Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Nêu tình hình nước Nga thời ông Putin làm tổng thống (kinh tế, chính trị, vị thế)?

Nêu tình hình nước Nga thời ông Putin làm tổng thống
- Kinh tế
- Chính trị
- Vị thế 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
494
0
0
Mai Thy
16/09/2020 21:27:18
+5đ tặng

20 năm trước, tất cả chúng ta đều biết rõ điều này nhưng chúng ta là không muốn nói nhắc đến bởi đất nước hồi đó đang ở thời điểm rất nguy hiểm, có thể sụp đổ hoặc tan rã, kinh tế trong tình trạng nghiêm trọng, nạn thất nghiệp lớn khủng khiếp, 40% người dân sống trong cảnh nghèo đói. Lạm phát trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 đo bằng hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm %. Dự trữ của chúng ta là 9,5-12 tỉ ruble, còn nợ lên tới 124-145 tỉ ruble”, Tổng thống Putin nói.

“Thời đó người dân rất khó khăn. Ngay cả bây giờ mọi chuyện cũng không hề đơn giản. Hồi đó thậm chí quân nhân không được nhận phụ cấp, và lương hưu bị chậm nhiều tháng, có nơi không trả lương suốt mấy năm. Bây giờ đôi khi cũng có trường hợp trục trặc, nhưng trên quy mô như hồi trước thì tất nhiên là không xảy ra nữa”, ông Putin nói.

Đồng thời, ông Putin chỉ ra rằng đến nay tình hình không chỉ thuần tuý là thay đổi, mà “trên thực tế đất nước Nga đã trở như một quốc gia khác”.

“Chúng ta đã khôi phục quân đội thành lực lượng vũ trang của riêng mình. Nga đã chiếm vị thế xứng đáng trong các vấn đề quốc tế”, ông Putin kết luận.

Tổng thống Nga nói thêm, từ lâu ông đã quen với mọi lời chỉ trích phê phán, bởi đó là chuyện không thể tránh khỏi và luôn có những người nghĩ theo chiều hướng khác.

“Không có vấn đề gì, từ lâu tôi đã quen với chuyện bị chỉ trích. Điều này là không thể tránh khỏi, có thể nói đó là quy luật phát triển của bất kỳ xã hội nào. Luôn có những người nghĩ theo chiều hướng khác”, ông Putin chia sẻ khi được đặt câu hỏi liệu ông có cảm thấy bị xúc phạm khi nhận những lời chỉ trích.

Trước đó, ông Putin kế thừa việc lãnh đạo đất nước từ Tổng thống Boris Yeltsin vào cuối năm 1999 và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 3/2000, sau 20 năm cầm quyền với một nhiệm kỳ Thủ tướng và hiện đang ở nhiệm kỳ Tổng thống thứ tư, nhà lãnh đạo Nga Putin dường như đã trở thành biểu tượng về sự ổn định, thống nhất và vững mạnh của đất nước.

20 năm qua, Tổng thống Putin đã đưa nước Nga trở lại được vị trí và vị thế mà Liên Xô đã từng có về kinh tế và khoa học công nghệ trên thế giới, nhờ nhiều chính sách kịp thời mang tầm chiến lược và đầy quyết đoán đã giúp nước Nga trở lại vũ đài chính trị thế giới về quân sự và địa chiến lược toàn cầu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Mai Thy
16/09/2020 21:30:23
+4đ tặng
Chính sách đối ngoại

Putin và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại Nhà thờ nông trại

Trong khi tổng thống Putin bị một số nhân vật đồng nhiệm phương Tây chỉ trích là chuyên quyền, các mối quan hệ của ông với Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, Tổng thống Pháp Jacques Chirac, và cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi rõ ràng là thân thiện. Mối quan hệ của Putin với Thủ tướng mới của Đức, bà Angela Merkel, được cho là "lạnh" và theo "kiểu thương mại" hơn so với quan hệ với Gerhard Schröder.[59]

Trong thời gian nhiệm kỳ của mình, Putin đã tìm cách tăng cường quan hệ với các nước thành viên khác thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập. Vùng "đệm" với ảnh hưởng truyền thống của Nga một lần nữa lại trở thành chính sách đối ngoại ưu tiên thời Putin, khi EU và NATO đã mở rộng ảnh hưởng ra đa phần các quốc gia vùng Trung Âu và gần đây là cả các nước Baltic. Trong khi khôn khéo chấp nhận sự mở rộng của NATO tới các nước Baltic, Putin tìm cách tăng cường ảnh hưởng của Nga tại Belarus và Ukraina.

Putin đã làm nhiều người theo chủ nghĩa quốc gia Nga và cả bộ trưởng quốc phòng của ông bất ngờ, khi ngay sau Các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ, đồng ý thành lập các căn cứ quân sự liên minh tại Trung Á trước và trong khi diễn ra cuộc tấn công quân sự do Mỹ tiến hành vào Afghanistan. Những người theo chủ nghĩa quốc gia Nga phản đối bất kỳ sự hiện diện quân sự Hoa Kỳ nào tại lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ, và đã hy vọng rằng Putin sẽ giữ người Mỹ bên ngoài các nước cộng hòa Trung Á, hay ít nhất buộc Washington phải đảm bảo rút quân ngay lập tức khi hoàn thành sứ mệnh. Mặt khác, Putin ủng hộ cuộc chiến tranh chống khủng bố của chính phủ Hoa Kỳ [60], và đã bày tỏ sự chia buồn sâu sắc tới các nạn nhân của vụ khủng bố kinh hoàng tại Mỹ.

Trong cuộc Khủng hoảng Iraq năm 2003, Putin phản đối hành động xâm lược Iraq của Washington khi chưa có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép rõ ràng một sự sử dụng quân sự như vậy. Sau cuộc chiến này được chính thức tuyên bố kết thúc, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã yêu cầu Liên hiệp quốc dỡ bỏ lệnh cấm vận Iraq. Putin ủng hộ thực hiện việc này theo đúng trình tự, cho rằng phái bộ Liên hiệp quốc đầu tiên phải có cơ hội hoàn thành công việc tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq.

Trong cuộc Bầu cử tổng thống Ukraine, 2004, Putin đã tới thăm Ukraine hai lần trước đó để bày tỏ sự ủng hộ Thủ tướng Ukraine Viktor Yanukovych và đã chúc mừng ông trong cái gọi là chiến thắng trước khi các kết quả bầu cử chính thức được ông bố. Sự ủng hộ trực tiếp của Putin với ứng cử viên thân Nga Yanukovych đã bị chỉ trích rộng rãi và bị coi là sự can thiệp trái phép vào các công việc nước Ukraine hậu Xô viết.

Năm 2005, Putin và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đã đàm phán việc xây dựng một đường ống dẫn dầu chính qua Baltic của riêng Nga và Đức. Schröder cũng đa tham dự lễ sinh nhật lần thứ 53 của Putin tại Sankt-Peterburg cùng năm ấy.

Năm 2008, Putin đem quân can thiệp vào cuộc nội chiến tại Gruzia, ủng hộ hai tỉnh Nam Ossetia và Abkhazia ly khai khỏi quốc gia này. Hành động can thiệp quân sự này của Nga bị cộng đồng quốc tế, nhất là các nước Phương Tây phản đối quyết liệt. Vào ngày 26 tháng 8 năm 2008, trong khoảng thời gian đình chiến, Nga đã chính thức công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia[61][62]. Gruzia bác bỏ hoàn toàn động thái này để bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của họ[63]; một số quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ và Đức cũng phản đối quyết định này và cho rằng nó vi phạm luật pháp quốc tế[64][65]. Toàn bộ 7 nước thuộc khối G7 cũng lên án Nga đang xâm phạm quyền toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia khi công nhận nền độc lập tại hai tỉnh ly khai Nam Ossetia và Abkhazia của Gruzia.[66]. 189 trên tổng số 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc (ngoại trừ Nga, Venezuela, Nicaragua, và Nauru) cũng không công nhận nền độc lập của Nam Ossetia mà vẫn tiếp tục xem lãnh thổ này là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Gruzia [67][68][69][70][71].

Đến năm 2014, nước Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine thông qua việc hỗ trợ quân ly khai ở các tỉnh miền Đông, sáp nhập vùng Crimea của Ukraine vào lãnh thổ Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý của người dân địa phương bất chấp sự phản đối của các nước phương Tây.

Năm 2015, quân đội Nga được cử sang Syria hỗ trợ quân đội chính phủ nước này trong cuộc Nội chiến Syria. Đây là hành động đánh dấu việc Nga đã quay trở lại trong cuộc đua giành quyền ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông.

Putin tuyên bố đứng về phía Trung Quốc và ủng hộ lập trường của chính phủ Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với các quốc gia khác trong khu vực (bao gồm cả Việt Nam) [72].

0
0
Mai Thy
16/09/2020 21:31:06
+3đ tặng
Những thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin đã khôi phục lại được vị thế cường quốc.
  • Nền kinh tế Nga vượt qua khủng hoảng và trở thành nước có tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ 5 thế giới (theo sức mua tương đương) vào năm 2017. Vào thời điểm năm 2000, Nga chỉ có 12 tỷ USD dự trữ ngoại hối và nợ công ở mức cao, tương đương 92,1% GDP. Đến năm 2018, nợ công của Nga giảm xuống chỉ còn 17,4% theo GDP và dự trữ ngoại hối tăng lên 356 tỷ USD. Tổng sổ vàng dự trữ lên gần 1.400 tấn.[118]. Nền kinh tế đã tăng gấp đôi quy mô, số lượng người dân sống dưới mức đói nghèo đã giảm một nửa[119]
  • Khôi phục lại niềm tin của người Nga vào đất nước.
  • Trong thập niên 2000, dân số Nga liên tiếp giảm sút do tỷ lệ sinh đẻ giảm và số lượng người tử vong trẻ tuổi tăng mạnh. Để đạt mục tiêu tăng trưởng dân số, Chính phủ Nga đã thông qua các ưu đãi tài chính cho các cặp vợ chồng muốn sinh con, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như tạo điều kiện về việc làm tốt hơn cho các bà mẹ. Đến năm 2018, dân số Nga đã tăng trở lại, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong rất thấp và đã tỷ lệ tử vong ở sản phụ gần như bằng không[118]. Tuổi thọ bình quân của người Nga đã tăng 7 năm so với năm 2000, đạt gần 73 vào năm 2017.
  • Vượt qua khủng hoảng do các thắng lợi của các biến động tại các nước láng giềng như Ukraine và Gruzia cũng như duy trì được các tổ chức CIS, CSTO và tham gia lập 1 tổ chức mới là SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải).
  • Khôi phục lại phần nào thế lực tại những vị trí đã mất ở những khu vực ảnh hưởng truyền thống như Việt Nam, Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc và phát triển mối quan hệ với những đối tác mới (các nước Mỹ Latinh).
  • Tái sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga sau cuộc trưng cầu dân ý địa phương năm 2014.
  • Việc Nga hỗ trợ Chính phủ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống các nhóm đối lập đã nâng cao vị thế của Nga tại khu vực Trung Đông. Đầu tháng 12/2017, Tổng thống Putin tuyên bố với sự trợ giúp của quân đội Nga, lực lượng vũ trang Syria đã giải phóng gần như toàn bộ lãnh thổ Syria khỏi tay Nhà nước khủng bố tự xưng IS.
  • Về mặt cá nhân, ông Putin để lại ấn tượng về một chính khách rất mạnh mẽ trong các vấn đề quốc tế và nhạy bén trong các cuộc đàm phán.
0
0
Mai Thy
16/09/2020 21:31:47
+2đ tặng
Hạn chế
Kinh tế Nga chưa đủ quy mô để trở thành một nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh trên thế giới như dưới thời Liên Xô. Nga chưa thể trở thành một đối tác hàng đầu đối với những nước thân cận như Trung Quốc và Ấn Độ, và cũng không phải là đối tác hàng đầu đối với bất cứ một nền kinh tế chủ chốt nào trên thế giới, thậm chí cả các nước thuộc CIS.
Nga không có khả năng gây ảnh hưởng lớn trên thế giới về lối sống, văn hóa và nghệ thuật như dưới thời Liên Xô. Những lãnh thổ mà phần lớn người dân nói tiếng Nga đang nhỏ lại và vị thế của văn hóa và nghệ thuật Nga ở ngoài nước Nga bị sụt giảm.
Không tạo dựng được một chính sách hiệu quả trong quan hệ với cộng đồng người Nga ở nước ngoài như cách mà Trung Quốc tạo ra với cộng đồng Hoa kiều cũng như mất ảnh hưởng lên 2 nước láng giềng là Gruzia và Ukraina.
Thất bại trên thị trường hợp tác kỹ thuật quân sự với một số khách hàng. Một số khách hàng mua các loại vũ khí của Nga đã từ chối các hợp đồng mua bán và đưa ra lý do trì hoãn.
Tỉ lệ tội phạm ở Nga vẫn ở mức rất cao so với mặt bằng chung của châu Âu và thế giới. Theo thống kê của Văn phòng Tội phạm và Ma túy Liên Hợp Quốc, tỉ lệ giết người cố ý ở Nga vào năm 2016 là 10.82/100.000, cao gấp đôi so với Hoa Kỳ (5.8/100.000) và cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của toàn thế giới (6.2/100.000) [120].
Tham nhũng vẫn là vấn đề rất lớn ở Nga. Năm 2017, Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Nga đứng thứ 135/176 trên thế giới về Chỉ số nhận thức tham nhũng. Theo Ngân hàng Thế giới, tham nhũng gây thiệt hại lên tới 50% tổng GDP của Nga [121].
Nga hiện là một trong những nước có tỉ lệ tự sát cao nhất thế giới. Theo thống kê của WHO vào năm 2016, tỉ lệ tự tử ở Nga đứng thứ 3 trên toàn cầu (chỉ sau 2 nước là Lesotho và Guyana), với 26,5 vụ trên 100.000 người [122]. Năm 2012, tỷ lệ tự tử ở tuổi vị thành niên tại Nga cao gấp ba lần mức trung bình của thế giới [123

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo