Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần gây nên cảm giác chán nản, mất hứng thú kéo dài. Trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm nhận và cách hành xử của bạn từ đó dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.
Nếu nỗi buồn kéo dài, dai dẳng trong một khoảng thời gian sẽ khiến người bệnh khó có thể tập trung làm việc hoặc vui vẻ với gia đình, bạn bè. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn người bệnh đến ý định tự tu
Thực trạng trầm cảm ở học sinh, sinh viên
Theo thống kê của bệnh viện tâm thần trung ương thì trong tổng số 5.000 người có biểu hiện bất bình thường đến khám, tư vấn thì có đến 30% là học sinh, sinh viên. Còn theo điều tra của bệnh viện nhi TW tại một số trường học thì cũng có tới 20% học sinh có biểu hiện lo lắng, rối loạn tâm trí, hay còn gọi là trầm cảm. Và các con số này đều có xu hướng tăng thêm theo thời gian
Còn theo một cuộc khảo sát trên 1.727 học sinh THCS tại hà nội thì có 25.76% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Và 20,65% học sinh lớp 1 có lo âu học đường ở mức độ vừa, trong đó tình huống kiểm tra kiến thức trên lớp học là nguyên nhân lớn nhất.
Đó là các con số ở học sinh còn ở sinh viên thì một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra thế hệ sinh viên ngày nay có nguy cơ bị lo âu và trầm cảm rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa chuẩn bị sẵn tinh thần cho cuộc sống sinh viên, cùng với đó là các vấn đề về tiền bạc và cơ hội việc làm bị giảm đi. Ngoài ra sinh viên bị trầm cảm còn do lạm dụng chất hóa học, chất kích thích, lối sống không lành mạnh
Những nguyên nhân gây nên trầm cảm ở học sinh, sinh viên
Trầm cảm ở học sinh, sinh viên do áp lực học hành, thi cử
Áp lực từ kết quả học tập cùng với sự kỳ vọng từ gia đình, xã hội khiến các em luôn cảm thấy có gánh nặng đè lên vai, đặc biệt là khi kết quả học tập, thi cử không như ý các em sẽ sinh ra chán nản, buồn bã, cảm thấy thất vọng về bản thân, lâu dần sẽ dẫn tới trầm cảm.
Thói quen sống thiếu lành mạnh cũng gây trầm cảm ở học sinh, sinh viên
Những thói quen xấu như thức đêm muộn, ăn uống không đủ chất, hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích quá đà, không tập luyện thể dục thể thao, nghiện chơi điện tử… đều ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, gây suy nhược thần kinh dẫn, rối loạn tâm thần dẫn đến trầm cảm
Tình trạng bạo lực học đường khiến học sinh, sinh viên bị trầm cảm
Tình trạng bạo lực học đường luôn là vấn nạn nhức nhối trong trường học, việc bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trường thường xuyên xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ bạo lực về mặt thể chất mà còn cả về mặt tinh thần. Các em bị bắt nạt thường có cảm giác sợ hãi khi đến lớp, luôn phải suy nghĩ cách đối phó với những kẻ bắt nạt mình dẫn đến trạng thái căng thẳng, lo sợ. Ngoài ra khi bị các bạn học trêu chọc, tẩy chay, xa lánh, cô lập… các em sẽ tự thu mình lại, không muốn tiếp xúc, chia sẻ với ai, lâu dần sẽ khiến các em bị trầm cảm
Thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình, bạn bè
Với các em học sinh thì đây là độ tuổi thay đổi tâm sinh lý nên các em rất nhạy cảm, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong cuộc sống cũng khiến các em bị kích động, tâm lý trở nên bất ổn, suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi
Ở sinh viên thì những sang chấn tâm lý sau khi chia tay người yêu, đặc biệt là ở các bạn nữ khiến tinh thần suy sụp, suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hành vi tự sát