LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu những hiểu biết của em về nhạc sĩ Trần Hoàng và sự ra đời của một bài hát

Nêu những hiểu biết của em về nhạc sĩ Trần Hoang và sự ra đời của một bài hat momua xuân nho

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.200
1
0
My Sunshine
19/09/2020 18:59:34
+5đ tặng

Tháng 12/2010 tôi vào công tác ở thành phố Huế và được dự buổi gặp mặt thân tình rất trang trọng nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh, 30 năm ngày mất của nhà thơ Thanh Hải, do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức. Những bài thơ tiêu biểu của Thanh Hải qua các thời kỳ được các nghệ sĩ thể hiện, xen kẽ là những hồi ức và kỷ niệm của những bạn cùng thế hệ. Chuyện tình của Thanh Hải - Thanh Tâm cảm động hơn khi được nghe những người bạn cùng đơn vị công tác của ông bà, những người bạn cùng Thanh Hải sống và viết ở chiến trường Thừa Thiên kể lại. Đặc biệt, được nghe "Bài thơ về nỗi nhớ", bài thơ tưởng nhớ  Thanh Hải của nghệ sĩ Thanh Tâm, vợ ông, tự trình bày:

"Một giọng ca Nam bình em xin trao gửi

Với tất cả tình riêng em luôn đợi anh về".

"Một mùa xuân nho nhỏ" - ca sĩ Anh Thơ trình bày.

Bà Thanh Tâm đã kể lại những ngày cuối đời (1980) ông vẫn nhớ đến bút, không quên được thơ. Ông đã viết trên giường bệnh tại bệnh viện Huế  bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Qua bài thơ này chúng ta thấy được chút tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Nhạc sĩ Trần Hoàn vào thăm, đọc được bài thơ ấy, ông nói sẽ về phổ nhạc. Giữ đúng lời hứa với bạn, Trần Hoàn đã phổ xong sau một tuần trở lại Huế ngỡ để hát cho Thanh Hải nghe nhưng lại phải tiễn đưa bạn như một lời ru để nhà thơ an giấc ngàn thu. Tết Tân Dậu (1981) mùa xuân ấy Ca khúc “Một mùa xuân nho nhỏ” Nhạc Trần Hoàn, Thơ Thanh Hải đã được nghệ sĩ Kim Phúc ngân vang trên sóng Phát thanh, đến với thính giả trong và ngoài nước.

Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4-11-1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền -Thừa Thiên Huế. Trong kháng chiến chống Mỹ ông làm công tác văn hoá văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Khu uỷ Trị Thiên. Sau năm 1975 ông là Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Ông mất ngày 15/12/1980.

Thơ Thanh Hải đã đi vào văn học nhà trường từ thập kỷ 60. Hồi đó học sinh Tiểu học ở miền Bắc đã thuộc lòng các bài thơ "Mồ anh hoa nở", "Cháu nhớ Bác Hồ" của Thanh Hải. Thơ Thanh Hải bình dị như cuộc đời của ông, một người chiến sĩ kiên trung với cách mạng: “Đêm nay trên bến Ô Lâu/Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ...” là một trong những vần thơ cảm động nhất về tình cảm của thanh thiếu niên miền Nam đối với Bác Hồ. Những vần thơ đã đi vào tâm thức của nhiều thế hệ người Việt Nam. Nó tồn tại như những câu ca dao lưu truyền trong dân gian. Nhà thơ Thanh Hải từng kể lại rằng khi ông đọc bài thơ "Cháu nhớ Bác Hồ" cho Bác Hồ nghe, đến câu "Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn", quá xúc động, nghẹn lời. Bác liền ôm lấy Thanh Hải, vừa hôn vừa nói: “Đây, hôm nay Bác hôn cháu thật đây!”. Đó là một kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời làm thơ của Thanh Hải.

 

Trở lại với ca khúc “Một mùa xuân nho nhỏ”, nhạc sĩ Trần Hoàn không sử dụng hẳn một chất liệu dân ca vùng nào để tạo nên bài hát. Ta cũng chỉ cảm thấy loáng thoáng chút ví, giặm Nghệ Tĩnh ở chủ đề âm nhạc, rồi được biến hóa đi ngay: “Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc/ Ơi con chim chiền chiện…” Bố cục của bài hát vuông vức ở thể hai đoạn. Đoạn A, giai điệu được viết ở giọng thứ. Đoạn B, chuyển sang trưởng. Cách viết này là thông thường, không có gì đặc biệt. Nhưng ngôn ngữ âm nhạc của "Một mùa xuân nho nhỏ" thật độc đáo bởi tạo dựng được một hình tượng khiến người nghe cảm thấy bồi hồi, xao xuyến.

Đặc biệt ở đoạn B, khi giai điệu đã chuyển hẳn sang điệu trưởng, thông thường sẽ sáng, vui hẳn lên nhưng người nghe vẫn được tô đậm thêm ấn tượng ban đầu do đoạn A đem lại: “Mùa xuân, mùa xuân!/ Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời/ Mùa xuân, mùa xuân/ Mùa xuân tôi xin hát…”. Những dấu lặng đơn, được đặt sau mỗi tiếng “xuân” gây cho ta cảm giác đúng là những giọt sương long lanh rơi từ những tán lá, nhành cây... Mùa xuân là mùa hứa hẹn sự sống, sức thanh xuân, mùa sinh sôi của muôn loài. Nhưng đâu chỉ có vui, chỉ phơi phới, hớn hở… như người ta quan niệm mà thực ra còn có rất nhiều suy ngẫm cho cuộc đời cho năm mới trước những dự định tốt đẹp... Mỗi người tự nhắc mình giữa mùa xuân mới: Hãy “làm con chim hót, làm một nhành hoa, một nốt trầm xao xuyến” để “biến trong hòa ca”… Nhạc và lời hòa quyện nhau đầy thuyết phục và đắm say lòng người, tình đời.

Tôi nhớ sau khi Hội Văn nghệ Hà Nội thành lập (1966), cuối năm các hội viên rất vui được gặp gỡ các nhà văn của Miền Bắc mà còn được đón tiếp các nhà văn Miền Nam từ vùng giải phóng ra thăm Thủ Đô, trong đó có nhà thơ Thanh Hải. Tại phố Bông Nhuộm – nơi Tổng bí thư Trần Phú viết bản luận cương chính trị khi mới thành lập Đảng - Chúng tôi rất xúc động được nghe nhà thơ Thanh Hải đọc thơ: Xa nhau chỉ một mái chèo/ Mà đi trăm núi vạn đèo đến đây/ Siết tay ôm chặt lấy tay/ Nói gì, nước mắt tràn đầy đôi môi....

Nhà thơ còn kể lại chuyến đi đầy kỷ niệm: Từ chiến khu Thừa Thiên, ông cùng anh em cuốc bộ vào Tây Ninh, rồi sang Campuchia đi máy bay qua Trung Quốc, đi tàu hoả về Hà Nội! Bài thơ “Tám năm nay mới gặp nhau” của ông đã được nghệ sĩ Trần Thị Tuyết ngâm trong chương trình Tiếng thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam chiếm được cảm tình người nghe. Mùa xuân này, tôi ngồi nghe lại ca khúc “Một mùa xuân nho nhỏ” mà nhớ hai gương mặt hiền lành, giọng nói êm nhẹ của nhà thơ và nhạc sĩ người Miền Trung được đông đảo công chúng mến yêu./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
ChinPu
05/10/2020 19:33:48
+4đ tặng

1. Nhạc sĩ Trần Hoàn
Ông tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, quê quán Hải Lăng, Quảng Trị. Bố của ông là người rất yêu thích âm nhạc và sành sỏi về ca Huế, hát bội, nhạc Tây. Điều này có ảnh hưởng đến sự nghiệp âm nhạc của ông sau này.

Năm 1935 Trần Hoàn theo học tại Quốc học Huế. Ông tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16, 17 tuổi. Ông bắt đầu nối tiếng với ca khúc Sơn nữ ca viết năm 20 tuổi khi đang ở chiến khu Quảng Bình. Trần Hoàn tham gia kháng chiến, trải qua nhiều cương vị lãnh đạo các tổ chức văn hóa của đảng, đầu tiên là Đoàn phó đoàn tuyên truyền văn nghệ Trung bộ và Liên khu IV. Năm 1948, Trần Hoàn được kết nạp vào đảng. Từ 1948 đến 1956, phụ trách công tác văn hóa văn nghệ Liên khu IV, Liên khu III, khu Tả ngạn.

Năm 1956 ông về làm giám đốc Sở Văn hóa Thành phố Hải Phòng. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển văn hóa của thành phố Cảng. Là một trong những cán bộ đầu tiên tham gia tiếp quản thành phố và là Giám đốc đầu tiên của Sở VHTT Hải Phòng 10 năm. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân theo cách mạng, xây dựng đời sống mới, xây dựng chính quyền bằng các hình thức hoạt động văn hóa, nghệ thuật có hiệu quả. Trần Hoàn còn là nhà quản lý có nhiều công lao gây dựng, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ phát triển trong hoàn cảnh thành phố còn thiếu thốn và khó khăn nhiều mặt. Ông cũng là một trong những người đầu tiên xây dựng, tổ chức Hội văn nghệ Hải Phòng. Cuối năm 1963, Đại hội văn nghệ Hải Phòng lần thứ nhất, Chi hội trưởng là nhà văn Nguyên Hồng và Chi hội phó là Trần Hoàn. Với cương vị Giám đốc Sở ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi hội văn học nghệ thuật Hải Phòng lúc sơ khai như mở các lớp viết văn, làm báo, hướng dẫn, bồi dưỡng cây bút trẻ.

Năm 1964 ông trở lại chiến trường Bình Trị Thiên với bút danh Hồ Thuận An, thời gian này ông sáng tác những bài hát như Tiếng hát trên Gio Cam giải phóng, Lời ru trên nương...

Sau 1975, Trần Hoàn là trưởng Ty Thông tin Bình Trị Thiên.

Năm 1983, ông được điều động tham gia Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội, giữ chức trưởng ban tuyên huấn, sau đó là Phó Bí thư Thành ủy. Đại hội Đảng lần thứ VI ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ thông tin và sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (1987 - 1996) và đến Đại hội VII của Đảng ông được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương đảng. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII.

Từ 7/1996, giữ chức Phó trưởng Ban văn hóa tư tưởng Trung ương, Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Những sáng tác của Trần Hoàn khá phong phú, từ những ca khúc thời kỳ đầu mang tính trữ tình như Sơn nữ ca, Lời người ra đi... cho tới những bài hát Lời ru trên nương, Tình ca mùa xuân, Nắng tháng Ba, Một mùa xuân nho nhỏ... và mang đậm chất dân ca như Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh, Lời Bác dặn trước lúc đi xa...

Trần Hoàn còn là một trong những người có liên quan ít nhiều tới vụ Nhân văn - Giai phẩm và nhiều người cho rằng ông đã trực tiếp đánh nhạc sĩ Văn Cao.

Ông mất ngày 23 tháng 11 năm 2003, ở Hà Nội

Ông tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, quê quán Hải Lăng, Quảng Trị. Bố của ông là người rất yêu thích âm nhạc và sành sỏi về ca Huế, hát bội, nhạc Tây. Điều này có ảnh hưởng đến sự nghiệp âm nhạc của ông sau này.

Năm 1935 Trần Hoàn theo học tại Quốc học Huế. Ông tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16, 17 tuổi. Ông bắt đầu nối tiếng với ca khúc Sơn nữ ca viết năm 20 tuổi khi đang ở chiến khu Quảng Bình. Trần Hoàn tham gia kháng chiến, trải qua nhiều cương vị lãnh đạo các tổ chức văn hóa của đảng, đầu tiên là Đoàn phó đoàn tuyên truyền văn nghệ Trung bộ và Liên khu IV. Năm 1948, Trần Hoàn được kết nạp vào đảng. Từ 1948 đến 1956, phụ trách công tác văn hóa văn nghệ Liên khu IV, Liên khu III, khu Tả ngạn.

Năm 1956 ông về làm giám đốc Sở Văn hóa Thành phố Hải Phòng. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển văn hóa của thành phố Cảng. Là một trong những cán bộ đầu tiên tham gia tiếp quản thành phố và là Giám đốc đầu tiên của Sở VHTT Hải Phòng 10 năm. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân theo cách mạng, xây dựng đời sống mới, xây dựng chính quyền bằng các hình thức hoạt động văn hóa, nghệ thuật có hiệu quả. Trần Hoàn còn là nhà quản lý có nhiều công lao gây dựng, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ phát triển trong hoàn cảnh thành phố còn thiếu thốn và khó khăn nhiều mặt. Ông cũng là một trong những người đầu tiên xây dựng, tổ chức Hội văn nghệ Hải Phòng. Cuối năm 1963, Đại hội văn nghệ Hải Phòng lần thứ nhất, Chi hội trưởng là nhà văn Nguyên Hồng và Chi hội phó là Trần Hoàn. Với cương vị Giám đốc Sở ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi hội văn học nghệ thuật Hải Phòng lúc sơ khai như mở các lớp viết văn, làm báo, hướng dẫn, bồi dưỡng cây bút trẻ.

Năm 1964 ông trở lại chiến trường Bình Trị Thiên với bút danh Hồ Thuận An, thời gian này ông sáng tác những bài hát như Tiếng hát trên Gio Cam giải phóng, Lời ru trên nương...

Sau 1975, Trần Hoàn là trưởng Ty Thông tin Bình Trị Thiên.

Năm 1983, ông được điều động tham gia Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội, giữ chức trưởng ban tuyên huấn, sau đó là Phó Bí thư Thành ủy. Đại hội Đảng lần thứ VI ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ thông tin và sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (1987 - 1996) và đến Đại hội VII của Đảng ông được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương đảng. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII.

Từ 7/1996, giữ chức Phó trưởng Ban văn hóa tư tưởng Trung ương, Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Những sáng tác của Trần Hoàn khá phong phú, từ những ca khúc thời kỳ đầu mang tính trữ tình như Sơn nữ ca, Lời người ra đi... cho tới những bài hát Lời ru trên nương, Tình ca mùa xuân, Nắng tháng Ba, Một mùa xuân nho nhỏ... và mang đậm chất dân ca như Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh, Lời Bác dặn trước lúc đi xa...

Trần Hoàn còn là một trong những người có liên quan ít nhiều tới vụ Nhân văn - Giai phẩm và nhiều người cho rằng ông đã trực tiếp đánh nhạc sĩ Văn Cao.

Ông mất ngày 23 tháng 11 năm 2003, ở Hà Nội
2. Sự ra đời của bài hát Một mùa xuân nho nhỏ

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Âm nhạc Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư