LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét nhân vật dì ghẻ trong truyện: "Tấm Cám"

Nhận xét nhân vật dì ghẻ trong truyện tấm cám 

 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
2.499
1
1
Hà Minh Đức
05/10/2020 22:07:39
+5đ tặng

Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, nếu cô Tấm đại diện cho sự dịu, dàng, hiền hậu, nết na thì mẹ con Cám lại là đại diện cho sự tàn ác, tham lam, xấu xa. Đặc biệt, mẹ dì ghẻ là nhân vật ác “điển hình”-  người đứng sau “giật dây” cho mọi tội ác.

Mụ dì ghẻ là mẹ kế của Tấm, mẹ đẻ của Cám. Chính vì điều này mà ngay từ trong cách đối xử, bà ta đã sự phân biệt rõ ràng giữa con đẻ và con riêng. Sống chung với mẹ ghẻ và Cám cuộc sống của Tấm bên cạnh mẹ con Cám là một chuỗi ngày cực nhọc, vất vả. Sáng thái khoai, chiều lạ chăn trâu, hầu như ở nhà có việc gì nặng nhọc Tấm đều phải làm hết. Còn Cám chỉ đủng đỉnh ăn chơi tối ngày. Từ sự phân biệt đối xử này mà mụ dì ghẻ nhẫn tâm hành hạ một cô gái tội ngiệp còn con gái mình lại nuông chiều quá mức. Cám từ sự nuông chiều của mẹ mà trở thành một kẻ lừa đảo, bịp bợm. Nếu dì mẹ và Tấm không có quan hệ máu mủ thì Cám với Tấm lại là chị em. Vậy mà Cám dám trắng trợn lừa chị bằng giọng điệu ngọt ngào, giả tạo để cướp mất giỏ tép của Tấm, giành chiếc yếm đỏ về mình. Không dạy Cám những điều hay lẽ phải, mụ dì ghẻ là người xui Cám đi rình mò Tấm để cả hai mẹ con cùng ăn thịt con cá Bống. Không yêu thương Tấm, mụ dì ghẻ còn xấu xa đến mức hành hạ tinh thần Tấm bằng cách trộn thóc và gạo để Tấm không được đi chơi. Nếu thông thường, người ta chỉ hiểu rằng mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc nặng nhọc. Nhưng trong chi tiết trộn thóc với gạo, rõ ràng là một sự đày đọa về tinh thần, mụ dì ghẻ sẵn sàng ngăn cản hạnh phúc và niềm vui của Tấm. Ngay cả khi Tấm được làm hoàng hậu, mụ dì ghẻ cũng không ngừng ganh ghét, đố kị.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hà Minh Đức
05/10/2020 22:08:46
+4đ tặng

Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, nếu cô Tấm đại diện cho sự dịu, dàng, hiền hậu, nết na thì mẹ con Cám lại là đại diện cho sự tàn ác, tham lam, xấu xa. Đặc biệt, mẹ dì ghẻ là nhân vật ác “điển hình”-  người đứng sau “giật dây” cho mọi tội ác.

Mụ dì ghẻ là mẹ kế của Tấm, mẹ đẻ của Cám. Chính vì điều này mà ngay từ trong cách đối xử, bà ta đã sự phân biệt rõ ràng giữa con đẻ và con riêng. Sống chung với mẹ ghẻ và Cám cuộc sống của Tấm bên cạnh mẹ con Cám là một chuỗi ngày cực nhọc, vất vả. Sáng thái khoai, chiều lạ chăn trâu, hầu như ở nhà có việc gì nặng nhọc Tấm đều phải làm hết. Còn Cám chỉ đủng đỉnh ăn chơi tối ngày. Từ sự phân biệt đối xử này mà mụ dì ghẻ nhẫn tâm hành hạ một cô gái tội ngiệp còn con gái mình lại nuông chiều quá mức. Cám từ sự nuông chiều của mẹ mà trở thành một kẻ lừa đảo, bịp bợm. Nếu dì mẹ và Tấm không có quan hệ máu mủ thì Cám với Tấm lại là chị em. Vậy mà Cám dám trắng trợn lừa chị bằng giọng điệu ngọt ngào, giả tạo để cướp mất giỏ tép của Tấm, giành chiếc yếm đỏ về mình. Không dạy Cám những điều hay lẽ phải, mụ dì ghẻ là người xui Cám đi rình mò Tấm để cả hai mẹ con cùng ăn thịt con cá Bống. Không yêu thương Tấm, mụ dì ghẻ còn xấu xa đến mức hành hạ tinh thần Tấm bằng cách trộn thóc và gạo để Tấm không được đi chơi. Nếu thông thường, người ta chỉ hiểu rằng mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc nặng nhọc. Nhưng trong chi tiết trộn thóc với gạo, rõ ràng là một sự đày đọa về tinh thần, mụ dì ghẻ sẵn sàng ngăn cản hạnh phúc và niềm vui của Tấm. Ngay cả khi Tấm được làm hoàng hậu, mụ dì ghẻ cũng không ngừng ganh ghét, đố kị.

Cũng chính vì sự tàn ác của mẹ con Cám mà bọn chúng cuối cùng cũng bị trả giá. Khi Tấm trở về cung để tìm lại hạnh phúc của mình, mẹ con Cám đã bị trừng trị. Đáng nói nhất chính là phần kết truyện có nhiều dị bản. Trong đó Tấm dội nước sôi Cám thì mụ dì ghẻ cũng lăn đùng ra chết  hay làm mắm Cám gửi về cho mụ dì ghẻ. Có nhiều bản kể còn kinh hãi hơn khi mụ dì ghẻ ăn lọ mắm Tấm gửi rồi mới biết đó là Cám. Với những bản kể này, có một vài nhà phê bình đã chỉ trích cô Tấm, đoạn kết này khiến cho Tấm mất đi vẻ vị tha, nhân hậu vốn có. Nhưng cứ nghĩ đến việc cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, thật thà bị giết hạ nhiều lần mà chưa bao giờ nhân được sự thương xót của mẹ con Cám thì mới thấy cái kết đó thật xứng đáng với chúng. Nhân dân ta càng yêu thương cô Tấm bao nhiêu lại càng căm ghét mẹ con Cám bấy nhiêu nên không muốn cho bọn chúng một cái chết “nhẹ nhàng”. Cũng có bản, cô Tấm tha chết cho mẹ con Cám nhưng sau đó bọn chúng cũng bị ông trời trừng phạt. Hóa ra, với tội ác của mẹ con Cám dù con người có lòng vi tha thì ông trời cũng phải tức giận mà trừng phạt chúng. Xoay quanh mỗi cái kết có nhiều ý kiến trái chiều.
Tuy nhiên, dù ở cái kết nào, thì dụng ý của nhân dân ta xưa vẫn mong cô Tấm có thể bảo vệ hạnh phúc của mình và mẹ con Cám nhất định phải bị trừng trị.“Tấm Cám” là truyện cổ tích thần kì với nhân vật Tấm tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người dân lao động và mẹ con Cám đại diện cho cái ác, sự xấu xa đã nảy sinh trong xã hội phân chia giai cấp. Nhưng dù cái ác có mạnh ra sao, có tìm cách để hãm hại cái thiện như thế nào thì cuối cùng những kẻ xấu xa như mẹ con Cám nhất định vẫn bị cái thiện tiêu diệt. Cái thiện chiến thắng cái ác chính là mong muốn nghìn đời của nhân dan ta.

 
1
0
mokoto
05/10/2020 22:10:24
+3đ tặng
dì ghẻ là ngườ rất ác độc,chỉ vì muốn con mình được làm hoàng hậu nên đã tìm mọi cách để giết tấm
1
1
Như
05/10/2020 22:10:33
+2đ tặng

Trong truyện cổ tích Tấm Cám, nhân vật đại diện cho cái thiện chính là Tấm, còn nhân vật đại diện cho cái ác chính là mẹ con nhà Cám. Trong đó, nhân vật cực kỳ dã tâm độc ác đó chính là bà dì ghẻ.

Bà ta lợi dụng việc Tấm không còn cha mẹ ở bên cạnh suốt ngày hành hạ Tấm con riêng của chồng mình, mụ ta chỉ cưng chiều thương yêu con gái ruột của mình còn con của chồng thì bỏ mặc, hành hạ suốt ngày coi như nô lệ trong gia đình không hơn không kém.

Nhân vật mụ dì ghẻ đã làm cho hình ảnh của các bà mẹ kế trên đời này bị xấu xí bởi mụ ta, cứ nói tới mẹ kế, kế mẫu, dì ghẻ là người đọc, người nghe luôn nghĩ tới hình ảnh mụ dì ghẻ độc ác trong Tấm Cám.

