LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sơn tinh - thủy tinh của nguyễn nhược pháp nói lên nội dung gì

4 trả lời
Hỏi chi tiết
366
1
0
Đặng Thu Trang
27/09/2020 19:51:50
+5đ tặng
TTKh., một nhà thơ tuyệt vời -- tuyệt vời bởi sự kín đáo đến mức trở thành bí mật mãi mãi khi đưa ra giữa đời chỉ vỏn vẹn bốn bài thơ và không lưu lại dấu tích nào? Nhưng tôi không kể đến trường hợp nhà thơ ấy, với bút danh hay tên thật viết tắt, lại mơ hồ tuyệt đối về tiểu sử, cho đến nay vẫn còn là một nghi án văn chương, bởi tôi cứ đinh ninh sự nghiệp của TTKh. chỉ là một mảnh vỡ từ một ngọn núi kim cương thơ ca của một thi sĩ khác. TTKh. là một nữ sĩ ảo. Tôi muốn nói đến một nhà thơ thực sự có sự nghiệp thơ ca ít ỏi nhất với danh tính, hành trạng, chân dung đời thực rõ nét.

Từ rất nhiều năm về trước, tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về một người thơ tạo nên tên tuổi chỉ bằng một tập thơ mỏng mảnh, vỏn vẹn mười bài, giữa một thời kì chữ quốc ngữ abc đã trở nên hoàn thiện, phổ biến, và đó cũng là một thời kì khá phong phú về báo chí, xuất bản, thời kì đặc biệt xuất hiện nhiều nhà thơ xuất sắc với sự nghiệp ít ra là một, hai tập thơ dày dặn. Đây là cả một sự kiện xem ra rất lạ lùng nhưng có thật.

Thật ra, Nguyễn Nhược Pháp có thể đạt tới mức đồ sộ hơn về sự nghiệp văn chương, nếu số phận ông không non yểu ở tuổi 24 (1914-1938). Đơn giản chỉ có vậy. Nhưng nếu chỉ đơn giản như thế, tôi cứ suy nghĩ mãi làm gì? Thơ "quý hồ tinh, bất quý hồ đa" chăng? Nhận định đó đã trở thành một lẽ tất nhiên, cần chi nghĩ ngợi!

Và thật ra, thơ Nguyễn Nhược Pháp không phải thuộc loại tinh lọc, đạt tới sự kết tinh đến mức tuyệt vời như kim cương hay chí ít cũng như thạch anh. So với nhiều nhà thơ cùng thời, về ngôn ngữ, sự điêu luyện về nghệ thuật thơ ca và độ sâu của tư tưởng, cảm xúc, Nguyễn Nhược Pháp không có gì vượt trội, nếu không muốn nói thật là vẫn còn kém thua ít nhiều.

Nhưng dẫu sao, với độ mỏng vỏn vẹn mười bài, "Ngày xưa" của Nguyễn Nhược Pháp vẫn mãi mãi còn đó trong giai đoạn văn học sử 1930-1945, giai đoạn "Thơ mới", bằng một nét riêng, độc sáng, gần như một phong cách riêng, không một tập thơ nào của ai đó có thể che lấp được hay thay thế được. Thiếu "Ngày xưa" là văn học sử giai đoạn ấy lộ ra một khoảng trống. Vấn đề là ở điểm này đây.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Mậu tí HB8 này, không khí trầm hương thiêng liêng và tiếng chuông chùa siêu thoát gợi cho tôi nhớ lại những suy nghĩ ấy của mình, từ những năm đã xa, về "Ngày xưa" và nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Tôi thấy cần đọc lại thơ ông, để xem lại những suy nghĩ thuở nào của mình có non nớt lắm không.

Tôi cảm thấy hình như nhận thức của tôi về "Ngày xưa" không có gì khác. Có thể nói, không nghi ngờ gì nữa, sở dĩ "Ngày xưa" có một chỗ đứng hiển nhiên không thể thay thế trên văn đàn thuở ấy là bởi có thật một nét riêng, một phong cách thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp. Phong cách thi sĩ ấy thể hiện ở mảng đề tài ông tâm đắc và ở cảm thức thơ ca rất riêng của ông.

Chủ nghĩa lãng mạn là sự chối bỏ thực tại, vượt lên thực tại buồn chán, bế tắc, hoặc hướng về tương lai hay ngoảnh lại quá khứ, hoặc khao khát, bay bổng với hiện tại được mộng ảo hoá. Nguyễn Nhược Pháp thuộc khuynh hướng lãng mạn hoài niệm. Đúng như vậy. Nhận định này có thể không có gì mới. Điều cần thấy thêm ở Nguyễn Nhược Pháp: Có lẽ ông không đủ sức mạnh của nhận thức, của ý chí phủ định quyết liệt thực tại để hướng đến tương lai, nhưng với tuổi đời quá trẻ, ông vẫn còn tươi tắn và hồn nhiên khi hướng về quá khứ vàng son của dân tộc -- cái vàng son theo cảm nhận của ông. Hoài niệm huyền thoại và lịch sử thực chất chỉ là niềm tiếc nuối những gì một đi không trở lại. Vì thế, nền tảng ần chìm vẫn là niềm tuyệt vọng. Đó là nói chung. Với Nguyễn Nhược Pháp, không những hoài niệm, ông đã sống với quá khứ nghìn xưa như chính ông là chàng trai trẻ của nghìn xưa ấy, chứ không phải với ý thức của một người sống vào quãng vài thập niên thuộc nửa đầu thế kỉ XX.

Hiện tại của Nguyễn Nhược Pháp là "ngày xưa".

Chính nhờ vậy, thơ Nguyễn Nhược Pháp có nét hồn nhiên, hóm hỉnh, nói như Hoài Thanh -- Hoài Chân, khiến ta tưởng thấy được những nét cười thú vị đâu đó trong thơ ông.

Sau khi Nguyễn Nhược Pháp miêu tả nhan sắc Mỵ Nương thuở huyền sử, ông viết thêm như nói, "Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ". Chính câu thơ hồn nhiên này lại khắc sâu vào lòng người đọc vẻ hóm hỉnh, thú vị ấy, và quên hết những nét ước lệ khác. Cũng trong bài "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" (1), ông còn viết:

Hai thần bên cửa thành thi lễ
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu
Nhưng có một nàng mà hai rể
Vua cho như thế cũng hơi nhiều!

Không thể không mỉm cười với một "Ngày xưa" được kể lại với những nét ngộ nghĩnh, dí dỏm độc đáo! Nhất là ở đoạn kết:

Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu
Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhoà
(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu
Nhưng thật dễ thương): "Ô! Vì ta!".

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương
Trần gian đâu có người dai thế
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

Nét hồn nhiên, dí dỏm, hóm hỉnh một cách tinh tế còn được thể hiện ở bài "Chùa Hương" (2) nổi tiếng nhất của Nguyễn Nhược Pháp. --

"Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" là huyền thoại được kể lại, "Chùa Hương" là đời thực của ngày xưa, cũng được kể lại bằng thơ ca như thế, và vẫn in đậm nét riêng Nguyễn Nhược Pháp. Yếu tố tự sự, Nguyễn Nhược Pháp gọi hẳn bài thơ là "thiên kí sự", người đọc còn thấy ở một bài khác: "Một buổi chiều xuân" (3). Bài "Đi cống" (4) cũng được vận dụng thủ pháp này trong một mức độ nào đó.

Nguyễn Nhược Pháp đã để cho câu chuyện "Chùa Hương" được ghi lại bằng tâm trạng của nhân vật chính. Đó là một cô gái mới lớn, vừa bước vào mùa xuân của năm mười lăm tuổi. Một điều khá ngộ nghĩnh là Nguyễn Nhược Pháp viết trong bài và ghi chú hẳn ở cuối bài, một cách bông đùa, "thiên kí sự" này là chính do cô gái ấy viết, như thể ông chỉ là người sưu tập (5). Ông bông đùa để tạo thêm ý vị cho bài thơ được viết theo lối tự sự này. Và cũng chính thủ pháp để cho nhân vật tự biểu hiện, tự kể chuyện, tự thuật lại chuyến hành hương lên chùa cùng cha mẹ (thầy me), tình cờ gặp một văn nhân trẻ tuổi, Nguyễn Nhược Pháp đã biểu đạt được tâm trạng với những cảm xúc rất thật của cô bé tuổi mười lăm trong không thời gian "ngày xưa", thuở tục tảo hôn, lấy chồng sớm, còn rất bình thường.

Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà ba con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã ba con với chàng
                                         (Ca dao)

Tuổi mười lăm, nét trẻ thơ còn đó, nhưng suy nghĩ về chuyện lấy chồng như thể đã bước vào tuổi hai mươi, ở nhân vật trong bài thơ, là một nét xưa có thật và rất thật.

Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm
Nhờ mối mai đưa tiếng
Khen tươi như trăng rằm

Nhưng em chưa lấy ai
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm!
(Ý đợi người tài trai)

Dọc đường đi, cô bé tự biểu hiện ý nghĩ thầm kín của chính mình một cách vừa táo bạo vừa chân thành:

Mơ xa lại nghĩ gần
Đời mấy kẻ tri âm?
Thuyền nan vừa lẹ bước
Em thấy một văn nhân

Người đâu thanh lạ thường
Tướng mạo trông phi thường
Lưng cao dài, trán rộng
Hỏi ai nhìn không thương?

Đó là những ý nghĩ không thể công nhiên bày tỏ với người khác, cho dù là bạn gái cùng trang lứa. Mặc dù táo bạo, nhưng không thể nói, ấy là những ý nghĩ không đáng yêu, khi chúng được nẩy sinh và thể hiện trong một bối cảnh thanh thoát đến siêu thoát. Và cũng đáng yêu biết mấy, khi ta đọc thấy suy nghĩ của cô bé đã biết làm duyên, biết tạo nét cho mình và cũng biết e lệ giữ mình, giấu bớt mình đi, để ấn tượng về mình chỉ toàn là nét đẹp trong mắt nhìn của chàng trai mình trót yêu thầm. Và tất cả cũng trong quan niệm chung của "ngày xưa":

Em đi, chàng theo sau
Em không dám đi mau
Ngại chàng chê hấp tấp
Số gian nan không giàu

Cô gái cũng tinh ý nhận ra tình cảm của chàng văn nhân trẻ tuổi, khi chàng trai có chú tiểu đồng đi theo, mang giúp túi thơ bầu rượu ấy, đã tự tâm đi theo lộ trình hành hương của gia đình mình, vì chàng đã quyến luyến, không thể rời xa. Trực nhận ra điều đó, cô gái hồn nhiên bày tỏ trên trang nhật kí hành hương, những trang giấy chắc chắn không bao giờ cô trao cho một ai đọc:

Đêm hôm ấy em mừng
Mùi trầm hương bay lừng
Em nằm nghe tiếng mõ
Rồi chim kêu trong rừng

Em mơ, em yêu đời!
Mơ nhiều... Viết thế thôi!
Kẻo ai mà xem thấy
Nhìn em đến nực cười!

Thật hồn nhiên, thanh thoát rất trẻ thơ, và siêu thoát không vương niềm tục lụy. Nói đúng hơn, ấy là quan niệm yêu đương, vợ chồng theo tục tảo hôn của đứa bé gái vẫn còn quá ngây ngô, trong không gian đượm mùi trầm hương, tiếng chuông mõ lâng lâng thoát tục.

Nguyễn Nhược Pháp còn để cho nhân vật trữ tình của mình tự biểu hiện cả nỗi buồn từ giã:

Em nghe bỗng rụng rời
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy
Thoảng ngày vui qua rồi!

Đây là lần đầu tiên cô gái tuổi mười lăm ấy biểu lộ tình cảm của mình trước người mình thầm thương mến. Có điều, mặc dù đích thị là chàng văn nhân kia, nhưng cũng chỉ được rưng rưng nhìn, qua một đại từ "ai" mơ hồ, xa lạ. Từ giã, cũng là lúc, một nét triết lí buồn đến bi đát về cõi đời phù du bỗng hiện lên, tê tái, ngậm ngùi, trong lòng cô gái. Nét buồn sâu sắc, già dặn này từ một vô thức nghìn đời nào đó ập vào lòng cô gái bé nhỏ, hồn nhiên, ngỡ là phi lí nhưng rất thật.

Lúc từ giã, cũng chính là khi cô gái hồn nhiên tự thầm kín bày tỏ niềm xao động và chút ước ao vương mùi trần tục... của một nụ hôn?:

Làn gió thổi hây hây
Em nghe tà áo bay
Em tìm hơi chàng thở
Chàng ôi, chàng có hay?

Không, chỉ một chút gần kề! Nhưng rồi, cũng chỉ là trong xao động thầm kín. Và chính chút cảm giác thầm kín kia cũng được thăng hoa lên cõi bồng lai tiên cảnh:

Đường đây kia lên trời
Ta bước tựa vai cười
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!

Ngun ngút khói hương vàng
Say trong giấc mơ màng
Em cầu xin Trời, Phật
Sao cho em lấy chàng.

Và "Thiên kí sự đến đây là hết. Tôi tin hai người lấy nhau, vì không lấy nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện" (5). Nguyễn Nhược Pháp đã ghi chú thêm như vậy ở cuối bài "Chùa Hương", bởi ông nghĩ rằng tình yêu đương trong sáng chỉ thực sự hiện hữu, làm thăng hoa mọi năng lực sáng tạo, một khi tình yêu đương ấy vẫn còn quãng cách giữa hai người.

"Chùa Hương" dễ thương, đáng yêu biết bao, với những nét tâm lí vừa táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, nhí nhảnh, lại rất chân thành đến buồn cười ở một cô bé mười lăm tuổi "ngày xưa", được kết thúc bởi một ghi chú dí dỏm, như thể chỉ là ghi nhận của Nguyễn Nhược Pháp khi chép lại bài thơ từ nhật kí của chính cô gái. Tất cả các thủ pháp ấy không thể khiến chúng ta nghĩ Nguyễn Nhược Pháp không phải là tác giả của bài "Chùa Hương", mà chỉ khiến chúng ta hiểu ông bông đùa một cách đáng yêu, để bài thơ dễ thương hơn.

Nhiều người đã nhận định, có lẽ "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" và "Chùa Hương" là hai bài thơ được nhiều người yêu thích nhất của Nguyễn Nhược Pháp. Nói cách khác, nhắc đến "Thơ mới", người yêu thơ không thể quên Nguyễn Nhược Pháp bởi chính hai bài thơ ấy. Tôi cũng nghĩ đó là hai bài thơ tạo nên một nét rất riêng, không thể lẫn vào ai, một phong cách riêng, độc sáng của ông, trước ông chưa có, và sau ông chỉ là sự kế thừa: Phong cách dễ thương, dí dỏm, hóm hỉnh nhẹ nhàng, viết về tuổi mới lớn.

Nhưng khi nhận định, hiện tại của Nguyễn Nhược Pháp là "ngày xưa", tôi muốn nhấn mạnh hơi quá mức đến tâm thức về hẳn với quá khứ xa xưa của Nguyễn Nhược Pháp. Thực ra, Nguyễn Nhược Pháp vẫn có nhiều khi thể hiện trong các bài thơ khác: nhân vật trữ tình của ông ý thức rõ là đang từ hiện thực những năm 30-40/XX, bay vào mộng ảo "ngày xưa" một đi không trở lại, như một vượt thoát hiện tại nô lệ, mất nước thời thực dân Pháp thống trị. Bài "Tay ngà" (6) là một đơn cử:

Đêm nay chờ trăng mọc
Ngồi thơ thẩn trong vườn...

... Ta ngồi bên tảng đá
Mơ lều chiếu ngày xưa
Mơ quan Nghè, quan Thám
Đi có cờ lọng đưa

Ý thức một cách rất rõ rệt về sự vượt thoát thực tại (nô lệ -- điều ông không dám nói trong thơ) để bay vào quá khứ dân tộc vàng son mộng ảo còn được ghi dấu:

Ta đang còn luyến mộng
Yêu bóng người vẩn vơ
Tay ngà ai phủ trán?
Hiu hắt ánh trăng mờ

Đó là giấc mộng trong khi lơ mơ giữa ý thức và vô thức, như một cơn mê của người bệnh, khiến bàn tay ngà yêu thương của người vợ hiền có thực (?) phải đặt lên vầng trán ông, xem thử có thật ông đang sốt hay không.

Ý thức trốn thoát thực tại bằng cách tự ru ngủ mình để có thể bay về quá khứ "ngày xưa" của đất nước cũng có khi được thể hiện rõ rệt hơn, nhưng lại đượm niềm thất vọng, vì tự hiểu rằng bản thân mình là con người thuộc thế kỉ XX, thế kỉ của khoa học thực nghiệm, duy lí, thế kỉ của những thần thoại bị giải mã, mà ở một góc nhìn nào đó, là thực sự đã tan vỡ, đã chết. Bài "Mây" (7) thể hiện điều đó.

Người xưa mơ, nhìn mây...
...
... Ngày nay ta nhìn mây...
... Hồn xưa tìm không thấy...

Biết rằng hoài niệm "ngày xưa" thực chất là những thoáng lãng mạn tuyệt vọng, nhưng không còn con đường nào khác! Đó là niềm bi kịch sâu xa của Nguyễn Nhược Pháp, ấn nấp phía đằng sau những thoáng chốc tươi vui, hóm hỉnh, dí dỏm, ngộ nghĩnh dễ thương, được thể hiện trong thơ ông.

Tập thơ "Ngày xưa" không chỉ là huyền thoại, phong tục cùng những nét văn hoá tâm linh và trí thức (học hành, thi cử, sinh hoạt với chữ nghĩa) của một dân tộc có cả hàng ngàn năm văn hiến. Một mảng khá lớn, nếu so sánh về tỉ lệ, lại là truyền thuyết lịch sử và lịch sử thành văn. Mảng này chiếm đến 5 bài trong 10 bài của tập thơ.

Khác với những bài thơ tự sự hay đậm nét trữ tình, thể hiện tâm trạng thông qua những ước mơ mộng ảo về qua khứ vàng son của dân tộc, mảng truyền thuyết lịch sử và lịch sử lại đượm buồn, cũng không còn là những câu chuyện kể. Ngay với hai bài thơ lẽ ra phải tự sự, như "Mỵ Châu" (8), "Giếng Trọng Thuỷ" (9), yếu tố tự sự cũng không còn chủ đạo.

Đặc biệt khi viết "Giếng Trọng Thuỷ", Nguyễn Nhược Pháp đã để tên gián điệp cổ đại tự vẫn trong một bối cảnh dữ dội, ma quái -- cái chết đáng đời của một kẻ cướp nước, kẻ rất tàn nhẫn với ý thức nhiệm vụ phi nghĩa nhưng lại có tình yêu chân thực và có chút lương tâm, cảm nhận được lương tâm cắn rứt:

Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần
Cỏ lướt, gieo mình vực giếng thâm
Trong Thuỷ nằm trên làn nước sủi
Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm

Phơn phớt hồn ma đóm lập loè
Cú rúc. Đàn dơi bay tứ bề
Răng rắc kêu như tiếng xương đập
Gió rền, quỷ khóc, lay cành tre...

Nhân vật lịch sử "Mỵ Ê" (10), hoàng hậu của vua Chiêm Thành, người phụ nữ quyết giữ danh tiết bằng mũi dao tự đâm và nhảy xuống sông tự tử, cũng được Nguyễn Nhược Pháp thể hiện như một niềm đồng cảm -- niềm đồng cảm này trong dăm bảy năm sau đã trở thành cảm hứng trung tâm, chủ đạo của Chế Lan Viên ở tập thơ đầu tay, "Điêu tàn". Nguyễn Nhược Pháp làm mới thể thất ngôn Đường luật cũ kĩ, mới đến mức không ngờ:

Hoa trôi. Thành cũ, vườn mây lửa
Lau gợn. Chùa cao, gió tiếng vàng
Ủ lệ, tay ngà ôm ngực huyết
Mỵ vờn theo sóng dạt bờ hoang.

Tái hiện lại khung cảnh đoàn quan quân hộ tống những người tài bị biến thành cống vật, cùng các cống vật khác, trong đó chủ yếu là hai tượng vàng thế mạng cho hai tên tướng Tàu cướp nước bị quân ta hạ sát, mỗi ba năm một lần, bài "Đi cống"(11) của Nguyễn Nhược Pháp được viết bằng thủ pháp trần thuật, miêu tả, xen lẫn đôi dòng biểu hiện nỗi niềm người trong cuộc. Đó cũng là một bài thơ bảy chữ, mỗi khổ bốn câu, được thể hiện trong một âm điệu nặng nhọc. Duy ở đoạn cuối, ông thể hiện một niềm ước vọng về một thời độc lập, tự chủ, tuy vẫn chịu lệ cống nạp để vuốt ve danh dự Trung Hoa -- Nhà Minh, một đế quốc phong kiến thất trận nhục nhã. Đành rằng việc chịu lệ cống nạp là một nét nhẫn nhịn, khiến niềm tự hào dân tộc bị vơi bớt, nhưng chẳng thà như thế, còn hơn làm thân nô lệ dưới ách trực trị của thực dân Pháp. Đây chính là những dòng thơ thể hiện kín đáo một thái độ chính trị của tác giả "Ngày xưa".

Có một điều rất đáng phàn nàn, cho dù ta có thể thông cảm phần nào tư chất nghệ sĩ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, đó là sự nhập thân vào hình tượng nhân vật trữ tình, với câu đề từ "Triều Lê quý có nàng tiết liệt", ở bài "Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống"(12). Sử chép: Lê Chiêu Thống sang cầu viện Trung Hoa - Nhà Thanh, bị làm nhục, vì nhà Thanh biết không thể đánh thắng Quang Trung, sau khi Tôn Sĩ Nghị và đại binh của chúng một phần tan tác, một phần chết trận, thây xác chồng chất thành gò. Lê Chiêu Thống ra đi như thế, để trở về trong chiếc quan tài tủi nhục. Hoàng phi Nguyễn Thị Kim đành tự sát, sau nhiều năm trông ngóng, đợi chờ. Sự thể đó, với một nhãn quan, tâm trạng cá nhân -- lịch sử của chính Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Nhược Pháp viết thay bà một bài thơ tuyệt mệnh. Về mặt tái hiện chân thực, không thể nói Nguyễn Nhược Pháp không chân thực. Nhưng nếu tìm ra trong bài thơ ấy -- bài thơ đã là một chỉnh thể nghệ thuật -- hay ở dòng đề từ hoặc cước chú một thoáng thái độ, nhãn quan của riêng nhà thơ, chúng ta sẽ không tìm thấy. Nói cách khác, rõ ràng giữa tác giả Nguyễn Nhược Pháp và nhân vật trữ tình Nguyễn Thị Kim có một sự đồng cảm đến mức đồng nhất tư tưởng, tâm trạng.

Nhà tan, nước mất, chàng đi thôi...
Thê thảm chàng đi, về có vậy...

Thủ pháp nhập thân này, có thể được vận dụng, ở một trường đoạn nào đó thể hiện tâm trạng chủ yếu hoặc một thoáng tâm trạng trong quá trình vận động, phát triển biện chứng nội tâm của một nhân vật trong nhiều nhân vật, thuộc một chỉnh thể trường ca, truyện thơ, nhưng nhìn chung cả trường ca, truyện thơ ấy vẫn thể hiện một khuynh hướng chủ đạo của chính tác giả. Thế nhưng, ở trường hợp Nguyễn Nhược Pháp lại là đồng nhất giữa nhân vật trữ tình và tác giả đến mức tuyệt đối!

Nếu cộng hưởng "Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống" với bài "Mỵ Ê" (mặc dù ở "Mỵ Ê" không phải là thủ pháp nhập thân, mà biểu hiện), nhưng cũng với cái nhìn đối với một chỉnh thể nghệ thuật như vậy, người đọc có thể nhận ra một Nguyễn Nhược Pháp nghệ sĩ thiếu vắng hoàn toàn một lập trường sử học, hoặc một Nguyễn Nhược Pháp đồng cảm Chàm, hoài Lê, hận Tây Sơn. ---

Trọn vẹn tập thơ mỏng mảnh "Ngày xưa" của Nguyễn Nhược Pháp, với cái nhìn cận cảnh theo mỗi không thời gian của từng bài thơ, là thế đó. Để rồi, từ đó, đọng lại trong đôi mắt khép hờ, chiêm nghiệm, trước trang sách còn mở của người đọc một điều: chúng ta có thể nhận ra "Ngày xưa" vẫn thể hiện một quan niệm nghệ thuật rất mực khiêm tốn, không muốn phô bày cái tôi của Nguyễn Nhược Pháp. Mặc dù thuộc về những nhà thơ lớp đầu, tiên phong trong phong trào "Thơ mới", các bài thơ được Nguyễn Nhược Pháp viết từ 1932, 1933, 1934 trong "Ngày xưa" hầu hết vẫn là những tác phẩm thiên về tự sự, miêu tả và viết thay cho nhân vật lịch sử -- trữ tình, nhân vật đời thường -- trữ tình; duy nhất có một bài là Nguyễn Nhược Pháp tự thể hiện mình với đại từ "ta" ngôi thứ nhất số ít: "Tay ngà" (2-5-1934). Ở một vài bài khác, như "Đi cống" (10-3-1933), suốt cả bài thơ là trần thuật, miêu tả, chỉ ở cuối bài mới thấy một khổ thơ trữ tình ngoại đề, thể hiện lời nhắn nhủ của chính tác giả gửi đến mọi người, mặc dù Nguyễn Nhược Pháp cũng giấu mình, không tự xưng "ta" (hay "tôi"). Đại từ "ta" còn được một lần xuất hiện ở bài "Mây" (25-1-1934), trong một văn cảnh được xác định "ta" ấy là "chúng ta", đại từ ngôi thứ nhất số nhiều, chứ không phải chỉ là tác giả.

Đúng như vậy, duy nhất một bài "Tay ngà" là tác phẩm Nguyễn Nhược Pháp tự biểu hiện mình. "Tay ngà" là giấc mơ trong đó Nguyễn Nhược Pháp trở thành một nho sĩ đỗ đạt, được gọi là quan Nghè (tiến sĩ), lại được công chúa chọn mặt để gieo cầu, đồng ý để Nguyễn Nhược Pháp trở thành phò mã. Nhưng bàn "tay ngà" của ai kia, lại đặt trên vầng trán Nguyễn Nhược Pháp đang mê man chìm đắm theo giấc mộng? Là ánh trăng ngà xuyên qua kẽ lá chăng? Là bàn tay của người vợ hiền có thật chăng? Lời đáp là chỉ một trong hai. Một ảo, một thực. Tôi tin Nguyễn Nhược Pháp không táo bạo đến sống sượng tự biểu hiện mình là kẻ ngoại tình trong tư tưởng, trong chiêm bao lúc còn thức. Vâng, "tay ngà" chỉ là một ẩn dụ về luồng sáng ánh trăng hay đích thị là bàn tay ngà ngọc của nàng Hằng mà ông chỉ là chàng Cuội. Ở trường hợp thứ hai, Nguyễn Nhược Pháp lại một lần nữa ẩn mình, giấu mình đằng sau một biểu tượng cổ tích.

Dẫu sao, "Tay ngà" vẫn là bài thơ duy nhất tự biểu hiện chính cái tôi của Nguyễn Nhược Pháp, trong cả tập "Ngày xưa", nếu chúng ta xem những bài thơ viết thay chỉ là viết thay, chứ không phải tự biểu hiện bằng biểu hiện (khách thể hoá cái tôi của mình, kí thác cái tôi của mình qua việc viết thay cho nhân vật).

Cái tôi của các nhà thơ lãng mạn thuộc phong trào "Thơ mới" mãi cho đến năm ba năm sau mới thực sự phô bày không ngại ngùng, nhưng phô bày mà vẫn không dung tục, rõ nhất là ở "Thơ thơ", "Gửi hương cho gió" của Xuân Diệu.

Mặt khác, tôi không thuộc những người cứ dứt khoát cho rằng thơ "quý hồ tinh, bất quý hồ đa" và chỉ khăng khăng một cách máy móc theo lời của người xưa như thế. Thử hỏi, ít mà tinh lọc còn hơn nhiều mà tạp chất, tì vết đầy rẫy, và số lượng tác phẩm vừa tinh lọc vừa nhiều, trường hợp nào đáng quý hơn. Tôi nghĩ nếu Nguyễn Nhược Pháp không non yểu ở tuổi 24, chắc hẳn Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên về sau chưa hẳn đã vượt được ông về số lượng tác phẩm như từ thuở đó đến nay và mãi mãi.

Thơ của Nguyễn Nhược Pháp đến với đời ít ỏi chỉ có vậy, nhưng đã khắc hoạ vào văn học sử một gương mặt thơ không thể quên. Và người ta có thể quên hết về Nguyễn Nhược Pháp, chỉ một bài không cách nào quên được, ấy là "Chùa Hương" (bài thơ mà ông cước chú một cách bông đùa là "thiên kí sự" của một cô bé, như thể ông chỉ là người sưu tầm lén lút, chép ra từ nhật kí của một thiếu nữ "ngày xưa" có thật). Nhiều người vì thế, mỗi khi nghe nhắc đến Nguyễn Nhược Pháp là nhớ đến phong cách dí dỏm, hóm hỉnh, nhí nhảnh, duyên dáng, táo bạo mà hồn nhiên, trong sáng, rất dễ thương, và quên đi những bài thơ buồn tê dại, thê thảm khác trong "Ngày xưa". Cái nhìn phiến diện ấy, ngẫm lại, hoá ra phản ánh sự nhận thức và kí ức thông thường của con người: Mỗi người sống trên đời này, chỉ cần có một nét riêng ấn tượng nhất.

Bắt chước Nguyễn Nhược Pháp, câu hỏi nêu ra ở những dòng cuối của bài viết này chỉ là bông đùa: Có thể từ trường hợp Nguyễn Nhược Pháp, chúng ta nghĩ bốn bài thơ được kí tên TTKh. cũng là một thủ pháp của Thâm Tâm hay là "mốt" thời ấy mà Thâm Tâm cũng góp phần để giải phóng phụ nữ chăng (cũng như Hồ Dzếnh với bút hiệu nữ giới Lưu Thị Hạnh) (13)? Dẫu sao, phải là một nhà thơ điêu luyện và khổ công với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài thơ mới có thể viết được bốn bài "TTKh." ấy. Tôi không bao giờ thuộc loại người cho rằng thơ là "quà tặng [đột ngột] của thượng đế". Phút xuất thần chỉ có ở những nhà thơ lao động nghệ thuật nhọc nhằn, thứ lao động thuộc loại khổ sai đến mức trong giấc ngủ vẫn còn làm thơ, khổ sai đến mức nhiều nhà thơ phát điên -- khổ sai của đam mê nghệ thuật, khát vọng sáng tạo của chính nhà thơ. Trong khoa học cũng như trong nghệ thuật, quả táo Newton chỉ nẩy sinh phát kiến thiên tài đối với một người thường trực ngày đêm, miệt mài bao nhiêu tháng năm lao tâm khổ tứ. Tôi nói câu hỏi nêu ra bên trên (13) ở những dòng cuối này là bông đùa (không phải bông đùa kiểu Nguyễn Nhược Pháp), bởi làm sao dám khẳng định kết luận ở trường hợp TTKh..

Nói một cách nghiêm túc: TTKh. là trường hợp duy nhất còn bí ẩn, trong văn học quốc ngữ abc, chưa có lời giải đáp với các chứng cứ có giá trị thuyết phục. Từ bấy đến nay, không còn trường hợp nào như TTKh. nữa. Xin đừng gieo nghi án vào sự nghiệp mỏng mảnh Nguyễn Nhược Pháp. Xin đừng gieo nghi án vào bất kì ai với mưu toan, ý đồ xấu xa, với những mục đích tục dụng bên ngoài văn chương.

Buồn thay khi kết thúc những trang cảm nhận về "Ngày xưa" và Nguyễn Nhược Pháp như thế!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
sói bạc
27/09/2020 20:05:02
+4đ tặng

TTKh., một nhà thơ tuyệt vời -- tuyệt vời bởi sự kín đáo đến mức trở thành bí mật mãi mãi khi đưa ra giữa đời chỉ vỏn vẹn bốn bài thơ và không lưu lại dấu tích nào? Nhưng tôi không kể đến trường hợp nhà thơ ấy, với bút danh hay tên thật viết tắt, lại mơ hồ tuyệt đối về tiểu sử, cho đến nay vẫn còn là một nghi án văn chương, bởi tôi cứ đinh ninh sự nghiệp của TTKh. chỉ là một mảnh vỡ từ một ngọn núi kim cương thơ ca của một thi sĩ khác. TTKh. là một nữ sĩ ảo. Tôi muốn nói đến một nhà thơ thực sự có sự nghiệp thơ ca ít ỏi nhất với danh tính, hành trạng, chân dung đời thực rõ nét.

Từ rất nhiều năm về trước, tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về một người thơ tạo nên tên tuổi chỉ bằng một tập thơ mỏng mảnh, vỏn vẹn mười bài, giữa một thời kì chữ quốc ngữ abc đã trở nên hoàn thiện, phổ biến, và đó cũng là một thời kì khá phong phú về báo chí, xuất bản, thời kì đặc biệt xuất hiện nhiều nhà thơ xuất sắc với sự nghiệp ít ra là một, hai tập thơ dày dặn. Đây là cả một sự kiện xem ra rất lạ lùng nhưng có thật.

Thật ra, Nguyễn Nhược Pháp có thể đạt tới mức đồ sộ hơn về sự nghiệp văn chương, nếu số phận ông không non yểu ở tuổi 24 (1914-1938). Đơn giản chỉ có vậy. Nhưng nếu chỉ đơn giản như thế, tôi cứ suy nghĩ mãi làm gì? Thơ "quý hồ tinh, bất quý hồ đa" chăng? Nhận định đó đã trở thành một lẽ tất nhiên, cần chi nghĩ ngợi!

Và thật ra, thơ Nguyễn Nhược Pháp không phải thuộc loại tinh lọc, đạt tới sự kết tinh đến mức tuyệt vời như kim cương hay chí ít cũng như thạch anh. So với nhiều nhà thơ cùng thời, về ngôn ngữ, sự điêu luyện về nghệ thuật thơ ca và độ sâu của tư tưởng, cảm xúc, Nguyễn Nhược Pháp không có gì vượt trội, nếu không muốn nói thật là vẫn còn kém thua ít nhiều.

Nhưng dẫu sao, với độ mỏng vỏn vẹn mười bài, "Ngày xưa" của Nguyễn Nhược Pháp vẫn mãi mãi còn đó trong giai đoạn văn học sử 1930-1945, giai đoạn "Thơ mới", bằng một nét riêng, độc sáng, gần như một phong cách riêng, không một tập thơ nào của ai đó có thể che lấp được hay thay thế được. Thiếu "Ngày xưa" là văn học sử giai đoạn ấy lộ ra một khoảng trống. Vấn đề là ở điểm này đây.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Mậu tí HB8 này, không khí trầm hương thiêng liêng và tiếng chuông chùa siêu thoát gợi cho tôi nhớ lại những suy nghĩ ấy của mình, từ những năm đã xa, về "Ngày xưa" và nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Tôi thấy cần đọc lại thơ ông, để xem lại những suy nghĩ thuở nào của mình có non nớt lắm không.

Tôi cảm thấy hình như nhận thức của tôi về "Ngày xưa" không có gì khác. Có thể nói, không nghi ngờ gì nữa, sở dĩ "Ngày xưa" có một chỗ đứng hiển nhiên không thể thay thế trên văn đàn thuở ấy là bởi có thật một nét riêng, một phong cách thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp. Phong cách thi sĩ ấy thể hiện ở mảng đề tài ông tâm đắc và ở cảm thức thơ ca rất riêng của ông.

Chủ nghĩa lãng mạn là sự chối bỏ thực tại, vượt lên thực tại buồn chán, bế tắc, hoặc hướng về tương lai hay ngoảnh lại quá khứ, hoặc khao khát, bay bổng với hiện tại được mộng ảo hoá. Nguyễn Nhược Pháp thuộc khuynh hướng lãng mạn hoài niệm. Đúng như vậy. Nhận định này có thể không có gì mới. Điều cần thấy thêm ở Nguyễn Nhược Pháp: Có lẽ ông không đủ sức mạnh của nhận thức, của ý chí phủ định quyết liệt thực tại để hướng đến tương lai, nhưng với tuổi đời quá trẻ, ông vẫn còn tươi tắn và hồn nhiên khi hướng về quá khứ vàng son của dân tộc -- cái vàng son theo cảm nhận của ông. Hoài niệm huyền thoại và lịch sử thực chất chỉ là niềm tiếc nuối những gì một đi không trở lại. Vì thế, nền tảng ần chìm vẫn là niềm tuyệt vọng. Đó là nói chung. Với Nguyễn Nhược Pháp, không những hoài niệm, ông đã sống với quá khứ nghìn xưa như chính ông là chàng trai trẻ của nghìn xưa ấy, chứ không phải với ý thức của một người sống vào quãng vài thập niên thuộc nửa đầu thế kỉ XX.

Hiện tại của Nguyễn Nhược Pháp là "ngày xưa".

Chính nhờ vậy, thơ Nguyễn Nhược Pháp có nét hồn nhiên, hóm hỉnh, nói như Hoài Thanh -- Hoài Chân, khiến ta tưởng thấy được những nét cười thú vị đâu đó trong thơ ông.

Sau khi Nguyễn Nhược Pháp miêu tả nhan sắc Mỵ Nương thuở huyền sử, ông viết thêm như nói, "Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ". Chính câu thơ hồn nhiên này lại khắc sâu vào lòng người đọc vẻ hóm hỉnh, thú vị ấy, và quên hết những nét ước lệ khác. Cũng trong bài "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" (1), ông còn viết:

Hai thần bên cửa thành thi lễ
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu
Nhưng có một nàng mà hai rể
Vua cho như thế cũng hơi nhiều!

Không thể không mỉm cười với một "Ngày xưa" được kể lại với những nét ngộ nghĩnh, dí dỏm độc đáo! Nhất là ở đoạn kết:

Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu
Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhoà
(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu
Nhưng thật dễ thương): "Ô! Vì ta!".

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương
Trần gian đâu có người dai thế
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

Nét hồn nhiên, dí dỏm, hóm hỉnh một cách tinh tế còn được thể hiện ở bài "Chùa Hương" (2) nổi tiếng nhất của Nguyễn Nhược Pháp. --

"Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" là huyền thoại được kể lại, "Chùa Hương" là đời thực của ngày xưa, cũng được kể lại bằng thơ ca như thế, và vẫn in đậm nét riêng Nguyễn Nhược Pháp. Yếu tố tự sự, Nguyễn Nhược Pháp gọi hẳn bài thơ là "thiên kí sự", người đọc còn thấy ở một bài khác: "Một buổi chiều xuân" (3). Bài "Đi cống" (4) cũng được vận dụng thủ pháp này trong một mức độ nào đó.

Nguyễn Nhược Pháp đã để cho câu chuyện "Chùa Hương" được ghi lại bằng tâm trạng của nhân vật chính. Đó là một cô gái mới lớn, vừa bước vào mùa xuân của năm mười lăm tuổi. Một điều khá ngộ nghĩnh là Nguyễn Nhược Pháp viết trong bài và ghi chú hẳn ở cuối bài, một cách bông đùa, "thiên kí sự" này là chính do cô gái ấy viết, như thể ông chỉ là người sưu tập (5). Ông bông đùa để tạo thêm ý vị cho bài thơ được viết theo lối tự sự này. Và cũng chính thủ pháp để cho nhân vật tự biểu hiện, tự kể chuyện, tự thuật lại chuyến hành hương lên chùa cùng cha mẹ (thầy me), tình cờ gặp một văn nhân trẻ tuổi, Nguyễn Nhược Pháp đã biểu đạt được tâm trạng với những cảm xúc rất thật của cô bé tuổi mười lăm trong không thời gian "ngày xưa", thuở tục tảo hôn, lấy chồng sớm, còn rất bình thường.

Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà ba con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã ba con với chàng
                                         (Ca dao)

Tuổi mười lăm, nét trẻ thơ còn đó, nhưng suy nghĩ về chuyện lấy chồng như thể đã bước vào tuổi hai mươi, ở nhân vật trong bài thơ, là một nét xưa có thật và rất thật.

Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm
Nhờ mối mai đưa tiếng
Khen tươi như trăng rằm

Nhưng em chưa lấy ai
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm!
(Ý đợi người tài trai)

Dọc đường đi, cô bé tự biểu hiện ý nghĩ thầm kín của chính mình một cách vừa táo bạo vừa chân thành:

Mơ xa lại nghĩ gần
Đời mấy kẻ tri âm?
Thuyền nan vừa lẹ bước
Em thấy một văn nhân

Người đâu thanh lạ thường
Tướng mạo trông phi thường
Lưng cao dài, trán rộng
Hỏi ai nhìn không thương?

Đó là những ý nghĩ không thể công nhiên bày tỏ với người khác, cho dù là bạn gái cùng trang lứa. Mặc dù táo bạo, nhưng không thể nói, ấy là những ý nghĩ không đáng yêu, khi chúng được nẩy sinh và thể hiện trong một bối cảnh thanh thoát đến siêu thoát. Và cũng đáng yêu biết mấy, khi ta đọc thấy suy nghĩ của cô bé đã biết làm duyên, biết tạo nét cho mình và cũng biết e lệ giữ mình, giấu bớt mình đi, để ấn tượng về mình chỉ toàn là nét đẹp trong mắt nhìn của chàng trai mình trót yêu thầm. Và tất cả cũng trong quan niệm chung của "ngày xưa":

Em đi, chàng theo sau
Em không dám đi mau
Ngại chàng chê hấp tấp
Số gian nan không giàu

Cô gái cũng tinh ý nhận ra tình cảm của chàng văn nhân trẻ tuổi, khi chàng trai có chú tiểu đồng đi theo, mang giúp túi thơ bầu rượu ấy, đã tự tâm đi theo lộ trình hành hương của gia đình mình, vì chàng đã quyến luyến, không thể rời xa. Trực nhận ra điều đó, cô gái hồn nhiên bày tỏ trên trang nhật kí hành hương, những trang giấy chắc chắn không bao giờ cô trao cho một ai đọc:

Đêm hôm ấy em mừng
Mùi trầm hương bay lừng
Em nằm nghe tiếng mõ
Rồi chim kêu trong rừng

Em mơ, em yêu đời!
Mơ nhiều... Viết thế thôi!
Kẻo ai mà xem thấy
Nhìn em đến nực cười!

Thật hồn nhiên, thanh thoát rất trẻ thơ, và siêu thoát không vương niềm tục lụy. Nói đúng hơn, ấy là quan niệm yêu đương, vợ chồng theo tục tảo hôn của đứa bé gái vẫn còn quá ngây ngô, trong không gian đượm mùi trầm hương, tiếng chuông mõ lâng lâng thoát tục.

Nguyễn Nhược Pháp còn để cho nhân vật trữ tình của mình tự biểu hiện cả nỗi buồn từ giã:

Em nghe bỗng rụng rời
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy
Thoảng ngày vui qua rồi!

Đây là lần đầu tiên cô gái tuổi mười lăm ấy biểu lộ tình cảm của mình trước người mình thầm thương mến. Có điều, mặc dù đích thị là chàng văn nhân kia, nhưng cũng chỉ được rưng rưng nhìn, qua một đại từ "ai" mơ hồ, xa lạ. Từ giã, cũng là lúc, một nét triết lí buồn đến bi đát về cõi đời phù du bỗng hiện lên, tê tái, ngậm ngùi, trong lòng cô gái. Nét buồn sâu sắc, già dặn này từ một vô thức nghìn đời nào đó ập vào lòng cô gái bé nhỏ, hồn nhiên, ngỡ là phi lí nhưng rất thật.

Lúc từ giã, cũng chính là khi cô gái hồn nhiên tự thầm kín bày tỏ niềm xao động và chút ước ao vương mùi trần tục... của một nụ hôn?:

Làn gió thổi hây hây
Em nghe tà áo bay
Em tìm hơi chàng thở
Chàng ôi, chàng có hay?

Không, chỉ một chút gần kề! Nhưng rồi, cũng chỉ là trong xao động thầm kín. Và chính chút cảm giác thầm kín kia cũng được thăng hoa lên cõi bồng lai tiên cảnh:

Đường đây kia lên trời
Ta bước tựa vai cười
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!

Ngun ngút khói hương vàng
Say trong giấc mơ màng
Em cầu xin Trời, Phật
Sao cho em lấy chàng.

Và "Thiên kí sự đến đây là hết. Tôi tin hai người lấy nhau, vì không lấy nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện" (5). Nguyễn Nhược Pháp đã ghi chú thêm như vậy ở cuối bài "Chùa Hương", bởi ông nghĩ rằng tình yêu đương trong sáng chỉ thực sự hiện hữu, làm thăng hoa mọi năng lực sáng tạo, một khi tình yêu đương ấy vẫn còn quãng cách giữa hai người.

"Chùa Hương" dễ thương, đáng yêu biết bao, với những nét tâm lí vừa táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, nhí nhảnh, lại rất chân thành đến buồn cười ở một cô bé mười lăm tuổi "ngày xưa", được kết thúc bởi một ghi chú dí dỏm, như thể chỉ là ghi nhận của Nguyễn Nhược Pháp khi chép lại bài thơ từ nhật kí của chính cô gái. Tất cả các thủ pháp ấy không thể khiến chúng ta nghĩ Nguyễn Nhược Pháp không phải là tác giả của bài "Chùa Hương", mà chỉ khiến chúng ta hiểu ông bông đùa một cách đáng yêu, để bài thơ dễ thương hơn.

Nhiều người đã nhận định, có lẽ "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" và "Chùa Hương" là hai bài thơ được nhiều người yêu thích nhất của Nguyễn Nhược Pháp. Nói cách khác, nhắc đến "Thơ mới", người yêu thơ không thể quên Nguyễn Nhược Pháp bởi chính hai bài thơ ấy. Tôi cũng nghĩ đó là hai bài thơ tạo nên một nét rất riêng, không thể lẫn vào ai, một phong cách riêng, độc sáng của ông, trước ông chưa có, và sau ông chỉ là sự kế thừa: Phong cách dễ thương, dí dỏm, hóm hỉnh nhẹ nhàng, viết về tuổi mới lớn.

Nhưng khi nhận định, hiện tại của Nguyễn Nhược Pháp là "ngày xưa", tôi muốn nhấn mạnh hơi quá mức đến tâm thức về hẳn với quá khứ xa xưa của Nguyễn Nhược Pháp. Thực ra, Nguyễn Nhược Pháp vẫn có nhiều khi thể hiện trong các bài thơ khác: nhân vật trữ tình của ông ý thức rõ là đang từ hiện thực những năm 30-40/XX, bay vào mộng ảo "ngày xưa" một đi không trở lại, như một vượt thoát hiện tại nô lệ, mất nước thời thực dân Pháp thống trị. Bài "Tay ngà" (6) là một đơn cử:

Đêm nay chờ trăng mọc
Ngồi thơ thẩn trong vườn...

... Ta ngồi bên tảng đá
Mơ lều chiếu ngày xưa
Mơ quan Nghè, quan Thám
Đi có cờ lọng đưa

Ý thức một cách rất rõ rệt về sự vượt thoát thực tại (nô lệ -- điều ông không dám nói trong thơ) để bay vào quá khứ dân tộc vàng son mộng ảo còn được ghi dấu:

Ta đang còn luyến mộng
Yêu bóng người vẩn vơ
Tay ngà ai phủ trán?
Hiu hắt ánh trăng mờ

Đó là giấc mộng trong khi lơ mơ giữa ý thức và vô thức, như một cơn mê của người bệnh, khiến bàn tay ngà yêu thương của người vợ hiền có thực (?) phải đặt lên vầng trán ông, xem thử có thật ông đang sốt hay không.

Ý thức trốn thoát thực tại bằng cách tự ru ngủ mình để có thể bay về quá khứ "ngày xưa" của đất nước cũng có khi được thể hiện rõ rệt hơn, nhưng lại đượm niềm thất vọng, vì tự hiểu rằng bản thân mình là con người thuộc thế kỉ XX, thế kỉ của khoa học thực nghiệm, duy lí, thế kỉ của những thần thoại bị giải mã, mà ở một góc nhìn nào đó, là thực sự đã tan vỡ, đã chết. Bài "Mây" (7) thể hiện điều đó.

Người xưa mơ, nhìn mây...
...
... Ngày nay ta nhìn mây...
... Hồn xưa tìm không thấy...

Biết rằng hoài niệm "ngày xưa" thực chất là những thoáng lãng mạn tuyệt vọng, nhưng không còn con đường nào khác! Đó là niềm bi kịch sâu xa của Nguyễn Nhược Pháp, ấn nấp phía đằng sau những thoáng chốc tươi vui, hóm hỉnh, dí dỏm, ngộ nghĩnh dễ thương, được thể hiện trong thơ ông.

Tập thơ "Ngày xưa" không chỉ là huyền thoại, phong tục cùng những nét văn hoá tâm linh và trí thức (học hành, thi cử, sinh hoạt với chữ nghĩa) của một dân tộc có cả hàng ngàn năm văn hiến. Một mảng khá lớn, nếu so sánh về tỉ lệ, lại là truyền thuyết lịch sử và lịch sử thành văn. Mảng này chiếm đến 5 bài trong 10 bài của tập thơ.

Khác với những bài thơ tự sự hay đậm nét trữ tình, thể hiện tâm trạng thông qua những ước mơ mộng ảo về qua khứ vàng son của dân tộc, mảng truyền thuyết lịch sử và lịch sử lại đượm buồn, cũng không còn là những câu chuyện kể. Ngay với hai bài thơ lẽ ra phải tự sự, như "Mỵ Châu" (8), "Giếng Trọng Thuỷ" (9), yếu tố tự sự cũng không còn chủ đạo.

Đặc biệt khi viết "Giếng Trọng Thuỷ", Nguyễn Nhược Pháp đã để tên gián điệp cổ đại tự vẫn trong một bối cảnh dữ dội, ma quái -- cái chết đáng đời của một kẻ cướp nước, kẻ rất tàn nhẫn với ý thức nhiệm vụ phi nghĩa nhưng lại có tình yêu chân thực và có chút lương tâm, cảm nhận được lương tâm cắn rứt:

Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần
Cỏ lướt, gieo mình vực giếng thâm
Trong Thuỷ nằm trên làn nước sủi
Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm

Phơn phớt hồn ma đóm lập loè
Cú rúc. Đàn dơi bay tứ bề
Răng rắc kêu như tiếng xương đập
Gió rền, quỷ khóc, lay cành tre...

Nhân vật lịch sử "Mỵ Ê" (10), hoàng hậu của vua Chiêm Thành, người phụ nữ quyết giữ danh tiết bằng mũi dao tự đâm và nhảy xuống sông tự tử, cũng được Nguyễn Nhược Pháp thể hiện như một niềm đồng cảm -- niềm đồng cảm này trong dăm bảy năm sau đã trở thành cảm hứng trung tâm, chủ đạo của Chế Lan Viên ở tập thơ đầu tay, "Điêu tàn". Nguyễn Nhược Pháp làm mới thể thất ngôn Đường luật cũ kĩ, mới đến mức không ngờ:

Hoa trôi. Thành cũ, vườn mây lửa
Lau gợn. Chùa cao, gió tiếng vàng
Ủ lệ, tay ngà ôm ngực huyết
Mỵ vờn theo sóng dạt bờ hoang.

Tái hiện lại khung cảnh đoàn quan quân hộ tống những người tài bị biến thành cống vật, cùng các cống vật khác, trong đó chủ yếu là hai tượng vàng thế mạng cho hai tên tướng Tàu cướp nước bị quân ta hạ sát, mỗi ba năm một lần, bài "Đi cống"(11) của Nguyễn Nhược Pháp được viết bằng thủ pháp trần thuật, miêu tả, xen lẫn đôi dòng biểu hiện nỗi niềm người trong cuộc. Đó cũng là một bài thơ bảy chữ, mỗi khổ bốn câu, được thể hiện trong một âm điệu nặng nhọc. Duy ở đoạn cuối, ông thể hiện một niềm ước vọng về một thời độc lập, tự chủ, tuy vẫn chịu lệ cống nạp để vuốt ve danh dự Trung Hoa -- Nhà Minh, một đế quốc phong kiến thất trận nhục nhã. Đành rằng việc chịu lệ cống nạp là một nét nhẫn nhịn, khiến niềm tự hào dân tộc bị vơi bớt, nhưng chẳng thà như thế, còn hơn làm thân nô lệ dưới ách trực trị của thực dân Pháp. Đây chính là những dòng thơ thể hiện kín đáo một thái độ chính trị của tác giả "Ngày xưa".

Có một điều rất đáng phàn nàn, cho dù ta có thể thông cảm phần nào tư chất nghệ sĩ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, đó là sự nhập thân vào hình tượng nhân vật trữ tình, với câu đề từ "Triều Lê quý có nàng tiết liệt", ở bài "Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống"(12). Sử chép: Lê Chiêu Thống sang cầu viện Trung Hoa - Nhà Thanh, bị làm nhục, vì nhà Thanh biết không thể đánh thắng Quang Trung, sau khi Tôn Sĩ Nghị và đại binh của chúng một phần tan tác, một phần chết trận, thây xác chồng chất thành gò. Lê Chiêu Thống ra đi như thế, để trở về trong chiếc quan tài tủi nhục. Hoàng phi Nguyễn Thị Kim đành tự sát, sau nhiều năm trông ngóng, đợi chờ. Sự thể đó, với một nhãn quan, tâm trạng cá nhân -- lịch sử của chính Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Nhược Pháp viết thay bà một bài thơ tuyệt mệnh. Về mặt tái hiện chân thực, không thể nói Nguyễn Nhược Pháp không chân thực. Nhưng nếu tìm ra trong bài thơ ấy -- bài thơ đã là một chỉnh thể nghệ thuật -- hay ở dòng đề từ hoặc cước chú một thoáng thái độ, nhãn quan của riêng nhà thơ, chúng ta sẽ không tìm thấy. Nói cách khác, rõ ràng giữa tác giả Nguyễn Nhược Pháp và nhân vật trữ tình Nguyễn Thị Kim có một sự đồng cảm đến mức đồng nhất tư tưởng, tâm trạng.

Nhà tan, nước mất, chàng đi thôi...
Thê thảm chàng đi, về có vậy...

Thủ pháp nhập thân này, có thể được vận dụng, ở một trường đoạn nào đó thể hiện tâm trạng chủ yếu hoặc một thoáng tâm trạng trong quá trình vận động, phát triển biện chứng nội tâm của một nhân vật trong nhiều nhân vật, thuộc một chỉnh thể trường ca, truyện thơ, nhưng nhìn chung cả trường ca, truyện thơ ấy vẫn thể hiện một khuynh hướng chủ đạo của chính tác giả. Thế nhưng, ở trường hợp Nguyễn Nhược Pháp lại là đồng nhất giữa nhân vật trữ tình và tác giả đến mức tuyệt đối!

Nếu cộng hưởng "Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống" với bài "Mỵ Ê" (mặc dù ở "Mỵ Ê" không phải là thủ pháp nhập thân, mà biểu hiện), nhưng cũng với cái nhìn đối với một chỉnh thể nghệ thuật như vậy, người đọc có thể nhận ra một Nguyễn Nhược Pháp nghệ sĩ thiếu vắng hoàn toàn một lập trường sử học, hoặc một Nguyễn Nhược Pháp đồng cảm Chàm, hoài Lê, hận Tây Sơn. ---

Trọn vẹn tập thơ mỏng mảnh "Ngày xưa" của Nguyễn Nhược Pháp, với cái nhìn cận cảnh theo mỗi không thời gian của từng bài thơ, là thế đó. Để rồi, từ đó, đọng lại trong đôi mắt khép hờ, chiêm nghiệm, trước trang sách còn mở của người đọc một điều: chúng ta có thể nhận ra "Ngày xưa" vẫn thể hiện một quan niệm nghệ thuật rất mực khiêm tốn, không muốn phô bày cái tôi của Nguyễn Nhược Pháp. Mặc dù thuộc về những nhà thơ lớp đầu, tiên phong trong phong trào "Thơ mới", các bài thơ được Nguyễn Nhược Pháp viết từ 1932, 1933, 1934 trong "Ngày xưa" hầu hết vẫn là những tác phẩm thiên về tự sự, miêu tả và viết thay cho nhân vật lịch sử -- trữ tình, nhân vật đời thường -- trữ tình; duy nhất có một bài là Nguyễn Nhược Pháp tự thể hiện mình với đại từ "ta" ngôi thứ nhất số ít: "Tay ngà" (2-5-1934). Ở một vài bài khác, như "Đi cống" (10-3-1933), suốt cả bài thơ là trần thuật, miêu tả, chỉ ở cuối bài mới thấy một khổ thơ trữ tình ngoại đề, thể hiện lời nhắn nhủ của chính tác giả gửi đến mọi người, mặc dù Nguyễn Nhược Pháp cũng giấu mình, không tự xưng "ta" (hay "tôi"). Đại từ "ta" còn được một lần xuất hiện ở bài "Mây" (25-1-1934), trong một văn cảnh được xác định "ta" ấy là "chúng ta", đại từ ngôi thứ nhất số nhiều, chứ không phải chỉ là tác giả.

Đúng như vậy, duy nhất một bài "Tay ngà" là tác phẩm Nguyễn Nhược Pháp tự biểu hiện mình. "Tay ngà" là giấc mơ trong đó Nguyễn Nhược Pháp trở thành một nho sĩ đỗ đạt, được gọi là quan Nghè (tiến sĩ), lại được công chúa chọn mặt để gieo cầu, đồng ý để Nguyễn Nhược Pháp trở thành phò mã. Nhưng bàn "tay ngà" của ai kia, lại đặt trên vầng trán Nguyễn Nhược Pháp đang mê man chìm đắm theo giấc mộng? Là ánh trăng ngà xuyên qua kẽ lá chăng? Là bàn tay của người vợ hiền có thật chăng? Lời đáp là chỉ một trong hai. Một ảo, một thực. Tôi tin Nguyễn Nhược Pháp không táo bạo đến sống sượng tự biểu hiện mình là kẻ ngoại tình trong tư tưởng, trong chiêm bao lúc còn thức. Vâng, "tay ngà" chỉ là một ẩn dụ về luồng sáng ánh trăng hay đích thị là bàn tay ngà ngọc của nàng Hằng mà ông chỉ là chàng Cuội. Ở trường hợp thứ hai, Nguyễn Nhược Pháp lại một lần nữa ẩn mình, giấu mình đằng sau một biểu tượng cổ tích.

Dẫu sao, "Tay ngà" vẫn là bài thơ duy nhất tự biểu hiện chính cái tôi của Nguyễn Nhược Pháp, trong cả tập "Ngày xưa", nếu chúng ta xem những bài thơ viết thay chỉ là viết thay, chứ không phải tự biểu hiện bằng biểu hiện (khách thể hoá cái tôi của mình, kí thác cái tôi của mình qua việc viết thay cho nhân vật).

Cái tôi của các nhà thơ lãng mạn thuộc phong trào "Thơ mới" mãi cho đến năm ba năm sau mới thực sự phô bày không ngại ngùng, nhưng phô bày mà vẫn không dung tục, rõ nhất là ở "Thơ thơ", "Gửi hương cho gió" của Xuân Diệu.

Mặt khác, tôi không thuộc những người cứ dứt khoát cho rằng thơ "quý hồ tinh, bất quý hồ đa" và chỉ khăng khăng một cách máy móc theo lời của người xưa như thế. Thử hỏi, ít mà tinh lọc còn hơn nhiều mà tạp chất, tì vết đầy rẫy, và số lượng tác phẩm vừa tinh lọc vừa nhiều, trường hợp nào đáng quý hơn. Tôi nghĩ nếu Nguyễn Nhược Pháp không non yểu ở tuổi 24, chắc hẳn Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên về sau chưa hẳn đã vượt được ông về số lượng tác phẩm như từ thuở đó đến nay và mãi mãi.

Thơ của Nguyễn Nhược Pháp đến với đời ít ỏi chỉ có vậy, nhưng đã khắc hoạ vào văn học sử một gương mặt thơ không thể quên. Và người ta có thể quên hết về Nguyễn Nhược Pháp, chỉ một bài không cách nào quên được, ấy là "Chùa Hương" (bài thơ mà ông cước chú một cách bông đùa là "thiên kí sự" của một cô bé, như thể ông chỉ là người sưu tầm lén lút, chép ra từ nhật kí của một thiếu nữ "ngày xưa" có thật). Nhiều người vì thế, mỗi khi nghe nhắc đến Nguyễn Nhược Pháp là nhớ đến phong cách dí dỏm, hóm hỉnh, nhí nhảnh, duyên dáng, táo bạo mà hồn nhiên, trong sáng, rất dễ thương, và quên đi những bài thơ buồn tê dại, thê thảm khác trong "Ngày xưa". Cái nhìn phiến diện ấy, ngẫm lại, hoá ra phản ánh sự nhận thức và kí ức thông thường của con người: Mỗi người sống trên đời này, chỉ cần có một nét riêng ấn tượng nhất.

Bắt chước Nguyễn Nhược Pháp, câu hỏi nêu ra ở những dòng cuối của bài viết này chỉ là bông đùa: Có thể từ trường hợp Nguyễn Nhược Pháp, chúng ta nghĩ bốn bài thơ được kí tên TTKh. cũng là một thủ pháp của Thâm Tâm hay là "mốt" thời ấy mà Thâm Tâm cũng góp phần để giải phóng phụ nữ chăng (cũng như Hồ Dzếnh với bút hiệu nữ giới Lưu Thị Hạnh) (13)? Dẫu sao, phải là một nhà thơ điêu luyện và khổ công với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài thơ mới có thể viết được bốn bài "TTKh." ấy. Tôi không bao giờ thuộc loại người cho rằng thơ là "quà tặng [đột ngột] của thượng đế". Phút xuất thần chỉ có ở những nhà thơ lao động nghệ thuật nhọc nhằn, thứ lao động thuộc loại khổ sai đến mức trong giấc ngủ vẫn còn làm thơ, khổ sai đến mức nhiều nhà thơ phát điên -- khổ sai của đam mê nghệ thuật, khát vọng sáng tạo của chính nhà thơ. Trong khoa học cũng như trong nghệ thuật, quả táo Newton chỉ nẩy sinh phát kiến thiên tài đối với một người thường trực ngày đêm, miệt mài bao nhiêu tháng năm lao tâm khổ tứ. Tôi nói câu hỏi nêu ra bên trên (13) ở những dòng cuối này là bông đùa (không phải bông đùa kiểu Nguyễn Nhược Pháp), bởi làm sao dám khẳng định kết luận ở trường hợp TTKh..

Nói một cách nghiêm túc: TTKh. là trường hợp duy nhất còn bí ẩn, trong văn học quốc ngữ abc, chưa có lời giải đáp với các chứng cứ có giá trị thuyết phục. Từ bấy đến nay, không còn trường hợp nào như TTKh. nữa. Xin đừng gieo nghi án vào sự nghiệp mỏng mảnh Nguyễn Nhược Pháp. Xin đừng gieo nghi án vào bất kì ai với mưu toan, ý đồ xấu xa, với những mục đích tục dụng bên ngoài văn chương.

Buồn thay khi kết thúc những trang cảm nhận về "Ngày xưa" và Nguyễn Nhược Pháp như thế!

1
0
sói bạc
27/09/2020 20:13:47
+3đ tặng
5đ de

 
0
0
Mkiet
29/09/2020 19:42:11
+2đ tặng
TTKh., một nhà thơ tuyệt vời -- tuyệt vời bởi sự kín đáo đến mức trở thành bí mật mãi mãi khi đưa ra giữa đời chỉ vỏn vẹn bốn bài thơ và không lưu lại dấu tích nào? Nhưng tôi không kể đến trường hợp nhà thơ ấy, với bút danh hay tên thật viết tắt, lại mơ hồ tuyệt đối về tiểu sử, cho đến nay vẫn còn là một nghi án văn chương, bởi tôi cứ đinh ninh sự nghiệp của TTKh. chỉ là một mảnh vỡ từ một ngọn núi kim cương thơ ca của một thi sĩ khác. TTKh. là một nữ sĩ ảo. Tôi muốn nói đến một nhà thơ thực sự có sự nghiệp thơ ca ít ỏi nhất với danh tính, hành trạng, chân dung đời thực rõ nét.

Từ rất nhiều năm về trước, tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về một người thơ tạo nên tên tuổi chỉ bằng một tập thơ mỏng mảnh, vỏn vẹn mười bài, giữa một thời kì chữ quốc ngữ abc đã trở nên hoàn thiện, phổ biến, và đó cũng là một thời kì khá phong phú về báo chí, xuất bản, thời kì đặc biệt xuất hiện nhiều nhà thơ xuất sắc với sự nghiệp ít ra là một, hai tập thơ dày dặn. Đây là cả một sự kiện xem ra rất lạ lùng nhưng có thật.

Thật ra, Nguyễn Nhược Pháp có thể đạt tới mức đồ sộ hơn về sự nghiệp văn chương, nếu số phận ông không non yểu ở tuổi 24 (1914-1938). Đơn giản chỉ có vậy. Nhưng nếu chỉ đơn giản như thế, tôi cứ suy nghĩ mãi làm gì? Thơ "quý hồ tinh, bất quý hồ đa" chăng? Nhận định đó đã trở thành một lẽ tất nhiên, cần chi nghĩ ngợi!

Và thật ra, thơ Nguyễn Nhược Pháp không phải thuộc loại tinh lọc, đạt tới sự kết tinh đến mức tuyệt vời như kim cương hay chí ít cũng như thạch anh. So với nhiều nhà thơ cùng thời, về ngôn ngữ, sự điêu luyện về nghệ thuật thơ ca và độ sâu của tư tưởng, cảm xúc, Nguyễn Nhược Pháp không có gì vượt trội, nếu không muốn nói thật là vẫn còn kém thua ít nhiều.

Nhưng dẫu sao, với độ mỏng vỏn vẹn mười bài, "Ngày xưa" của Nguyễn Nhược Pháp vẫn mãi mãi còn đó trong giai đoạn văn học sử 1930-1945, giai đoạn "Thơ mới", bằng một nét riêng, độc sáng, gần như một phong cách riêng, không một tập thơ nào của ai đó có thể che lấp được hay thay thế được. Thiếu "Ngày xưa" là văn học sử giai đoạn ấy lộ ra một khoảng trống. Vấn đề là ở điểm này đây.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Mậu tí HB8 này, không khí trầm hương thiêng liêng và tiếng chuông chùa siêu thoát gợi cho tôi nhớ lại những suy nghĩ ấy của mình, từ những năm đã xa, về "Ngày xưa" và nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Tôi thấy cần đọc lại thơ ông, để xem lại những suy nghĩ thuở nào của mình có non nớt lắm không.

Tôi cảm thấy hình như nhận thức của tôi về "Ngày xưa" không có gì khác. Có thể nói, không nghi ngờ gì nữa, sở dĩ "Ngày xưa" có một chỗ đứng hiển nhiên không thể thay thế trên văn đàn thuở ấy là bởi có thật một nét riêng, một phong cách thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp. Phong cách thi sĩ ấy thể hiện ở mảng đề tài ông tâm đắc và ở cảm thức thơ ca rất riêng của ông.

Chủ nghĩa lãng mạn là sự chối bỏ thực tại, vượt lên thực tại buồn chán, bế tắc, hoặc hướng về tương lai hay ngoảnh lại quá khứ, hoặc khao khát, bay bổng với hiện tại được mộng ảo hoá. Nguyễn Nhược Pháp thuộc khuynh hướng lãng mạn hoài niệm. Đúng như vậy. Nhận định này có thể không có gì mới. Điều cần thấy thêm ở Nguyễn Nhược Pháp: Có lẽ ông không đủ sức mạnh của nhận thức, của ý chí phủ định quyết liệt thực tại để hướng đến tương lai, nhưng với tuổi đời quá trẻ, ông vẫn còn tươi tắn và hồn nhiên khi hướng về quá khứ vàng son của dân tộc -- cái vàng son theo cảm nhận của ông. Hoài niệm huyền thoại và lịch sử thực chất chỉ là niềm tiếc nuối những gì một đi không trở lại. Vì thế, nền tảng ần chìm vẫn là niềm tuyệt vọng. Đó là nói chung. Với Nguyễn Nhược Pháp, không những hoài niệm, ông đã sống với quá khứ nghìn xưa như chính ông là chàng trai trẻ của nghìn xưa ấy, chứ không phải với ý thức của một người sống vào quãng vài thập niên thuộc nửa đầu thế kỉ XX.

Hiện tại của Nguyễn Nhược Pháp là "ngày xưa".

Chính nhờ vậy, thơ Nguyễn Nhược Pháp có nét hồn nhiên, hóm hỉnh, nói như Hoài Thanh -- Hoài Chân, khiến ta tưởng thấy được những nét cười thú vị đâu đó trong thơ ông.

Sau khi Nguyễn Nhược Pháp miêu tả nhan sắc Mỵ Nương thuở huyền sử, ông viết thêm như nói, "Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ". Chính câu thơ hồn nhiên này lại khắc sâu vào lòng người đọc vẻ hóm hỉnh, thú vị ấy, và quên hết những nét ước lệ khác. Cũng trong bài "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" (1), ông còn viết:

Hai thần bên cửa thành thi lễ
Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu
Nhưng có một nàng mà hai rể
Vua cho như thế cũng hơi nhiều!

Không thể không mỉm cười với một "Ngày xưa" được kể lại với những nét ngộ nghĩnh, dí dỏm độc đáo! Nhất là ở đoạn kết:

Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu
Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhoà
(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu
Nhưng thật dễ thương): "Ô! Vì ta!".

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương
Trần gian đâu có người dai thế
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

Nét hồn nhiên, dí dỏm, hóm hỉnh một cách tinh tế còn được thể hiện ở bài "Chùa Hương" (2) nổi tiếng nhất của Nguyễn Nhược Pháp. --

"Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" là huyền thoại được kể lại, "Chùa Hương" là đời thực của ngày xưa, cũng được kể lại bằng thơ ca như thế, và vẫn in đậm nét riêng Nguyễn Nhược Pháp. Yếu tố tự sự, Nguyễn Nhược Pháp gọi hẳn bài thơ là "thiên kí sự", người đọc còn thấy ở một bài khác: "Một buổi chiều xuân" (3). Bài "Đi cống" (4) cũng được vận dụng thủ pháp này trong một mức độ nào đó.

Nguyễn Nhược Pháp đã để cho câu chuyện "Chùa Hương" được ghi lại bằng tâm trạng của nhân vật chính. Đó là một cô gái mới lớn, vừa bước vào mùa xuân của năm mười lăm tuổi. Một điều khá ngộ nghĩnh là Nguyễn Nhược Pháp viết trong bài và ghi chú hẳn ở cuối bài, một cách bông đùa, "thiên kí sự" này là chính do cô gái ấy viết, như thể ông chỉ là người sưu tập (5). Ông bông đùa để tạo thêm ý vị cho bài thơ được viết theo lối tự sự này. Và cũng chính thủ pháp để cho nhân vật tự biểu hiện, tự kể chuyện, tự thuật lại chuyến hành hương lên chùa cùng cha mẹ (thầy me), tình cờ gặp một văn nhân trẻ tuổi, Nguyễn Nhược Pháp đã biểu đạt được tâm trạng với những cảm xúc rất thật của cô bé tuổi mười lăm trong không thời gian "ngày xưa", thuở tục tảo hôn, lấy chồng sớm, còn rất bình thường.

Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà ba con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã ba con với chàng
                                         (Ca dao)

Tuổi mười lăm, nét trẻ thơ còn đó, nhưng suy nghĩ về chuyện lấy chồng như thể đã bước vào tuổi hai mươi, ở nhân vật trong bài thơ, là một nét xưa có thật và rất thật.

Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm
Nhờ mối mai đưa tiếng
Khen tươi như trăng rằm

Nhưng em chưa lấy ai
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm!
(Ý đợi người tài trai)

Dọc đường đi, cô bé tự biểu hiện ý nghĩ thầm kín của chính mình một cách vừa táo bạo vừa chân thành:

Mơ xa lại nghĩ gần
Đời mấy kẻ tri âm?
Thuyền nan vừa lẹ bước
Em thấy một văn nhân

Người đâu thanh lạ thường
Tướng mạo trông phi thường
Lưng cao dài, trán rộng
Hỏi ai nhìn không thương?

Đó là những ý nghĩ không thể công nhiên bày tỏ với người khác, cho dù là bạn gái cùng trang lứa. Mặc dù táo bạo, nhưng không thể nói, ấy là những ý nghĩ không đáng yêu, khi chúng được nẩy sinh và thể hiện trong một bối cảnh thanh thoát đến siêu thoát. Và cũng đáng yêu biết mấy, khi ta đọc thấy suy nghĩ của cô bé đã biết làm duyên, biết tạo nét cho mình và cũng biết e lệ giữ mình, giấu bớt mình đi, để ấn tượng về mình chỉ toàn là nét đẹp trong mắt nhìn của chàng trai mình trót yêu thầm. Và tất cả cũng trong quan niệm chung của "ngày xưa":

Em đi, chàng theo sau
Em không dám đi mau
Ngại chàng chê hấp tấp
Số gian nan không giàu

Cô gái cũng tinh ý nhận ra tình cảm của chàng văn nhân trẻ tuổi, khi chàng trai có chú tiểu đồng đi theo, mang giúp túi thơ bầu rượu ấy, đã tự tâm đi theo lộ trình hành hương của gia đình mình, vì chàng đã quyến luyến, không thể rời xa. Trực nhận ra điều đó, cô gái hồn nhiên bày tỏ trên trang nhật kí hành hương, những trang giấy chắc chắn không bao giờ cô trao cho một ai đọc:

Đêm hôm ấy em mừng
Mùi trầm hương bay lừng
Em nằm nghe tiếng mõ
Rồi chim kêu trong rừng

Em mơ, em yêu đời!
Mơ nhiều... Viết thế thôi!
Kẻo ai mà xem thấy
Nhìn em đến nực cười!

Thật hồn nhiên, thanh thoát rất trẻ thơ, và siêu thoát không vương niềm tục lụy. Nói đúng hơn, ấy là quan niệm yêu đương, vợ chồng theo tục tảo hôn của đứa bé gái vẫn còn quá ngây ngô, trong không gian đượm mùi trầm hương, tiếng chuông mõ lâng lâng thoát tục.

Nguyễn Nhược Pháp còn để cho nhân vật trữ tình của mình tự biểu hiện cả nỗi buồn từ giã:

Em nghe bỗng rụng rời
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy
Thoảng ngày vui qua rồi!

Đây là lần đầu tiên cô gái tuổi mười lăm ấy biểu lộ tình cảm của mình trước người mình thầm thương mến. Có điều, mặc dù đích thị là chàng văn nhân kia, nhưng cũng chỉ được rưng rưng nhìn, qua một đại từ "ai" mơ hồ, xa lạ. Từ giã, cũng là lúc, một nét triết lí buồn đến bi đát về cõi đời phù du bỗng hiện lên, tê tái, ngậm ngùi, trong lòng cô gái. Nét buồn sâu sắc, già dặn này từ một vô thức nghìn đời nào đó ập vào lòng cô gái bé nhỏ, hồn nhiên, ngỡ là phi lí nhưng rất thật.

Lúc từ giã, cũng chính là khi cô gái hồn nhiên tự thầm kín bày tỏ niềm xao động và chút ước ao vương mùi trần tục... của một nụ hôn?:

Làn gió thổi hây hây
Em nghe tà áo bay
Em tìm hơi chàng thở
Chàng ôi, chàng có hay?

Không, chỉ một chút gần kề! Nhưng rồi, cũng chỉ là trong xao động thầm kín. Và chính chút cảm giác thầm kín kia cũng được thăng hoa lên cõi bồng lai tiên cảnh:

Đường đây kia lên trời
Ta bước tựa vai cười
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!

Ngun ngút khói hương vàng
Say trong giấc mơ màng
Em cầu xin Trời, Phật
Sao cho em lấy chàng.

Và "Thiên kí sự đến đây là hết. Tôi tin hai người lấy nhau, vì không lấy nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện" (5). Nguyễn Nhược Pháp đã ghi chú thêm như vậy ở cuối bài "Chùa Hương", bởi ông nghĩ rằng tình yêu đương trong sáng chỉ thực sự hiện hữu, làm thăng hoa mọi năng lực sáng tạo, một khi tình yêu đương ấy vẫn còn quãng cách giữa hai người.

"Chùa Hương" dễ thương, đáng yêu biết bao, với những nét tâm lí vừa táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, nhí nhảnh, lại rất chân thành đến buồn cười ở một cô bé mười lăm tuổi "ngày xưa", được kết thúc bởi một ghi chú dí dỏm, như thể chỉ là ghi nhận của Nguyễn Nhược Pháp khi chép lại bài thơ từ nhật kí của chính cô gái. Tất cả các thủ pháp ấy không thể khiến chúng ta nghĩ Nguyễn Nhược Pháp không phải là tác giả của bài "Chùa Hương", mà chỉ khiến chúng ta hiểu ông bông đùa một cách đáng yêu, để bài thơ dễ thương hơn.

Nhiều người đã nhận định, có lẽ "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" và "Chùa Hương" là hai bài thơ được nhiều người yêu thích nhất của Nguyễn Nhược Pháp. Nói cách khác, nhắc đến "Thơ mới", người yêu thơ không thể quên Nguyễn Nhược Pháp bởi chính hai bài thơ ấy. Tôi cũng nghĩ đó là hai bài thơ tạo nên một nét rất riêng, không thể lẫn vào ai, một phong cách riêng, độc sáng của ông, trước ông chưa có, và sau ông chỉ là sự kế thừa: Phong cách dễ thương, dí dỏm, hóm hỉnh nhẹ nhàng, viết về tuổi mới lớn.

Nhưng khi nhận định, hiện tại của Nguyễn Nhược Pháp là "ngày xưa", tôi muốn nhấn mạnh hơi quá mức đến tâm thức về hẳn với quá khứ xa xưa của Nguyễn Nhược Pháp. Thực ra, Nguyễn Nhược Pháp vẫn có nhiều khi thể hiện trong các bài thơ khác: nhân vật trữ tình của ông ý thức rõ là đang từ hiện thực những năm 30-40/XX, bay vào mộng ảo "ngày xưa" một đi không trở lại, như một vượt thoát hiện tại nô lệ, mất nước thời thực dân Pháp thống trị. Bài "Tay ngà" (6) là một đơn cử:

Đêm nay chờ trăng mọc
Ngồi thơ thẩn trong vườn...

... Ta ngồi bên tảng đá
Mơ lều chiếu ngày xưa
Mơ quan Nghè, quan Thám
Đi có cờ lọng đưa

Ý thức một cách rất rõ rệt về sự vượt thoát thực tại (nô lệ -- điều ông không dám nói trong thơ) để bay vào quá khứ dân tộc vàng son mộng ảo còn được ghi dấu:

Ta đang còn luyến mộng
Yêu bóng người vẩn vơ
Tay ngà ai phủ trán?
Hiu hắt ánh trăng mờ

Đó là giấc mộng trong khi lơ mơ giữa ý thức và vô thức, như một cơn mê của người bệnh, khiến bàn tay ngà yêu thương của người vợ hiền có thực (?) phải đặt lên vầng trán ông, xem thử có thật ông đang sốt hay không.

Ý thức trốn thoát thực tại bằng cách tự ru ngủ mình để có thể bay về quá khứ "ngày xưa" của đất nước cũng có khi được thể hiện rõ rệt hơn, nhưng lại đượm niềm thất vọng, vì tự hiểu rằng bản thân mình là con người thuộc thế kỉ XX, thế kỉ của khoa học thực nghiệm, duy lí, thế kỉ của những thần thoại bị giải mã, mà ở một góc nhìn nào đó, là thực sự đã tan vỡ, đã chết. Bài "Mây" (7) thể hiện điều đó.

Người xưa mơ, nhìn mây...
...
... Ngày nay ta nhìn mây...
... Hồn xưa tìm không thấy...

Biết rằng hoài niệm "ngày xưa" thực chất là những thoáng lãng mạn tuyệt vọng, nhưng không còn con đường nào khác! Đó là niềm bi kịch sâu xa của Nguyễn Nhược Pháp, ấn nấp phía đằng sau những thoáng chốc tươi vui, hóm hỉnh, dí dỏm, ngộ nghĩnh dễ thương, được thể hiện trong thơ ông.

Tập thơ "Ngày xưa" không chỉ là huyền thoại, phong tục cùng những nét văn hoá tâm linh và trí thức (học hành, thi cử, sinh hoạt với chữ nghĩa) của một dân tộc có cả hàng ngàn năm văn hiến. Một mảng khá lớn, nếu so sánh về tỉ lệ, lại là truyền thuyết lịch sử và lịch sử thành văn. Mảng này chiếm đến 5 bài trong 10 bài của tập thơ.

Khác với những bài thơ tự sự hay đậm nét trữ tình, thể hiện tâm trạng thông qua những ước mơ mộng ảo về qua khứ vàng son của dân tộc, mảng truyền thuyết lịch sử và lịch sử lại đượm buồn, cũng không còn là những câu chuyện kể. Ngay với hai bài thơ lẽ ra phải tự sự, như "Mỵ Châu" (8), "Giếng Trọng Thuỷ" (9), yếu tố tự sự cũng không còn chủ đạo.

Đặc biệt khi viết "Giếng Trọng Thuỷ", Nguyễn Nhược Pháp đã để tên gián điệp cổ đại tự vẫn trong một bối cảnh dữ dội, ma quái -- cái chết đáng đời của một kẻ cướp nước, kẻ rất tàn nhẫn với ý thức nhiệm vụ phi nghĩa nhưng lại có tình yêu chân thực và có chút lương tâm, cảm nhận được lương tâm cắn rứt:

Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần
Cỏ lướt, gieo mình vực giếng thâm
Trong Thuỷ nằm trên làn nước sủi
Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm

Phơn phớt hồn ma đóm lập loè
Cú rúc. Đàn dơi bay tứ bề
Răng rắc kêu như tiếng xương đập
Gió rền, quỷ khóc, lay cành tre...

Nhân vật lịch sử "Mỵ Ê" (10), hoàng hậu của vua Chiêm Thành, người phụ nữ quyết giữ danh tiết bằng mũi dao tự đâm và nhảy xuống sông tự tử, cũng được Nguyễn Nhược Pháp thể hiện như một niềm đồng cảm -- niềm đồng cảm này trong dăm bảy năm sau đã trở thành cảm hứng trung tâm, chủ đạo của Chế Lan Viên ở tập thơ đầu tay, "Điêu tàn". Nguyễn Nhược Pháp làm mới thể thất ngôn Đường luật cũ kĩ, mới đến mức không ngờ:

Hoa trôi. Thành cũ, vườn mây lửa
Lau gợn. Chùa cao, gió tiếng vàng
Ủ lệ, tay ngà ôm ngực huyết
Mỵ vờn theo sóng dạt bờ hoang.

Tái hiện lại khung cảnh đoàn quan quân hộ tống những người tài bị biến thành cống vật, cùng các cống vật khác, trong đó chủ yếu là hai tượng vàng thế mạng cho hai tên tướng Tàu cướp nước bị quân ta hạ sát, mỗi ba năm một lần, bài "Đi cống"(11) của Nguyễn Nhược Pháp được viết bằng thủ pháp trần thuật, miêu tả, xen lẫn đôi dòng biểu hiện nỗi niềm người trong cuộc. Đó cũng là một bài thơ bảy chữ, mỗi khổ bốn câu, được thể hiện trong một âm điệu nặng nhọc. Duy ở đoạn cuối, ông thể hiện một niềm ước vọng về một thời độc lập, tự chủ, tuy vẫn chịu lệ cống nạp để vuốt ve danh dự Trung Hoa -- Nhà Minh, một đế quốc phong kiến thất trận nhục nhã. Đành rằng việc chịu lệ cống nạp là một nét nhẫn nhịn, khiến niềm tự hào dân tộc bị vơi bớt, nhưng chẳng thà như thế, còn hơn làm thân nô lệ dưới ách trực trị của thực dân Pháp. Đây chính là những dòng thơ thể hiện kín đáo một thái độ chính trị của tác giả "Ngày xưa".

Có một điều rất đáng phàn nàn, cho dù ta có thể thông cảm phần nào tư chất nghệ sĩ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, đó là sự nhập thân vào hình tượng nhân vật trữ tình, với câu đề từ "Triều Lê quý có nàng tiết liệt", ở bài "Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống"(12). Sử chép: Lê Chiêu Thống sang cầu viện Trung Hoa - Nhà Thanh, bị làm nhục, vì nhà Thanh biết không thể đánh thắng Quang Trung, sau khi Tôn Sĩ Nghị và đại binh của chúng một phần tan tác, một phần chết trận, thây xác chồng chất thành gò. Lê Chiêu Thống ra đi như thế, để trở về trong chiếc quan tài tủi nhục. Hoàng phi Nguyễn Thị Kim đành tự sát, sau nhiều năm trông ngóng, đợi chờ. Sự thể đó, với một nhãn quan, tâm trạng cá nhân -- lịch sử của chính Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Nhược Pháp viết thay bà một bài thơ tuyệt mệnh. Về mặt tái hiện chân thực, không thể nói Nguyễn Nhược Pháp không chân thực. Nhưng nếu tìm ra trong bài thơ ấy -- bài thơ đã là một chỉnh thể nghệ thuật -- hay ở dòng đề từ hoặc cước chú một thoáng thái độ, nhãn quan của riêng nhà thơ, chúng ta sẽ không tìm thấy. Nói cách khác, rõ ràng giữa tác giả Nguyễn Nhược Pháp và nhân vật trữ tình Nguyễn Thị Kim có một sự đồng cảm đến mức đồng nhất tư tưởng, tâm trạng.

Nhà tan, nước mất, chàng đi thôi...
Thê thảm chàng đi, về có vậy...

Thủ pháp nhập thân này, có thể được vận dụng, ở một trường đoạn nào đó thể hiện tâm trạng chủ yếu hoặc một thoáng tâm trạng trong quá trình vận động, phát triển biện chứng nội tâm của một nhân vật trong nhiều nhân vật, thuộc một chỉnh thể trường ca, truyện thơ, nhưng nhìn chung cả trường ca, truyện thơ ấy vẫn thể hiện một khuynh hướng chủ đạo của chính tác giả. Thế nhưng, ở trường hợp Nguyễn Nhược Pháp lại là đồng nhất giữa nhân vật trữ tình và tác giả đến mức tuyệt đối!

Nếu cộng hưởng "Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống" với bài "Mỵ Ê" (mặc dù ở "Mỵ Ê" không phải là thủ pháp nhập thân, mà biểu hiện), nhưng cũng với cái nhìn đối với một chỉnh thể nghệ thuật như vậy, người đọc có thể nhận ra một Nguyễn Nhược Pháp nghệ sĩ thiếu vắng hoàn toàn một lập trường sử học, hoặc một Nguyễn Nhược Pháp đồng cảm Chàm, hoài Lê, hận Tây Sơn. ---

Trọn vẹn tập thơ mỏng mảnh "Ngày xưa" của Nguyễn Nhược Pháp, với cái nhìn cận cảnh theo mỗi không thời gian của từng bài thơ, là thế đó. Để rồi, từ đó, đọng lại trong đôi mắt khép hờ, chiêm nghiệm, trước trang sách còn mở của người đọc một điều: chúng ta có thể nhận ra "Ngày xưa" vẫn thể hiện một quan niệm nghệ thuật rất mực khiêm tốn, không muốn phô bày cái tôi của Nguyễn Nhược Pháp. Mặc dù thuộc về những nhà thơ lớp đầu, tiên phong trong phong trào "Thơ mới", các bài thơ được Nguyễn Nhược Pháp viết từ 1932, 1933, 1934 trong "Ngày xưa" hầu hết vẫn là những tác phẩm thiên về tự sự, miêu tả và viết thay cho nhân vật lịch sử -- trữ tình, nhân vật đời thường -- trữ tình; duy nhất có một bài là Nguyễn Nhược Pháp tự thể hiện mình với đại từ "ta" ngôi thứ nhất số ít: "Tay ngà" (2-5-1934). Ở một vài bài khác, như "Đi cống" (10-3-1933), suốt cả bài thơ là trần thuật, miêu tả, chỉ ở cuối bài mới thấy một khổ thơ trữ tình ngoại đề, thể hiện lời nhắn nhủ của chính tác giả gửi đến mọi người, mặc dù Nguyễn Nhược Pháp cũng giấu mình, không tự xưng "ta" (hay "tôi"). Đại từ "ta" còn được một lần xuất hiện ở bài "Mây" (25-1-1934), trong một văn cảnh được xác định "ta" ấy là "chúng ta", đại từ ngôi thứ nhất số nhiều, chứ không phải chỉ là tác giả.

Đúng như vậy, duy nhất một bài "Tay ngà" là tác phẩm Nguyễn Nhược Pháp tự biểu hiện mình. "Tay ngà" là giấc mơ trong đó Nguyễn Nhược Pháp trở thành một nho sĩ đỗ đạt, được gọi là quan Nghè (tiến sĩ), lại được công chúa chọn mặt để gieo cầu, đồng ý để Nguyễn Nhược Pháp trở thành phò mã. Nhưng bàn "tay ngà" của ai kia, lại đặt trên vầng trán Nguyễn Nhược Pháp đang mê man chìm đắm theo giấc mộng? Là ánh trăng ngà xuyên qua kẽ lá chăng? Là bàn tay của người vợ hiền có thật chăng? Lời đáp là chỉ một trong hai. Một ảo, một thực. Tôi tin Nguyễn Nhược Pháp không táo bạo đến sống sượng tự biểu hiện mình là kẻ ngoại tình trong tư tưởng, trong chiêm bao lúc còn thức. Vâng, "tay ngà" chỉ là một ẩn dụ về luồng sáng ánh trăng hay đích thị là bàn tay ngà ngọc của nàng Hằng mà ông chỉ là chàng Cuội. Ở trường hợp thứ hai, Nguyễn Nhược Pháp lại một lần nữa ẩn mình, giấu mình đằng sau một biểu tượng cổ tích.

Dẫu sao, "Tay ngà" vẫn là bài thơ duy nhất tự biểu hiện chính cái tôi của Nguyễn Nhược Pháp, trong cả tập "Ngày xưa", nếu chúng ta xem những bài thơ viết thay chỉ là viết thay, chứ không phải tự biểu hiện bằng biểu hiện (khách thể hoá cái tôi của mình, kí thác cái tôi của mình qua việc viết thay cho nhân vật).

Cái tôi của các nhà thơ lãng mạn thuộc phong trào "Thơ mới" mãi cho đến năm ba năm sau mới thực sự phô bày không ngại ngùng, nhưng phô bày mà vẫn không dung tục, rõ nhất là ở "Thơ thơ", "Gửi hương cho gió" của Xuân Diệu.

Mặt khác, tôi không thuộc những người cứ dứt khoát cho rằng thơ "quý hồ tinh, bất quý hồ đa" và chỉ khăng khăng một cách máy móc theo lời của người xưa như thế. Thử hỏi, ít mà tinh lọc còn hơn nhiều mà tạp chất, tì vết đầy rẫy, và số lượng tác phẩm vừa tinh lọc vừa nhiều, trường hợp nào đáng quý hơn. Tôi nghĩ nếu Nguyễn Nhược Pháp không non yểu ở tuổi 24, chắc hẳn Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên về sau chưa hẳn đã vượt được ông về số lượng tác phẩm như từ thuở đó đến nay và mãi mãi.

Thơ của Nguyễn Nhược Pháp đến với đời ít ỏi chỉ có vậy, nhưng đã khắc hoạ vào văn học sử một gương mặt thơ không thể quên. Và người ta có thể quên hết về Nguyễn Nhược Pháp, chỉ một bài không cách nào quên được, ấy là "Chùa Hương" (bài thơ mà ông cước chú một cách bông đùa là "thiên kí sự" của một cô bé, như thể ông chỉ là người sưu tầm lén lút, chép ra từ nhật kí của một thiếu nữ "ngày xưa" có thật). Nhiều người vì thế, mỗi khi nghe nhắc đến Nguyễn Nhược Pháp là nhớ đến phong cách dí dỏm, hóm hỉnh, nhí nhảnh, duyên dáng, táo bạo mà hồn nhiên, trong sáng, rất dễ thương, và quên đi những bài thơ buồn tê dại, thê thảm khác trong "Ngày xưa". Cái nhìn phiến diện ấy, ngẫm lại, hoá ra phản ánh sự nhận thức và kí ức thông thường của con người: Mỗi người sống trên đời này, chỉ cần có một nét riêng ấn tượng nhất.

Bắt chước Nguyễn Nhược Pháp, câu hỏi nêu ra ở những dòng cuối của bài viết này chỉ là bông đùa: Có thể từ trường hợp Nguyễn Nhược Pháp, chúng ta nghĩ bốn bài thơ được kí tên TTKh. cũng là một thủ pháp của Thâm Tâm hay là "mốt" thời ấy mà Thâm Tâm cũng góp phần để giải phóng phụ nữ chăng (cũng như Hồ Dzếnh với bút hiệu nữ giới Lưu Thị Hạnh) (13)? Dẫu sao, phải là một nhà thơ điêu luyện và khổ công với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài thơ mới có thể viết được bốn bài "TTKh." ấy. Tôi không bao giờ thuộc loại người cho rằng thơ là "quà tặng [đột ngột] của thượng đế". Phút xuất thần chỉ có ở những nhà thơ lao động nghệ thuật nhọc nhằn, thứ lao động thuộc loại khổ sai đến mức trong giấc ngủ vẫn còn làm thơ, khổ sai đến mức nhiều nhà thơ phát điên -- khổ sai của đam mê nghệ thuật, khát vọng sáng tạo của chính nhà thơ. Trong khoa học cũng như trong nghệ thuật, quả táo Newton chỉ nẩy sinh phát kiến thiên tài đối với một người thường trực ngày đêm, miệt mài bao nhiêu tháng năm lao tâm khổ tứ. Tôi nói câu hỏi nêu ra bên trên (13) ở những dòng cuối này là bông đùa (không phải bông đùa kiểu Nguyễn Nhược Pháp), bởi làm sao dám khẳng định kết luận ở trường hợp TTKh..

Nói một cách nghiêm túc: TTKh. là trường hợp duy nhất còn bí ẩn, trong văn học quốc ngữ abc, chưa có lời giải đáp với các chứng cứ có giá trị thuyết phục. Từ bấy đến nay, không còn trường hợp nào như TTKh. nữa. Xin đừng gieo nghi án vào sự nghiệp mỏng mảnh Nguyễn Nhược Pháp. Xin đừng gieo nghi án vào bất kì ai với mưu toan, ý đồ xấu xa, với những mục đích tục dụng bên ngoài văn chương.

Buồn thay khi kết thúc những trang cảm nhận về "Ngày xưa" và Nguyễn Nhược Pháp như thế!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư