-> tác dụng:  báo hiệu một số phận éo le, đau khổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
thảo
31/08/2020 17:17:01
+4đ tặng

Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không còn là cái tên xa lạ đối với mỗi chúng ta.Nhớ đến ông là nhớ đến tác phẩm "Truyện Kiều" - một kiệt tác của nền văn học nước nhà. Trong tác phẩm, Nguyễn Du không chỉ miêu tả vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của Thúy Kiều mà ông còn khắc họa vẻ đẹp mang nét riêng biệt của Thúy Vân qua bốn câu thơ:

 

"Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da".

 

Chỉ bằng vài nét chấm phá tinh tế mà tác giả đã phác họa được chi tiết vẻ đẹp của một "tuyệt thế giai nhân", một thiếu nữ "sắc nước hương trời". Khác với vẻ đẹp "sắc sảo", "mặn mà" của Thúy Kiều, Thúy Vân lại mang vẻ đẹp "trang trọng". Đó là vẻ đẹp toát tên từ con người cao sang, đứng đắn và quý phái ít ai có được. Thúy Vân có vẻ đẹp hài hòa từ ngoại hình đến tính cách, mỗi nét trên gương mặt của nàng đều thể hiện điều đó. Khuôn mặt Vân tròn đầy và hiền dịu như ánh trăng đêm rằm. Nằm dưới đôi lông mày dài, hơi đậm là một đôi mắt đẹp được ví với "mắt phượng mày ngài". Thanh Tâm Tài Nhân đã miêu tả rằng: "Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả". Nụ cười của nàng tươi tắn như những bông hoa đang khoe sắc hương thơm ngát, giọng nói của nàng ngọt ngào, êm dịu và trong trẻo, thánh thót như tiếng rung của ngọc. Nguyễn Du miêu tả những chi tiết ấy nhằm mục đích làm nổi bật, nhấn mạnh đến vẻ đẹp phúc hậu, cốt cách thanh tao, trong trắng và sự đoan trang của Thúy Vân.

 

Bút pháp tiêu biểu của văn học trung đại là bút pháp ước lệ tượng trưng. Nguyễn Du đã sử dụng triệt để bút pháp này để đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhà thơ đã lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến thiên nhiên phải "thua", phải "nhường".Biện pháp nhân hóa làm thiên nhiên cũng có hành động như con người đã khiến bạn đọc nhận thấy dường như tạo hóa đang cúi đầu e lệ trước vẻ đẹp "quốc sắc thiên hương" của nàng. Vẻ đẹp chân thực ấy khiến chúng ta thêm yêu quý và trân trọng. Mây của thiên nhiên thua nàng cả về màu sắc đen óng và mềm mượt của mái tóc. Tuyết ngoài bầu trời có sẵn màu trắng tinh khôi mà cũng không thể sánh được với làn da mịn màng như ngọc ngà của Thúy Vân.

2
1
thảo
31/08/2020 17:18:37
+3đ tặng

Trong trích đoạn "Chị em Thúy Kiều", hai nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Thật vậy, nếu như bốn câu thơ đầu khẳng định được vẻ đẹp mười phân vẹn mười của hai người thì những câu thơ sau, tác giả đã đi sâu vào chi tiết tả vẻ đẹp của hai chị em "Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân/ Mai cốt cách tuyết tinh thần/Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Khi tả Vân, Thúy Kiều có những câu thơ "Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da". Có thể thấy rằng, nghệ thuật miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên đã sử dụng rất hiệu quả. Vân được so sánh với những hình tượng thiên nhiên đẹp như: trăng, ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết. Đây đều là những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, để miêu tả một người con gái đẹp, mang vẻ đẹp trang trọng. Khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng, nét lông mày sắc sảo, có nụ cười tươi như hoa, đoan trang, dịu dàng và tóc bồng bềnh hơn mây, da trắng hơn tuyết. Những hình ảnh thiên nhiên được sử dụng tài tình cho thấy sự lý tưởng hóa hình tượng của Vân trong thơ Nguyễn Du. Tuy nhiên, khi tả đến Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy và nhiều câu thơ hơn để tả Thúy Kiều. Khi tả Kiều, Nguyễn Du đã tả cả sắc và tài của nhân vật này "So bề tài sắc lại là phần hơn". Những câu thơ như "Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước, nghiêng thành/ Sắc đành họa một, tài đành họa hai". Ta có thể thấy Kiều là cô gái đẹp, có đôi mắt đẹp như làn nước hồ mùa thu, có lông mày như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều đến hoa và liễu còn phải "ghen", phải "hờn". Nếu như miêu tả Thúy Vân, tác giả sử dụng những từ "thua, nhường" thì những từ "ghen, hờn" khi miêu tả Kiều gợi ra một sự bấp bênh, sóng gió, hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều. Vẻ đẹp của cô khiến cho thiên nhiên còn phải hờn ghen, giận dữ, đó là vẻ đẹp "nghiêng nước, nghiêng thành". Hơn nữa, khi tả Kiều, tác giả chỉ tập trung miêu tả đôi mắt của Kiều, đây chính là nghệ thuật điểm nhãn, đặc tả đặc sắc của Nguyễn Du. Sau đó, khi nói về tài năng của Kiều, bạn đọc có thể cảm nhận được sự tài hoa của Kiều. Theo quan niệm phong kiến xưa, người phụ nữ không được thành thạo "cầm, kỳ, thi, họa" như nam nhi. Thế nhưng, Kiều lại là người như vậy và còn là cô gái có trí tuệ thông minh tuyệt đối. Đặc biệt nhất, có lẽ là tiếng đàn của Kiều đã tạo nên được khúc bạc mệnh vô cũng não nề, khiến cho ai nghe cũng vô cùng đa sầu đa cảm. Tất cả những vẻ đẹp của Kiều đều là dự báo cho số phận ba chìm bảy nổi của nhân vật sau này. Tóm lại, hai chị em Thúy Vân Thúy Kiều đều là những cô gái con nhà nề nếp, trong đó Kiều nổi bật với vẻ đẹp toàn diện cả sắc và tài và dự cảm cho 1 số phận bấp bênh, lưu lạc sau này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư