Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có suy nghĩ gì về bộ mặt của lũ cướp nước và bán nước trong hồi thứ 14 tác phẩm "Hoàng Lê Nhất thống chí". Trình bày ngắn gọn bằng 1 đoạn văn diễn dịch, chỉ ra 1 từ mượn gốc Hán trong đoạn văn 

Em có suy nghĩ gì về bộ mặt của lũ cướp nước và bán nước trong hồi thứ 14 tác phẩm HLNTC . Trình bày ngắn gọn bằng 1 đoạn văn diễn dịch , chỉ ra 1 từ mượn gốc Hán trong đoạn văn 

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.633
1
1
Phonggg
01/10/2020 16:50:01
+5đ tặng

1- Mở bài:

  • Khái quát về nội dung tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”.
  • Hồi thứ 14 ca ngợi tài quân sự của Nguyễn Huệ lần thứ 3 tiến quân ra Bắc đánh tan giặc Thanh.

2- Thân bài:

a) Hình ảnh bọn giặc cướp nước và bè lũ tay sai bán nước.

Tôn Sĩ Nghị và quân lính nhà Thanh:

  • Kiêu căng, ngạo mạn khi tiến quân vào Thăng Long.
  • Chủ quan, coi thường đối phương: tướng tá ăn chơi; tiệc tùng, quân lính không có kỉ luật.
  • Bị đánh bất ngờ: Tôn Sĩ Nghị tháo chạy, binh lính đầu hàng.

Lê Chiêu Thống và bè lũ tay sai:

  • Nhu nhược, đớn hèn dựa vào thế lực quân Thanh
  • Tháo chạy, bám gót bọn xâm lược.

b) Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ:

  • Nhà quân sự tài ba.
  • Người chỉ huy mưu lược thông minh “xuất quỷ nhập thần”.
  • Vị tướng có bản lĩnh, quyết chiến, quyết thắng, thần tốc.
  • Biết động viên khích lệ, làm yên lòng binh sĩ, rộng lượng với những người dưới quyền khi họ phạm lỗi lầm.
  • Nhà chính trị, ngoại giao có tầm nhìn xa trông rộng về hai nước Trung - Việt sau khi đánh bại quân Thanh.

3- Kết luận:

  • Phản ánh sự thật lịch sử: cuộc xâm lược của quân Thanh và sự thất bại thảm hại của chúng.
  • Các tác giả tỏ thái độ cảm phục, ca ngợi thiên tài Nguyễn Huệ - người anh hùng của dàn tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Phonggg
01/10/2020 16:51:02
+4đ tặng

Không biết người viết Hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê Nhất Thống Chí có ngờ rằng, với công trình nghệ thuật này, mình đang viết bản án dành cho chính cái chế độ mình vẫn hằng tôn kính? Và con người phù Lê ấy liệu có tự giác nhận ra rằng mình đang tấu lên khúc ca dành cho những người đang kết thúc số mệnh lịch sử của chính nhà Lê.Nhưng đấy chính là sự thật. Một sự thật vô cùng thú vị khi ta tiếp nhận, thưởng thức và suy ngẫm về tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Tuy nhiên tác giả của những trang viết ta đang nói tới là một nhà văn, một người làm nghệ thuật. Tư cách nghệ sĩ không cho phép ông kể sự thật một cách phiến diện, giản đơn. Hồi chuyện được bắt đầu từ phía có vẻ như ngược lại.Đội quân xâm lược nhà Thanh thoạt nhiên được nói tới cứ y như một đạo hung binh, với sức mạnh lay thành phá ải, không gì có thể đương đầu: "Lại nói Tôn Sĩ Nghị sau khi đem quân ra cửa ải, xuyên rừng vượt núi như giẫm đất bằng, ngày đi đêm nghỉ, không phải lo lắng gì, kéo thẳng một mạch đến thành Thăng Long, không mất một mũi tên, như vào chỗ không người". Cứ xem đây thì chống chọi lại một đạo binh như thế này khác nào đem trứng chọi đá? Chưa hết, ngày liền sau đó, tác giả lại bồi thêm: "Từ xưa các nhà cầm quân chưa có khi nào được dễ dàng như thế".Nhưng sự dễ dàng chưa từng có gió, chính nó lại khiến cho những người từng trải, biết suy nghĩ có lý để mà ngờ vực. Từ rất lâu trước đấy, người xưa đã hiểu rằng cái gì đến độ thái quá, đến tột cùng thì thế nào cũng gặp phải sự biến. "Cùng tắc biến" (đến tận cùng thì phải thay đổi). Nhưng mà biến theo chiều trái lại.

2
2
Phonggg
01/10/2020 16:51:37
+3đ tặng

Tác giả đã mượn lời người cung nhân cũ để làm nổi bật tính cách anh hùng phi thường của Nguyễn Huệ khi trận Ngọc Hồi chưa diễn ra: "Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn.Thấy hắn trở tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sấm sét". Lời nhận xét đó không phải là không có căn cứ. Điều này được thể hiện rất rõ, rất chân thực, cụ thể trong cuộc điều binh khiển tướng trực tiếp của nhà vua. Trong chiến trận, vua Quang Trung hiện lên oai phong, lẫm liệt, có tài thao lược hơn người. Có thể nói dưới bàn tay chỉ huy của nhà vua, quân đi đến đâu, giặc bị tiêu diệt tới đó.Lúc đi đến sống Gián và sông Thanh Quyết, toán quân Thanh vừa trông thấy bóng nhà vua đã "tan vỡ chạy trước"; tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc vua lặng lẽ cho vây kín làng rồi dùng mưu bắt loa truyền gọi khiến quân Thanh "ai nấy đều rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết"; sáng mùng 5 tết tiến sát đồn Ngọc Hồi, đề phòng trước mũi súng của giặc, vua Quang Trung đã sai quân lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ mười người một bức, lưng giắt dao ngắn, theo sau là hai mươi người cầm binh khí dàn thành chữ "nhất" tiến thẳng vào đồn.

5
0
Phonggg
01/10/2020 16:52:01
+2đ tặng

Trái ngược với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của vua Quang Trung bọn quân tướng nhà Thanh thất bại thảm hại. Tôn Sĩ Nghĩ ban đầu tiến vào nước ta một cách dễ dàng nên luôn kiêu căng tự mãn. Không nắm rõ tình hình, chỉ lo ăn chơi hưởng lạc. Hắn còn là kẻ tham sống, sợ chết, chưa đánh đã sợ mất mật mà bỏ chạy: “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn kỵ mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy”. Những kẻ khác kẻ thì đầu hàng, kẻ thắt cổ tự vẫn.Thật là một bọn ô hợp, hèn nhát và bất tài. Ở đoạn văn này ngòi bút miêu tả được tác giả phát huy hết tác dụng, kết hợp với nhịp điệu nhanh, gấp gáp cho thấy sự hoảng hốt và thất bại thảm hại của kẻ thù. Đồng thời còn cho thấy giọng điệu hả hê, sung sướng trước thắng lợi của quân ta và sự đại bại của quân giặc.Còn về phía vua tôi Lê Chiêu Thống, khi xảy ra biến loạn, quân Thanh tan rã thì vô cùng sợ hãi, bỏ chạy, thậm chí còn cướp cả thuyền của dân để qua sông. Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, trang phục như người Mãn. Thật đáng thương thay từ một bậc quân vương đứng đầu hàng vạn người, vậy mà chỉ vì quyền lợi của bản thân và dòng họ, Lê Chiêu Thống đã bán nước nên phải chịu nỗi nhục vong quốc, nắm xương tàn phải bỏ lại nơi đất khách quê người.

3
0
Phonggg
01/10/2020 16:52:31
+1đ tặng

Hồi thứ mười bốn là đoạn trích dài, kể lại diễn biến của nhiều tình tiết, sự kiện. Để hiểu rõ đoạn trích này, chúng ta phải tìm hiểu đôi nét về nội dung của hồi mười hai và mười ba. Khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai đề bắt viên quan phản bội Vũ Văn Nhậm thì vua Lê Chiêu Thông sợ hãi bỏ kinh thành Thăng Long chạy lên vùng biên ải phía Bắc, chiêu mộ nghĩa binh Gần vương đế chống lại.

Nhưng nhóm nghĩa binh ít ỏi ấy không đủ sức đối địch với quân Tây Sơn. Lê Chiêu Thống bèn cử hai viên quan hầu cận là Lê Duy Đản và Trần Danh Án bí mật trốn sang Trung Quốc, gặp viên Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị để cầu viện. Tôn Sĩ Nghị muốn nhân cơ hội này cướp nước ta liền tâu lên vua Mãn Thanh, xin đưa quân sang đánh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×