Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Tự tạo ra đoạn thơ hoặc bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Tự tạo ra đoạn thơ hoặc bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
766
1
1
Phonggg
04/10/2020 16:38:10
+5đ tặng

. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG: 
- Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng. 

2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG: 
- Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng. 

BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ: 
- Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề. 
- Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực). 
- Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận. 
- Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết. 

- Bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có thể ngắt thành 4 bài thơ Tứ Tuyệt theo 4 cách như sau: 

+ Bài 1: 4 câu đầu (1-4).
            + Bài 2: 4 câu cuối (5-8 ). 
            + Bài 3: 4 câu giữa (3-6). 
            + Bài 4: 2 câu đầu (1-2) và 2 câu cuối (7-8 ).


Sau đây là bảng luật thơ: 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phonggg
04/10/2020 16:38:26
+4đ tặng
Ghi chú: TRẮC ký hiệu T hoăc t; BẰNG ký hiệu B hoặc b

1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG: 

B - B - T - T - T - B - B (vần) 
T - T - B - B - T - T - B (vần) 
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4) 
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3) 
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6) 
T - T - B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5) 
T - T - B - B - B - T - T 
B - B - T - T - T - B - B (vần) 
1
1
Phonggg
04/10/2020 16:38:44
+3đ tặng
Bài thơ thí dụ: TRUNG THU 

Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm 
Tháng tám chờ trông đến bữa rằm 
Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng 
Cha làm trống ếch đánh quanh năm 
Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh 
Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm 
Chiếc lá chao mình trong gió sớm 
Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm 

Hoàng Thứ Lang 
1
1
Phonggg
04/10/2020 16:38:56
+2đ tặng

2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG: 

T - T - B - B - T - T - B (vần) 
B - B - T - T - T - B - B (vần) 
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4) 
T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3) 
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6) 
B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5) 
B - B - T - T - B - B - T 
T - T - B - B - T - T - B (vần) 

 

Bài thơ thí dụ: TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY 

Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều 
Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu 
Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc 
Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều 
Gió Sở không vơi niềm tịch mịch 
Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu 
Xa xôi cách trở Kim lang hỡi 
Có thấu lòng em tủi hận nhiều 

Hoàng Thứ Lang 

1
1
Phonggg
04/10/2020 16:39:40
+1đ tặng

GẶT LÚA
Sáng sớm ra đồng ruộng lúa vàng
Mùa hè nóng rực nắng chang chang
Mồ hôi ướt đẫm trên lưng áo
Cổ họng khô khan dưới nón bàng
Kẻ gặt qua mê bồ đập giũ
Người sàng hạt thóc đổ đem sang
Nàng Hương gạo mới thơm vừa dịu
Gặt lúa ngày vui... khắp xóm làng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×