Bà dì ghẻ này là ngọn nguồn của mọi bất hạnh trong cuộc đời cô gái ngoan ngoãn, hiền lương hiếu thảo là Tấm. Bà ta luôn tìm cách hành hạ Tấm từ việc nhỏ tới việc lớn. Những việc nhỏ như không cho Tấm đi chơi lễ hội, tìm cách hành hạ Tấm bằng việc cho một đấu gạo và một đấu thóc lẫn nhau rồi bắt Tấm ngồi nhặt gạo ra gạo, thóc ra thóc mới cho đi chơi lễ hội.

Bà ta làm vậy thì khác nào bắt ép Tấm đừng đi chơi bởi sức người làm sao nhặt được hết, nếu nhặt được cũng mất rất nhiều thời gian, không kịp giờ đi chơi lễ hội nữa.

Cô Tấm hiền lành ngoan ngoãn chỉ biết khóc trước những bất hạnh của cuộc đời mình mà thôi. Nhưng rất may mắn là trong thế giới thần tiên cổ tích thì người hiền lành sẽ gặp may mắn, sẽ có thế lực tiên bụt giúp đỡ biến hung hóa cát, biến những điều không thể thành có thể.

Dì ghẻ của Tấn đối sử với Tấm không công bằng nhưng chưa bao Tấm tỏ ra ghét bỏ, hay có thái độ chống đối lại bà ta. Thực chất bà dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám chính là đại diện của tầng lớp bóc lột thời xưa, đại diện cho những người có chức quyền trong chế độ phong kiến luôn tìm cách hãm hại, bóc lột công sức lao động của người nông dân nghèo khổ.

Còn cô gái Tấm hiền lành hiếu thảo ngoan ngoãn kia là hình ảnh của người nông dân lao động, chất phác, hiền lành thật thà, nhẫn nhịn và cam chịu phục tùng vô điều kiện.

Nhưng rồi may mắn đã tới với Tấm khi cô trở thành vợ vua thành hoàng hậu đương vị ngôi cao vời vợi bao nhiều người mong muốn mà không đạt được. Hạnh phúc đôi khi thật bất ngờ, nhưng chính bà dì ghẻ độc ác đó, đã âm mưu giết Tấm rồi cho Cám con gái ruột của mình vào cung làm vợ nhà vua theo kiểu tình chị duyên em.

Ngày Tấm về giỗ cha bà ta âm mưu sai Tấm trèo cau hái quả cúng cha. Tấm vốn hiếu thảo nên không ngần ngại làm công việc này, nhưng ở dưới gốc mụ dì ghẻ đã chặt gốc cau cho Tấm ngã xuống ao chết đuối. Rồi hai mẹ con vào cung thay thế vị trí của Tấm.

Khi bị chết oan khuất như vậy Tấm mới hiểu ra rằng hiền lành thật thà với cái ác sẽ khiến nó hại tới mình. Chính lúc này tư tưởng vùng lên của cô mới trỗi dậy mạnh mẽ Tấm đã hóa thân thành chim vàng anh bay vào cung để gần với nhà vua.

Mụ dì ghẻ thấy nhà vua yêu quý chim vàng anh lợi dụng lúc nhà vua đi xa ở nhà giết chim vàng anh ăn thịt. Hồn tấm biến thành hai cây xoan đào, vua thương mang võng ra nằm ở đây. Mụ dì ghẻ tìm cách chặt hai cây xoan đào làm khung cửi cho Cám con gái mình dệt vải, nhưng mỗi lần ngồi vào dệt vải Cám nghe được những âm thanh sợ hãi mụ dì ghẻ xui con đốt khung cửi.

Hồn Tấm biến thành cây thị, sau nhiều thăng trầm khổ nạn của kiếp người Tấm gặp lại nhà vua hai vợ chồng mừng lắm. Con mụ dì ghẻ thì đã phải trả giá cho tội ác của mình.

Thể hiện chân lý ngàn đời rằng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, mụ dì ghẻ là nhân vật đại diện cho cái ác. Mụ rất thông minh, đa mưu túc kế nhưng có dã tâm lớn và sảo quyệt không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Chính vì vậy, mụ dì ghẻ chết là điều mà mụ  dì ghẻ phải trả giá cho tội ác của mình.

 

1
1
Hà Minh Đức
05/10/2020 22:11:18
+1đ tặng

Trong văn học Việt Nam, mô-tip truyện mồ côi rất phổ biến. Và Tấm Cám là một trong những câu chuyện tiếu biểu nhất. Thời thơ ấu của mỗi người dân Việt Nam chắc hẳn không ai lại không được nghe, được đọc truyện Tấm Cám đôi lần. Ngoài Tấm, Cám, nhân vật dì ghẻ cũng là một nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong truyện, là nhân vật gây ra tấn bi kịch cho Tấm.

Sau khía cạnh thứ nhất là hành trình Tấm tìm lại công lý cho chính mình Nói đến, nhắc đến mụ dì ghẻ là nói đến khía cạnh thứ hai của truyện Tấm, phản ánh cuộc đấu tranh gian nan và quyết liệt để giữ hạnh phúc của Tấm, thể hiện ước mơ thiện thắng ác và mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động Việt Nam xưa.

Đối với người Việt Nam, đây có thể xem là câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất. Câu chuyện được nhận định phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ mẹ ghẻ-con chồng; cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam.

Truyện phần nào giải thích thêm ý nghĩa gốc gác của câu ca xưa mà các cụ để lại: Mấy đời bánh đúc có xương. Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Trong truyện kể “Ngày xưa, ở nhà kia có người con tên là Tấm. Mẹ Tấm mất sớm, ít năm sau cha Tấm lấy thêm người vợ đẻ ra người con tên là Cám. Ít lâu sau cha Tấm cũng qua đời Tấm sống với người dì ghẻ và Cám.”, lời kể đã xác định thân phận mồ côi của Tấm. Câu tục ngữ “Cha chết ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá đầu chợ” thật sự rất đúng với Tấm, và những đau khổ ấy của Tấm lại từ người mẹ ghẻ khác máu tanh lòng mà ra.

Hàng ngày với các công việc trong gia đình, Tấm bị dì ghẻ bắt làm tất, mang tiếng là con của bố, cũng là chồng chung của dì ghẻ, có người em Cám khác mẹ nhưng cùng cha, vẫn chung dòng máu nhưng những con người đó không hề coi trọng Tấm, không coi Tấm là người thân, mụ dì ghẻ độc ác, ích kỉ, tham lam chỉ coi Tấm như một con sen, người ở giúp việc chi mẹ con họ

Tấm cô đơn, lạc long trong căn nhà của chính gia đình mình, làm việc quần quật không khác gì thân phận kẻ ăn người.

Đã ghét Tấm, không coi trọng Tấm nhưng người dì ghẻ cũng không bao giờ buông tha cho Tấm yên ổn phục vụ mẹ con họ, lúc nào cũng bày mưu tính kế khiến Tấm đã khổ lại khổ thêm. Mụ dì ghẻ nhẫn tâm giết Bống của Tấm và không cho Tấm đi dự hội. Khi Tấm có cơ hội lamg hoàng hậu thì tìm cách hại Tấm để cho con gái vào thay thế vị trí. Tấm chết rồi, linh hồn oan ức muốn trở về đổi lại công lý nhưng cũng không xong với mụ dì ghẻ, bà ta tìm cách hãm hại, tiêu diệt Tấm từ những mầm mống nhỏ nhất. Cũng mang trong mình mối quan hệ thân thích mà mụ dì ghẻ không bao giờ nghĩ đến chuyện nương tay với Tấm, và những hành động hại Tấm của mụ thật không chút động lòng chắc ẩn. Tấm và mụ dì ghẻ chính là đại diện cho hai phe thế lực thiện và ác và mụ dì ghẻ chính là biểu hiện cho sự gian ác trong cuộc đời. Tuy nhiên, cuộc đời đều có đạo nghĩa, cái ác rồi cũng bị trừng phạt thích đáng.

Hành động trả thù của Tấm với mẹ con Cám đã dẫn đến nhiều tranh cãi về sự khắc nghiệt, tuy nhiên nó lại đúng với tuần tự kết cấu câu chuyện. Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Trải qua bao sóng gió bể dâu, nhưng Tấm vẫn đạt được kết thúc có hậu. Còn mụ dì ghẻ, xấu xa, ác nghiệt đến cùng cực thì cũng phải chịu hậu quả thích đáng. Điều đó một mặt phản ánh ước mơ thiện thắng ác, mặt khác còn nêu triết lí “ở hiền gặp lành”, một triết lí phổ biến trong truyện cổ tích.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư