Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nội dung chính về biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân

Nội dung chính về biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân.
Đảng Đảng lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng nào ?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.415
1
6
Vua Hai Tac
01/10/2020 20:39:53
+5đ tặng

Tuy cách thể hiện có khác nhau, nhưng qua từng thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định, muốn hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, chúng ta phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Yếu tố cốt lõi để tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc đó chính là nền QPTD vững mạnh.

Cơ sở để Đảng ta xác định và nhất quán thực hiện quan điểm, đường lối ấy chính là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm thực tiễn từ lịch sử dựng nước, giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa giữ nước của nhân loại vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam.

 Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ”. Xuất phát từ luận điểm ấy, ngay sau cách mạng Tháng Mười Nga thành công, để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ V.I.Lê-nin đã yêu cầu: "phải có một thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốc phòng và đối với vấn đề chiến đấu của nhà nước"(1).

Theo tư tưởng, quan điểm của V.I. Lênin sức mạnh bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước là sức mạnh tổng hợp, trong đó vai trò của quần chúng nhân dân rất quan trọng. Trong các tác phẩm đề cập đến vấn đề này, V.I Lê nin đều thống nhất quan điểm: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người làm nên lịch sử”.  Sức mạnh QPTD theo tư tưởng của V.V. Lênin không phải là chiến lược chung chung, trừu tượng mà bao hàm những thành tố rất cụ thể, sức mạnh quốc phòng là sức mạnh tổng hợp, sức mạnh toàn diện trong đó quân đội giữ vai trò nòng cốt. Nói về tăng cường sức mạnh của nền QPTD, VI.Lê nin chỉ rõ rằng phải xây dựng được quân đội mạnh làm nòng cốt. VI.Lê nin khẳng định: “Muốn bảo vệ chính quyền của công nông... chúng ta phải có Hồng quân mạnh mẽ... Có Hồng quân mạnh, chúng ta sẽ vô địch”...

Kế thừa và phát triển truyền thống mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng thời vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình thành nên tư tưởng quân sự. Chính bằng tư tưởng quân sự ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dẫn đường, chỉ lối quân và dân ta đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Nội dung cốt lõi của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh chính là xây dựng nền QPTD vững mạnh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn, do đó để bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và duy trì, phát triển hoạt động của chính quyền chuyên chính vô sản, không có con đường nào khác là phải bằng sức mạnh tổng hợp của nền QPTD.

Ngay trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tư tưởng ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: " Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". 

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: chúng ta phải xây dựng nền QPTD, toàn diện. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền QPTD phải là nền quốc phòng mang tính chất nhân dân, nền quốc phòng của dân, do dân xây dựng nên, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng.

Mặt khác theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh xây dựng nền QPTD phải gắn liền với thế trận chiến tranh nhân dân phải có lực lượng vũ trang với ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích) làm nòng cốt, có hậu phương vững mạnh. Cùng với đó Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền quốc phòng hiện đại, xây dựng nền QPTD phải gắn liền với xây dựng nền an ninh nhân dân .

Quán triệt và thực hiện quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ xây dựng nền QPTD mà Đảng ta đã xác định những năm qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện, thiết thực. Tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh của đất nước được tăng cường, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tuy nhiên, trên thực tế còn không ít những vấn đề đặt ra, đáng chú ý là bên cạnh sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động, ngay trong nội bộ cũng có những quan điểm chưa đúng, những nhận thức lệch lạc về sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc; về đường lối xây dựng nền QPTD... Do nhận thức lệch lạc, chưa đầy đủ và hiểu chưa đúng nên quá trình thực hiện đường lối xây dựng nền QPTD còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đáng chú ý là trong thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với xây dựng, củng cố quốc phòng – an ninh, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ nhấn mạnh hiệu quả kinh tế mà xem nhẹ yếu tố quốc phòng – an ninh. Do quá trình triển khai cơ quan chức năng, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan không chú ý tới những tác động đến bảo đảm quốc phòng – an ninh và an toàn cộng đồng, nên không ít công trình, dự án phải đình chỉ. Đặc biệt, nhiều khu rừng, cánh rừng từng “che bộ đội”, “vây quân thù” trong kháng chiến, tạo vành đai xanh bảo vệ biên giới trong hòa bình, nay đang bị tàn phá không thương tiếc... 

Thực trạng ấy Đảng và Nhà nước ta đã thấy rõ, chỉ ra và có nhiều giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt đấu tranh ngăn chặn, khắc phục.

Đặc biệt, sau khi thẳng thắn đánh giá thực trạng, phân tích cụ thể nguyên nhân, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đã chỉ rõ những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Một trong những biểu hiện được Ban Chấp hành Trung ương chỉ ra là: “Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hóa" quân đội và công an; xuyên tạc đường lối QPTD và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an”.

Để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với biểu hiện ấy, Ban Chấp hành Trung ương xác định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp quan trọng, phải làm thường xuyên là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng cho nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên hiểu đúng, nhận thức đầy đủ về xây dựng nền QPTD.

Cùng với tuyên truyền làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của đường lối, cần phân tích làm cho nhân dân hiểu rằng xây dựng nền QPTD vững mạnh là yêu cầu khách quan của sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN chứ không phải do ý muốn chủ quan của cá nhân hay tổ chức nào. Đây là một chủ trương chiến lược của Đảng ta, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Do đó, cần làm cho nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên thấu suốt quan điểm, muốn hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, chúng ta phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp và một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp là phải xây dựng nền QPTD và an ninh nhân dân vững mạnh. Điều đó chỉ có được khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành nhận thức đúng, ý thức đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng nền QPTD, an ninh nhân dân. 

Để huy động được mọi nguồn lực, phát huy trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức, mọi lực lượng cùng tham gia xây dựng nền QPTD, chúng ta phải làm cho nhân dân hiểu rõ nền QPTD mà Đảng ta chủ trương xây dựng đó là nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng – an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Xây dựng nền QPTD gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu, hành động xâm hại, phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Việc xây dựng nền QPTD, an ninh nhân dân của Việt Nam không nhằm mục đích nào khác là tự vệ chính đáng, là để chống lại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Đây chính là thể hiện sự khác biệt về bản chất trong xây dựng nền QPTD, an ninh nhân dân của Việt Nam cũng như các quốc gia có độc lập, chủ quyền đi theo con đường XHCN với các quốc gia khác.  

Sức mạnh của nền QPTD, an ninh nhân dân của Việt Nam là sức mạnh tổng hợp được tạo nên bằng nhiều yếu tố như: chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, khoa học, đối ngoại, quân sự, an ninh,... cả ở trong nước, ngoài nước, cả của dân tộc và của thời đại, trong đó những yếu tố bên trong bao giờ cũng giữ vai trò quyết định.

Chỉ có thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục làm cho nhân dân, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên hiểu đúng, nhận thức đầy đủ những vấn đề cơ bản đó, chúng ta mới góp phần xây dựng niềm tin, nâng cao trách nhiệm và ý chí, quyết tâm trong xây dựng nền QPTD, an ninh nhân dân. Đây cũng là biện pháp quan trọng để chúng ta phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng, củng cố nền QPTD gắn với nền an ninh nhân dân nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
6
Thời Phan Diễm Vi
01/10/2020 21:37:12
+4đ tặng
Câu 1

Vị trí:
một số khái niệm:

-quốc phòng toàn dân:

+là nền quốc phòng mang tính chất “vì dân,do dân,của dân”.phát triển theo hướng toàn dân,toàn diện,độc lập,tự chủ,tự lực,tự cường và ngày càng hiện đại,kết hợp chặc chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh,dưới sự lãnh đạo của Đảng,sự quản lý,điều hành của nhà nước,do nhân dân làm chủ,nhằm giữ vững hòa bình,ổn định đất nước,sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc,phản động,bảo vệ vững chắc tổ quốc VNXHCN

-an ninh nhân dân:
+là sự nghiệp của toàn dân,do nhân dân tiến hành,lực lượng an ninh nhân dân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng,sự quản lý của nhà nước,kết hợp phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc với các biện  pháp nghiệp vụ của lực lượng chuyên trách,nhằm đập tan mọi hành động và âm mưu xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội cùng với quốc phòng toàn dân bảo vệ vững chắc tổ quốc VNXHCN.

Vị trí:

Xây dựng nền quốc phòng,ANND vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa,đẩy lùi,đánh bại mọi âm mưu,hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp xd và BVTQVNXHCN

Đặc trưng:
-nền quốc phòng toàn dân,ANND chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính Đảng.

-chúng ta XD Nền QPTD,ANND vững mạnh là để tự vệ,chống thù trong giặc ngoài,bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền,thống nhất toàn vẹn lãnh thổ,bảo vệ chế độ XHCN và cuộc sống ấm no,tự do hạnh phúc của nhân dân.

-đó là nền quốc phòng an ninh,”vì dân,của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành”.đặc trưng vì dân,của dân,do dân và mục đích tự vệ của nền quốc phòng an ninh,cho phép ta huy động mọi người,mọi tổ chức,mọi lực lượng đều thực hiện xd nền quốc phòng ,an ninh và đấu tranh QPAN.đồng thời,đường lối của Đảng,pháp luật của nhà nước về QPAN phải xuất phát từ lợi ích,khả năng và nguyện vọng của nhân dân.

- đó là QPAN,có sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành: kinh tế,văn hóa,khoa học,quân sự,chính trị,an ninh...cả ở trong nước lẫn ngoài nước,của dân tộc và của cả thời đại.

-Nền QPANND được xd toàn diện và từng bước hiện đại:

+việc tạo ra sức mạnh QPAN không chỉ ở sức mạnh quân sự,an ninh mà còn phải huy động sức mạnh của toàn dân về mọi mặt chính trị,quân sự,an ninh,kinh tế,văn hóa,khoa học...

+phải kết hợp hữu cơ giữa QPAN với các mặt hoạt động xây dựng đất nước,kết hợp chặt chẽ giữa QPAN với hoạt động đối ngoại.

+xây dựng nền QPAN toàn diện phải đi đôi với xd nền quốc phòng  AN hiện đại.kết hợp giữa xd con người có giác ngộ chính trị,có tri thức với vũ khí trang bị kĩ thuật hiện đại,phát triển công nghiệp quốc phòng ,từng bước trang bị hiện đại cho các lực lượng vũ trang nhân dân.

+kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế XH với tăng cường QPAN.

-nền QPTD gắn liền với ANND

+kết hợp chặt chẽ giữa QPAN phải thường xuyên và tiến hành đồng bộ ,thống nhất từ trong chiến lược,quy hoạch kế hoạch xd,hoạt động của cả nước cũng như từng vùng,miền,địa phương,mọi ngành,mọi cấp.

Xây dựng nền QPTD,ANND vững mạnh để bảo vệ tổ quốc VNXHCN:

Mục đích xây dựng nền QPTD,ANND vững mạnh hiện nay:

-tạo ra sức mạnh tổng hợp của đất nước cả về chính trị,quân sự,an ninh,kinh tế,văn hóa,XH,KH-CN để giữ vững hòa bình ,ổn định,đẩy lùi,ngăn chặn nguy cơ chiến tranh,sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô.

-tạo thế chủ động cho sự nghiệp XDBVTQ,nhằm bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền,thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ;bảo vệ Đảng,nhà nước,nhân dân và chế độ XHCN,bảo vệ sự nghiệp đổi mới,sự nghiệp CNH-HĐH đất nước;bảo vệ lợi ích quốc gia,dân tộc;bảo vệ AN chính trị,an ninh kinh tế,an ninh tư tưởng văn hóa-XH;giữ vững ổn định chính trị,môi trường hòa bình phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

 Nhiệm vụ XD nền QPTD,ANND vững mạnh hiện nay:

-xây dựng lực lượng QPAN đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc tổ quốc VNXHCN.

+ lực lượng QPAN của nền QPTD và ANND  bao gồm lực lượng toàn dân(lực lượng chính trị) và lực lượng vũ trang nhân dân.

+lực lượng chính trị bao gồm các tổ chức trong hệ thống chính trị,các tổ chức chính trị XH và những tổ chức khác trong đời sống XH đã được phép thành lập và quần chúng nhân dân.

Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm quân đội nhân dân,dân quân tự vệ và công an nhân dân.

-xây dựng lực lượng QPAN là lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu của quốc ,an ninh bảo vệ tổ quốc VNXHCN.

+trong XD nền quốc phòng toàn dân,ANND vững mạnh hiện nay,kế thừa đại hội X,đại hội XI chỉ ra những nhiệm vụ,giải pháp chủ yếu:”phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc,của cả hệ thống chính trị,thực hiện tốt mục tiêu,nhiệm vụ”.

-xây dựng quân đội nhân dân,công an nhân dân cách mạng chính quy ,tinh nhuệ,từng bước hiện đại.đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng,an ninh;tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho các lực lượng vũ trang từng bước trang bị hiện đại,trước hết là cho lực lượng hải quân,phòng không không quân,lực lượng an ninh,tình báo,cảnh sát cơ động.đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học,nghệ thuật quân sự,an ninh đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch.

-đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối,trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với QĐND và CAND,nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về quốc phòng,an ninh.Hoàn thiện các chiến lược quốc phòng,an ninh và hệ thống cơ chế, chính sách về quốc phòng,an ninh trong điều kiện mới,tiếp tục bổ sung…

Xây dựng tiềm lực quốc phòng an ninh ngày càng vững mạnh:

-xây dựng tiềm lực chính trị ,tinh thần

-xây dựng tiềm lực kinh tế

-xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ

-xây dựng tiềm lực quân sự an ninh.

*xây dựng tiềm lực chính trị,tinh thần:

+tiềm lực chính trị,tinh thần được thể hiện ở năng lực lãnh đạo của Đảng,quản lý điều hành của nhà nước,ý chí quyết tâm của nhân dân,của các lực lượng vũ trang nhân dân,sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ QPAN,BVTQ trong mọi điều kiện,hoàn cảnh,tình huống.

+xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần của nền quốc phòng toàn dân,ANND cần tập trung: xây dựng tình yêu quê hương đất nước,niềm tin đối với sự lãnh đạo của nhà nước đối với chế độ XHCN.Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh,phát huy quyền làm chủ của nhân dân.XD khối đại đoàn kết toàn dân,nâng cao cảnh giác cách mạng,giữ vững ổn định chính trị,trật tự an toàn xã hội,thực hiện tốt GDQPAN.

*xây dựng tiềm lực kinh tế:

Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân,ANND cần tập trung vào đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước,XD nền kinh tế độc lập,tự chủ.Kết hợp chặc chẽ phát triển kinh tế XH với tăng cường QPAN,kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng quốc phòng với cơ sở hạ tầng kinh tế,có kế hoạch chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến và duy trì sự phát triển của nền kinh tế.

*XD tiềm lực khoa học công nghệ:

XD tiềm lực KHCN của nền QPTD,ANND là tạo nên khả năng về KHCN của quốc gia có thể khai thác,huy động phục vụ cho QPAN.Do đó,phải huy động tổng lực các KHCN quốc gia,trong đó khoa học quân sự,an ninh làm nòng cốt để nghiên cứu các vấn đề quân sự,an ninh về sửa chữa,cải tiến,sản xuất các loại vũ khí trang bị.Đồng thời phải thực hiện tốt công tác đào tạo,bồi dưỡng,sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ KHKT.

*xây dựng tiềm lực quân sự,an ninh:
+ tiềm lực quân sự,an ninh được biểu hiện ở khả năng duy trì và không ngừng phát triển trình độ sản xuất,chiến đấu,năng lực và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân,nguồn dự trữ về sức người,sức của trên các lĩnh vực đời sống XH và nhân dân có thể huy động phục vụ cho nghĩa vụ quân sự ,an ninh cho chiến tranh.

Xây dựng tiềm lực quân sự an ninh cần tập trung vào:

+xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện,gắn quá trình CNH-HĐH đất nước với quá trình tăng cường vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang nhân dân.

+xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

+bố trí lực lượng luôn đáp ứng yêu cầu chuẩn bị cho đất nước về mọi mặt,sẵn sàng động viên thời chiến.

+tăng cường nghiên cứu khoa học quân sự,nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục QPAN.

Xây dựng thế trận QPTD,ANND:

Thế trận quốc phòng an ninh là sự tổ chức,bố trí lực lượng,tiềm lực mọi mặt của đất nước và của toàn dân.

Nội dung xây dựng thế trận QPTD,ANND bao gồm:

Hiện nay cần tập trung:

+ Gắn thế trận quốc phòng với thế trận an ninh trong một tổng thể thống nhất.

+ Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh với phân vùng kinh tế.

+ Xây dựng hậu phương chiến lược, khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vững mạnh.

          + Tổ chức xây dựng “Kế hoạch phòng thủ dân sự”

          + Xây dựng phương án, triển khai các lực lượng chiến đấu

Một số biện pháp:

- Tăng c­ường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.

- Tăng cư­ờng sự lãnh đạo của Đảng, sự  quản lý của Nhà n­ước đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng, an ninh.

          - Không ngừng nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân nòng cốt là quân đội và công an.

-Nâng cao ý thức trách nhiệm cho sinh viên.

2
6
Thời Phan Diễm Vi
01/10/2020 21:37:28
+3đ tặng
Câu 2

Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã có chi bộ Đảng lãnh đạo do đồng chí Xích Thắng (tức Dương Mạc Thạch) làm thư ký chi bộ. Công tác chính trị cũng hình thành dưới sự phụ trách của Chính trị viên Xích Thắng. Trong suốt 75 năm qua, Đảng ta luôn khẳng định vai trò lãnh đạo của mình đối với quân đội nói riêng và lực lượng vũ trang (LLVT) nói chung. Tuy hệ thống tổ chức đảng trong quân đội có lúc thay đổi theo nhiệm vụ, nhưng về quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với quân đội luôn luôn nhất quán đó là: Đảng lãnh đạo QĐND Việt Nam và Công an nhân dân (CAND) Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng QĐND và CAND trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước. Nhà nước thống nhất quản lý đối với quân đội, công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật(2). Đảng lãnh đạo quân đội tuyệt đối có nghĩa là không nhường quyền lãnh đạo cho bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khác. Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp về mọi mặt nghĩa là Đảng lãnh đạo quân đội bằng hệ thống tổ chức của Đảng trong quân đội, không thông qua bất kỳ một bộ phận, khâu trung gian nào; Đảng lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, các nhiệm vụ mà quân đội thi hành.

Để tăng cường vai trò lãnh đạo của mình, Đảng đã tổ chức ra hệ thống tổ chức của Đảng trong quân đội. Về mặt hình thức, hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo hệ thống dọc từ Quân ủy Trung ương cho đến chi bộ. Trong Điều lệ Đảng được Đại hội XI của Đảng thông qua, tại các điều: 25, 26, 27 đã quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Đảng trong quân đội. Bên cạnh đó, Ban Bí thư đã ban hành các quy định về tổ chức đảng, về cơ quan chính trị; Quân ủy Trung ương quy định về tổ chức cơ sở đảng trong QĐND Việt Nam cũng rất rõ ràng. Nhất là từ năm 2005, Đảng ta thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong QĐND Việt Nam theo Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 20-7-2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (thực hiện chính thức từ ngày 19-5-2006) thì sự cụ thể hóa những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng và tổ chức lãnh đạo của Đảng trong quân đội được quy định trong Điều lệ Đảng càng trở nên rõ ràng và chặt chẽ. Các quy định đó còn thể hiện sự quán triệt tinh thần đổi mới trong công tác tổ chức và cán bộ, đổi mới phong cách làm việc, thể hiện ý chí giữ vững nguyên tắc tổ chức và lãnh đạo của Đảng đối với quân đội mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra.   

Cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội được xác định trong các văn kiện của Đảng đã phản ánh những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác-Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, về xây dựng LLVT cách mạng. Cơ chế lãnh đạo này cũng thể hiện sự quán triệt đường lối, nhiệm vụ chính trị, đường lối nhiệm vụ quân sự của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới; đồng thời nó phát huy được truyền thống tốt đẹp và kinh nghiệm quý báu của Đảng ta, Quân đội ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Cơ chế đó cũng là sự đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của Đảng, từ những bài học đau xót sau sự sụp đổ của Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Cơ chế lãnh đạo mà Đảng ta đã xác định “bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc của Đảng trong mọi tình huống, giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phát huy cao độ trách nhiệm vai trò của người chỉ huy và hiệu lực công tác Đảng, công tác chính trị, không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội”(3).

Thực tế 75 năm qua (từ khi QĐND Việt Nam thành lập - 22-12-1944 / 22-12-2019), sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội luôn là nguyên tắc cơ bản, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và sự trưởng thành của Quân đội ta. Trong tình hình hiện nay, sự nghiệp xây dựng LLVT, củng cố quốc phòng nói chung, xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại nói riêng càng đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Điều đó sẽ bảo đảm cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, trung thành vô hạn với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, hết lòng hết sức phụng sự nhân dân.

Như trên đã đề cập, sự lãnh đạo của Đảng không chỉ thể hiện ở Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mà còn được thể hiện ở hệ thống tổ chức đảng các cấp trong quân đội. Như vậy, tôn trọng và phục tùng sự lãnh đạo của Đảng là không chỉ tôn trọng và phục tùng sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà còn phải tôn trọng và phục tùng sự lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp trong quân đội. Qua một thời gian dài thực hiện các nghị quyết của Đảng và từ kiểm nghiệm thực tiễn, cho phép chúng ta nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc về hệ thống tổ chức của Đảng trong quân đội và càng khẳng định Đảng bộ Quân đội tổ chức theo hệ thống dọc là chính xác, khoa học và hợp lý. Kinh nghiệm xương máu rút ra từ phương pháp tổ chức hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội ta và quân đội của một số nước XHCN trước đây ở Đông Âu cho thấy, muốn có sự lãnh đạo vững chắc, thì sự lãnh đạo đó phải luôn được bảo đảm trực tiếp từ trên xuống dưới, không một tổ chức nào có thể thay thế được vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và cấp ủy đảng.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, và duy trì sức mạnh của quân đội thì mọi hoạt động, tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc, phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong cấp ủy, phải nghiêm chỉnh thực hiện chế độ đảng ủy lãnh đạo tập thể đi đôi với phân công cá nhân phụ trách. Đây là chế độ lãnh đạo duy nhất đúng đã được kiểm nghiệm qua hai cuộc chiến tranh giải phóng và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc. Do đó, bất kỳ đảng viên nào, dù giữ cương vị chủ trì lãnh đạo hay chỉ huy đều phải hành động theo sự phân công của tập thể cấp ủy, chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tập thể cấp ủy theo chức trách của mình. Mọi sự tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng, đặt “cái tôi” lên trên sự lãnh đạo của tập thể cấp ủy... đều trái với nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và sẽ dẫn đến những sai lầm trong lãnh đạo, chỉ huy, là mầm mống gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, làm cho vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước trở nên kém hiệu lực.

Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn ta có thể thấy, chế độ đảng ủy là chế độ tổ chức để thực hiện và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp, các đơn vị trong QĐND Việt Nam. Chế độ đó phát huy đầy đủ trí tuệ tập thể cũng như trách nhiệm của các cá nhân trong thực hiện mọi nhiệm vụ, mọi mặt công tác của các cơ quan, đơn vị. Thông qua việc thực hiện nghiêm ngặt chế độ lãnh đạo đó để bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên về lập trường, quan điểm tư tưởng, về phẩm chất và năng lực, về tính Đảng, tính nguyên tắc, ý thức tổ chức kỷ luật, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ kiên trung, “vừa hồng, vừa chuyên” cho quân đội và đất nước. Thực hiện chế độ đó cũng là sự bảo đảm để quân đội tạo ra sức mạnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị, mục tiêu chiến đấu của mình.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là cấp thiết

Trong tình hiện nay, khi mà các thế lực thù địch luôn tìm đủ mọi cách để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là chúng đang ráo riết tìm đủ chiêu trò, âm mưu, thủ đoạn hòng loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ra khỏi lực lượng vũ trang thì việc tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng quân đội và công an càng trở nên bức thiết. Để làm tốt vấn đề trên thì cần tập trung vào một số giải pháp như sau:

Một là, trong bất luận hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo QĐND và CAND tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt. Trên cơ sở nguyên tắc, cấp ủy, người chỉ huy các cấp phải thường xuyên tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức đảng trong QĐND và CAND, bảo đảm vừa phù hợp với cơ chế, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, vừa đúng với nguyên lý, lý luận Mác-Lênin về tổ chức quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng QĐND. Đồng thời, phải không ngừng tự chỉnh đốn, tự đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về công tác xây dựng Đảng, gắn với thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bảo đảm cho Đảng bộ Quân đội luôn là một khối thống nhất về ý chí và hành động.

Hai là, trong mọi hoạt động của các tổ chức đảng trong quân đội, phải đặc biệt tôn trọng và đề cao nguyên tắc lãnh đạo tập trung dân chủ, đi đôi với phân công cá nhân phụ trách. Mọi hoạt động của đơn vị và người chỉ huy phải lấy phục tùng nghị quyết của cấp ủy cấp mình và cấp trên làm tiêu chí cao nhất để tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Các hoạt động của cơ quan, đơn vị đều phải được lãnh đạo bằng nghị quyết, bảo đảm cho mọi hoạt động của bộ đội, của đơn vị đều có sự lãnh đạo của Đảng. Trước mắt cần tập trung lựa chọn cán bộ, chuẩn bị tốt nhân sự cho đại hội đảng các cấp trong quân đội tiến tới Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và Đại hội XIII của Đảng. Đội ngũ cán bộ được lựa chọn dự bầu cấp ủy phải là những người có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, đủ khả năng lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ba là, phải tăng cường bồi dưỡng lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về xây dựng Đảng và xây dựng QĐND cho mọi cán bộ trong quân đội nói riêng và LLVT nói chung, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp chiến dịch, chiến lược. Phải làm cho đội ngũ cán bộ của quân đội luôn có nhận thức đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị, từ đó xác định trách nhiệm và đề ra các giải pháp để xây dựng tổ chức đảng ở cấp mình luôn trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Đối với cán bộ trong các tổ chức dân chính Đảng cũng cần phải được tăng cường bồi dưỡng, giáo dục về lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, để từ đó không ngừng nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm của mình trong xây dựng LLVT nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.  

Bốn là, phải tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm, tư tưởng sai trái, các nhận thức lệch lạc về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần phải xây dựng các giải pháp để không ngừng củng cố tư tưởng của bộ đội, xây dựng môi trường văn hóa trong đơn vị, làm cơ sở chống lại các loại văn hóa xấu độc có thể xâm nhập vào đơn vị. Muốn thực hiện tốt vấn đề này, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần phải nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, đi trước, làm trước, lời nói đi đôi với việc làm, bảo đảm luôn đúng với quan điểm, đường lối của Đảng. Cần phải cảnh giác, chủ động phòng, chống lại mọi biểu hiện về “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch; chống lại mọi biểu hiện tư tưởng “dân sự hóa” quân đội, hạ thấp vai trò, uy tín của QĐND Việt Nam.

      *

     *          *

Xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là một nội dung tiếp tục được Đảng ta xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X. Yếu tố “cách mạng” của QĐND Việt Nam chỉ có thể được bảo đảm, sức mạnh của quân đội chỉ có thể được tăng cường, khi vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội được giữ vững và được thực hiện nghiêm chỉnh ở khắp các cấp, các cơ quan, đơn vị trong quân đội. Đánh mất vai trò lãnh đạo của Đảng là quân đội tự hủy hoại sứ mệnh chính trị và sức mạnh chiến đấu của mình. Nhận thức và thấu suốt quan điểm trên để thấy, mọi mưu đồ nhằm tách QĐND Việt Nam khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, là trò lừa phỉnh của những kẻ cơ hội về chính trị mà chúng ta cần phải tích cực đấu tranh, kiên quyết loại bỏ nó khỏi đời sống của cán bộ, chiến sĩ thuộc QĐND Việt Nam nói riêng và LLVT Việt Nam nói chung.

1
6
Thời Phan Diễm Vi
01/10/2020 21:37:52
+2đ tặng
Câu 3

Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Bộ đội Biên phòng. Cấp tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×