Cừu vốn được biết đến nhiều ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là văn hóa phương Tây nơi những con cừu trở thành loại gia súc phổ biến nhất của ngành chăn nuôi. Trong văn hóa Á Đông thì cừu cũng được xếp là một trong lục súc cùng với dê. Trong ngôn ngữ, nếu gọi cho ai đó một con cừu hoặc con cừu non có thể ám chỉ hay liên tưởng rằng họ là người ngoan ngoãn phục tùng, nếu không muốn nói rằng chính là những người ngu ngốc[2][3].
Dân gian xưa cũng cho rằng cừu là loài ít có cầu tiến, khó làm chủ, hay yếu đuối, hay ỷ lại và hay làm theo sự sai bảo của người khác[4]. Về tính cách cừu, phẩm chất của cừu thì cừu có tính cách nhu nhược, bạc nhược, đớn hèn, bản năng sinh tồn kém, không có tính chiến đấu, không có phẩm chất kháng cự, không có tư duy và năng lực làm chủ, cừu tượng trưng cho sự an phận và nô lệ[5].
Mặt khác, trái ngược với hình ảnh hiền lành và nhút nhát thì con cừu đực đôi khi cũng được sử dụng như là biểu tượng của sự tráng dương cho sinh sản. Mặc dù biểu tượng của St Louis Rams và Dodge Ram ám chỉ đặc biệt để con đực của loài cừu Bighorn (ovis canadensis), trong văn hóa, Cừu là con vật đứng đầu trong biểu tượng 12 cung Hoàng đạo ở Phương Tây, trong đó cánh đầu tiên có tên là Bạch Dương (Aries), ký tự là một con cừu núi[6], Cùu còn hiện diện rất sâu đậm trong tín ngưỡng của Kitô giáo là hình ảnh biểu tượng cho những người Kitô hữu với hình tượng con chiên được Thiên Chúa chăn dắt, cừu non cũng là biểu tượng cho sự vô nhiễm nguyên tội theo quan niệm của Công giáo.