I. Mở bài: Thành công trong cuộc sống là điều mà ai cũng mơ ước. Nhưng để đi đến thành công con người thường phải trải qua nhiều thất bại. Khi gặp thất bại, mỗi người có thái độ khác nhau. Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
“Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
II. Thân bài:
a. Giải thích
+ Thất bại: Là khi công việc của ta gặp khó khăn, không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Thành công: Hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp, đạt được kết quả, mục đích như mong muốn.
+ Mầm mống: được hiểu là những dấu hiệu, là điểm khởi đầu để đi đến thành công.
2. Bình luận:
Khẳng định quan điểm: Quan niệm của giáo sư là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, dũng cảm đối mặt với khó khăn thách thức của cuộc sống, với những thất bại mà ta gặp phải trên đường đời.
Tại sao nói “ thất bại là mầm mống của thành công”.
- “Thất bại – thành công” là hai khái niệm đối lập nhưng đó là mặt của một thể thống nhất. Đặc biệt hơn hai mặt đối lập này lại gắn bó không thể tách rời. Nó tạo thành một mệnh đề khép, hô ứng chặt chẽ
- Ta đều biết, trên bước đường dẫn đến thành công không chỉ có hoa hồng mà có rất nhiều chông gai, trắc trở. Muốn đi đến cái đích của con đường ấy ta phải trải qua rất khó khăn, thậm chí rất nhiều thất bại.
- Trong cuộc sống, có lẽ không có thành công nào mà không từng trải qua thất bại. Thành công càng lớn thì thất bại càng nhiều.
- “Thất bại” chỉ là “mầm mống” của “thành công” đối với những ai gặp thất bại nhưng có ý chí, nghị lực phấn đấu vươn lên. Bởi khi thất bại, người có nghị lực thường phân tích, mổ xẻ vấn đề tìm ra nguyên nhân dẫn đến thất bại đó. Từ đó họ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu, giúp họ tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới gần thành công hơn.
- Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh vững vàng, từ đó chúng ta có thể tiến gần đến thành công hơn.
D/c: - Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy xe đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết lái xe đạp đấy.
- Để phát triển khái niệm những lợi ích của sự thất bại, Trường đại học Penn State đã có một khóa học cho những sinh viên sắp ra trường gọi là “Thất bại 101”. Sinh viên có thể gặp những rủi ro khi làm thí nghiệm. Và càng gặp nhiều thất bại, họ sẽ càng nhanh chóng lấy được chứng chỉ loại A;
- Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong tổng số 22 học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.
- Nhà bác học Edison cũng đã từng thất bại hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện.
- Walt Disney từng bị tờ báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng từng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi tạo Disneyland.
- Lev Tolstoy – Tác giả nổi tiếng của bộ tiểu thuyết nổi tiếng ‘Chiến tranh và Hòa bình’ từng bị đình chỉ Đại Học vì ‘ vừa không có khả năng, vừa thiếu ý chí học tập’.
- Henry Ford từng thất bại và cháy túi tới 5 lần trước khi thành công”…..
- Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc nhờ có những bài học đắt giá từ những thất bại của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
- Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.
- Người gặp thất bại nhưng có ý chí vươn lên sẽ được người khác yêu quý, ngược lại….
Mở rộng vấn đề:
- Phê phán những người vừa gặp thất bại đã buông xuôi trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công, thậm chí có người còn đánh mất tương lai của mình và trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
- Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giải pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác.(dẫn chứng)
III. Phương hướng rèn luyện.
- Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có được những thành công cho mình và cho xã hội.
- Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm
- Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.