LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn 200 chữ trình bày về vai trò của người thầy thuốc trong xã hội hiện nay

văn 11 viết một đoạn văn 200 chữ trình bày về vai trò của người thầy thuốc trong xã hội hiện nay

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.038
1
2
Elon Musk
14/09/2020 06:15:54
+5đ tặng

 Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn, truân chuyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo - những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế ta có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.

    Thầy cô - những bậc đàn anh đi trước, những người có trình độ hiểu biết cao, là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn: Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.

     Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la, một học sinh không thể nào tự nắm bắt chọn lọc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn, họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm, chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình. Dạy cho học sinh biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ, sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả. Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy, tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến. Chính vì nhờ thầy cô, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh, tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh, khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm. Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy, người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.
Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa. Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.

     ​Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta. Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô: học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.
Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta, giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Tóm lại, ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.

 



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Elon Musk
14/09/2020 06:16:07
+4đ tặng

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng đội ngũ trí thức, người ví tri thức như là “tài sản quý hiếm của dân tộc”. Trong đó Người đặc biệt đề cao vai trò của các thầy cô giáo – những người tham gia chủ yếu và trực tiếp vào sự nghiệp trồng người.

   Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Còn gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang, ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa chữa”.

    Tuy vậy, không phải ai học trường Sư phạm ra cũng có thể trở thành giáo viên tốt, không phải cứ có kiến thức hơn người khác là có thể làm giáo viên tốt, không phải cứ được Nhà nước xét tuyển và trả lương theo mã ngành là có thể làm giáo viên tốt, không phải cứ đứng trên bục giảng là có thể làm giáo viên tốt…

    Làm giáo viên là nghề rất “dễ” theo quan niệm của một số người, bởi họ chỉ cần đứng trên bục "chém gió”, hoặc ngồi vào bàn giáo viên đọc giáo trình cho học trò nghe, hết giờ thì về, không cần quan tâm đến học trò có nghe không, có nghe được gì không, có hiểu gì không, những điều nghe được có bổ ích không, có đúng không. Bởi vì học trò có em không biết thật, có em biết thầy, cô nói sai, nói dở mà không dám phản đối, vì tôn trọng thầy cô, vì sợ bị trù dập, vì muốn yên thân… Thậm chí có những người đọc nguyên những lời trong sách cho học trò nghe rồi đệm vài từ ậm à cửa miệng theo thói quen, hoặc kể những câu chuyện tào lao để gây cười là chủ yếu, còn chính họ cũng không hiểu về điều mình vừa đọc để có thể giảng dạy cho học trò hiểu. Có người rất “dũng cảm” có thể giảng bài bất cứ khi nào, môn nào. Hễ có người nhờ lên lớp thay vì bận là họ nhận lời liền, làm liền. Họ không biết hoặc cố tình không biết một điều hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng là: những hành động của mình đã góp phần không nhỏ, hoặc trực tiếp xóa đi niềm tin, sự hào hứng nhiệt thành – một trong những thứ quý giá nhất của những người trẻ tuổi - những người họ gọi là “học trò” trên con đường khám phá muôn màu của cuộc sống, tìm kiếm tri thức của nhân loại.

    Thật sự, nếu làm đúng yêu cầu, trách nhiệm mà xã hội giao phó thì nghề giáo là một nghề không hề đơn giản. Bởi vì nó đòi hỏi người giáo viên phải có cả đức và tài, thật sự giỏi cả về chuyên môn cũng như có năng lực sư phạm, đồng thời phải luôn luôn gương mẫu về đạo đức và có tình thương yêu học trò, tận tâm tận lực với nghề. Không những thế, giáo viên để làm tốt công việc của mình đòi hỏi phải luôn rèn luyện, cập nhật, bổ sung thêm tri thức để có thể hướng cho học trò của mình khi vào đời không trở nên lạc lõng, xa lạ với xã hội, để giúp các em tiến lên bắt kịp với thời đại và luôn luôn giữ được niềm tin, tạo dựng lại niềm tin vào những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống.

    Trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn ngành Giáo dục ngày 21-2-1956, Bác Hồ đã ân cần căn dặn: “Các cô, các chú là những thầy giáo, những cán bộ giáo dục đều phải luôn luôn cố gắng học thêm, học chính trị, học chuyên môn. Nếu không tiến bộ mãi thì sẽ không theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu”. Trong bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên năm 1959, Người cũng nhắc nhở: “giáo viên ngày nay không phải là "gõ đầu trẻ kiếm cơm", mà là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc. Nhiệm vụ ấy rất là vẻ vang. Các cô, các chú phải ngày càng tiến bộ để dạy cho con em ngày càng tiến bộ, nếu không thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến con em. Nên Người căn dặn: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức.

    “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, lời Hồ Chủ tịch dạy chúng ta như một chân lý của thời đại. Nhưng muốn giúp cho các thế hệ học sinh có thể góp công để xây dựng đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”, ngoài sự nỗ lực của các em còn phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của cả các thầy cô giáo. Đừng chỉ biết trách thế hệ trẻ bây giờ thế này thế nọ, trước hết các thầy cô cũng cần phải nhìn lại chính mình, soi xét chính mình để sống, lao động và học tập sao cho xứng với danh hiệu cao quý mà xã hội đã tôn vinh, để xứng đáng là “nhà giáo”, là thầy cô yêu kính của học trò.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư