Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ trong các ví dụ sau: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối; Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan; Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn; Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:
a. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

b,Em là ai?cô gái hay nàng tiên
em có tuổi hay không có tuổi
mái tóc em đây,hay là mây là suối
đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông
thịt da em hay là sắt là đồng?
GIÚP MÌNH VỚI MK CHO CÁC BN 50 XU

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.013
1
2
ARIA
07/09/2020 14:01:01
+5đ tặng
a)
Thế Lữ là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới. Nói về các tác phẩm xuất sắc của ông thật sơ sót nếu bỏ qua “Nhớ rừng”. Bài thơ là một khung cảnh thiên nhiên vườn bách thú vô cùng tráng lệ, phi thường nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi “khát khao” tự do đến cháy bỏng của chúa sơn lâm. Thông qua hình tượng con hổ nhà thơ bộc lộ lòng yêu nước tha thiết của mình. Trong đó có đoạn thơ sau:
 Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Có lẽ trên đời điều quý giá nhất mà con người có được chính là sự tự do. Cũng giống như vạn vật muôn loài không gì sung sướng bằng việc được sống trong thiên nhiên, vùng vẫy thỏa sức theo bản năng của mình. Thế nhưng có một nỗi buồn mà chúa sơn lâm phải gánh chịu đó là giam trong cũi sắt. Trong những ngày tháng tăm tối ấy kí ức hiện về như một thước phim quay chậm làm cho nó khao khát về hai tiếng tự do đến cháy bỏng. Đó là những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, là những bình minh cây xanh nắng rội,… vạn vật chìm trong giấc ngủ êm đềm. Thế mà đến nay nó chỉ còn là một miền kí ức. Những hình ảnh như “bốn phương ngàn”, “giang sơn ta”, “bình minh cây xanh nắng rội”…. như đối lập với hình ảnh gông cùm hiện tại giữa một cái bao la rộng lớn với một cái cùm kẹp tù đày. Càng làm khắc họa rõ nỗi niềm khao khát, cũng như sự bất lực của chúa sơn lâm với thực tại.

Đến đây ta cũng phần nào hiểu được dụng ý sâu sa mà nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ trên. Vườn bách thú với những hoa thơm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,… thực chất chỉ là vỏ bọc đẹp đẽ của một xã hội giả dối vô nhân đạo. Nó đã che mờ đi sự công bằng và nhân ái bên trong thay vào đó là sự tù túng và nô lệ.

Có thể nói đây là một trong những đoạn thơ hay nhất thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ, sự căm ghét  hiện tại với những giả dối, xảo trá, lừa bịp. Đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, của người dân Việt Nam khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
ARIA
07/09/2020 14:14:25
+4đ tặng
Câu a tóm tắt lại:
Thế Lữ là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới.Bài thơ "nhớ rừng" là một khung cảnh thiên nhiên vườn bách thú vô cùng tráng lệ nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi “khát khao”tự do đến cháy bỏng của chúa sơn lâm.Mượn hình tượng con hổ nhà thơ bộc lộ lòng yêu nước tha thiết của mình. 
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Trên đời điều quý giá nhất mà con người có được chính là sự tự do.Cũng giống như loài vật không gì sung sướng bằng việc được sống trong thiên nhiên,thỏa sức theo bản năng của mình.Thế nhưng có một nỗi buồn mà chúa sơn lâm phải gánh chịu đó là giam trong cũi sắt.Trong những ngày tháng tăm tối ấy kí ức hiện về làm cho nó khao khát về hai tiếng tự do đến cháy bỏng.Đó là những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, là những bình minh cây xanh nắng rội,..Nhưng chỉ còn là một miền kí ức. Những hình ảnh như “bốn phương ngàn”, “giang sơn ta”, “bình minh cây xanh nắng rội”...như đối lập với hình ảnh gông cùm hiện tại giữa một cái bao la rộng lớn với một cái cùm kẹp tù đày.Càng khắc họa rõ nỗi niềm khao khát,cũng như sự bất lực của chúa sơn lâm với thực tại.Vườn bách thú với những hoa thơm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,..thực chất chỉ là vỏ bọc đẹp đẽ của một xã hội giả dối vô nhân đạo. Nó đã che mờ đi sự công bằng và nhân ái bên trong thay vào đó là sự tù túng và nô lệ.

Đây là một trong những đoạn thơ hay thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ sự căm ghét hiện tại với những giả dối,lừa bịp.Đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ,của người dân VN khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×