Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày suy nghĩ của em về dũng cảm là dám sống hay dũng cảm là dám chết. Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý kiến trên

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.498
14
2
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
26/11/2017 09:37:18

Cuộc sống là một cuộc hành trình mà trên đó con người sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, khó khăn trong việc xử lí các mối quan hệ, thậm chí là khó khăn trong việc giữ gìn và bảo vệ cuộc sống… Vậy điều gì tạo nên sức mạnh cho con người tồn tại và sống tốt trong cuộc đời? Đó là lòng dũng cảm.

Dũng cảm nghĩa là có dũng khí vươn lên, đối đầu với nguy hiểm, khó khăn để làm những việc có ích cho cuộc sống của chính mình cũng như cho xã hội. Ta thấy những người dũng cảm có ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, có lòng nhân ái thiết tha nên sẽ là cơ sở để sinh ra lòng dũng cảm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta đã biết đến nhiều gương các anh hùng đã dũng cảm hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Đó là những La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Lê Văn Tám…Các anh đã cho ta một bài học về sự dũng cảm. Biết đương đầu với hoàn cảnh, ý chí, nghị lực và lòng dũng cảm sẽ làm nên những điều giá trị. Đứng trước quân thù tàn ác mà họ không bao giờ khuất phục, các chiến sĩ vẫn hô vang những khẩu hiệu cổ vũ đấu tranh giành độc lập. Hay những thiếu niên nhi đồng tuổi chưa đến chín mười, ra tay giết giặc diệt loài xâm lăng. Anh đội viên Kim Đồng rất dũng cảm, giặc đến nhà vẫn cố sức giấu cán bộ, anh ngã xuống mà không một tiếng kêu. Còn chú bé Lượm tuổi nhỏ mà vượt qua mặt trận, Đạn bay vèo vèo, không sợ nguy hiểm, đi vào chốn bom rơi lửa đạn mà vẫn vui tươi, yêu đời, đến khi ngã xuống mà chú vẫn còn cầm chắc trong tay ngọn lúa, vẫn giữ lòng dũng cảm. Phải có một tinh thần, một nghị lực, một lòng yêu nước lớn lao thì mới có những sự hi sinh, cống hiến như vậy.

Dũng cảm còn biểu hiện trong sự lựa chọn con đường đi cho mình, dù biết rằng con đường đó gian nan, là dao kề cổ súng kề thân. Là thân sống chỉ như một nửa, nhưng họ vẫn quyết tâm theo Đảng, theo cách mạng. Vì họ có lòng tin vào lí tưởng của Bác, của Đảng Cộng sản, vào lòng tin của chính mình. Còn nhớ ngày nào chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà chỉ đưa hia bàn tay ra mà nói: Đây! Tiền đây…Phải dũng cảm, sáng suốt lựa chọn lắm thì Người mới ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh như vậy. Trên mặt trận ta có những anh hùng, trong lao động sản xuất ta cũng có những anh hùng lao động. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận hậu phương, dù không tay gươm tay súng nhưng họ có tay cuốc tay cầy dũng cảm vẫn làm việc trong bom đạn ào ào dội xuống. Bà má Hậu Giang, những chị Hai năm tấn…là những tấm gương về một hậu phương giỏi, một hậu phương dũng cảm kiên cường. Họ vừa phải chiến đấu, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ mà hậu phương giao phó, trong chiến tranh họ vẫn chắc tay súng, vững tay cầy.

Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải chỉ chiến tranh mới có anh hùng. Ngay trong thời bình thì những tấm gương về người dũng cảm, về anh hùng thời đại mới cũng rất nhiều. Hiện nay, Việt Nam còn là nước nghèo, mặc dù đã phát triển nhưng đời sống ở một số nơi vẫn còn khó khăn. Điều đặc biệt là những nơi khó khăn như vậy lại thường ươm mầm cho những sự vượt khó, sáng tạo. Và vì thế sự dũng cảm còn là sự vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để sống tốt hơn, con người biết vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta đã chứng kiến nhiều những bạn tật nguyền nhưng không mặc cảm mà đã tự mình học tập, phấn đấu để trở thành những “hiệp sĩ” trong các ngành khoa học. Họ đã dũng cảm vượt lên số phận của mình để hòa nhập với cuộc sống xã hội. Nhiều thanh niên sau khi học ở thành phố đã quyết định đi lên những vùng khó khăn để làm kinh tế. Hay những cô giáo chịu bỏ lại cuộc sống đầy đủ của mình nơi đô thị phồn hoa để gánh cái chữ lên non dạy cho các em vùng cao. Tất cả đã hi sinh cuộc sống riêng tư của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Hay một cậu bé đã nhảy vào dòng lũ để cứu bạn mình, đã làm chúng ta phải cảm động vô cùng.

Xã hội ta đang đứng trước nhiều tệ nạn, sự phát triển của các tệ nạn này càng lan rộng. Có những cá nhân lại thờ ơ lãnh đạm trước những tiêu cực đang diễn ra trước mắt mình. Nhưng cũng có người mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của bọn xấu. Chúng ta được biết đến một thầy giáo ở tỉnh Hà Tây đã đưa ra những tiêu cực trong thi cử tại tỉnh nhà mà không sợ một thế lực nào cả. Ai cũng nhìn thấy nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Đó là sự dũng cảm biết đứng lên tố cáo, đưa cái xấu ra trước pháp luật. Những việc như vậy rất được xã hội tuyên dương. Còn nhiều tấm gương sẵn sàng đứng về phía lẽ phải, họ đã lên tiếng nói những lời nói mà trước kia nhiều người muốn nói nhưng không nói được.

Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dan tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch nghành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.

Dũng cảm không là những gì xa xôi, nó ở ngay trong chính mỗi người, điều quan trọng là phải thể hiện và rèn luyện nó ra sao mà thôi. Sự dũng cảm sẽ giúp gì cho ta? Tất cả những tấm gương về lòng dũng cảm ở trên đều cho ta thấy rằng lòng dũng cảm đã nâng giá trị của bản thân lên rất nhiều. Nó khẳng định sức mạnh của con người trước những thế lực của tự nhiên và xã hội. Như chúng ta biết, sự đấu tranh giữa kẻ xấu và người tốt là cuộc đấu cần đến sự chấp nhận đương đầu với gian nguy, có khi là một mất một còn. Nhưng nếu ta dũng cảm chiến đấu đến cùng thì cái xấu bao giờ cũng tiêu diệt. Và khi đó con người thật là vĩ đại, vì ta làm được những gì mà người khác sợ không thể làm. Chính đó sẽ giúp cho xã hội của ta thêm phát triển, ngày càng tốt đẹp hơn. Vì xã hội sẽ ngày càng loại dần tiêu cực, bất công nhờ sự dũng cảm của mỗi người. Nếu được như vậy, con người sẽ có lòng tin vào cuộc sống hiện tại, họ sẽ vui sống để đón chờ một tương lai tươi sáng phía trước. Sự dũng cảm còn giúp con người tạo dựng những giá trị vật chất và tinh thần. Một người có hoàn cảnh khó khăn mà dũng cảm vượt qua mọi thử thách họ sẽ lớn lên nhiều, họ có thể tự tạo lập cho mình cuộc sống riêng. Như vậy lòng dũng cảm còn thúc đẩy sự tự lập trong mỗi con người. Khi họ thành công họ sẽ tin vào bản thân, tin vào khả năng có thực của mình và họ sẽ tiếp tục dũng cảm vượt lên trên cuộc sống.

Nói về lòng dũng cảm nghe ta rất dễ, nhưng để rèn luyện và thực hiện nó thì không phải đơn giản. Trong thời chiến thì đó được làm nên từ lòng yêu nước, yêu cách mạng, nhưng trong thời bình lòng dũng cảm cần được bồi đắp bằng lòng yêu thương con người, yêu cái thiện, yêu cái đẹp, ghét cái xấu. Đặc biệt, cần biết được đâu là cái ác, cái xấu để đứng lên đấu tranh, thì cần có một kiến thức, vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Những thứ đấy đâu mà có? Không có ở đâu khác có từ sách vở, từ những bài học giáo dục công dân, bài văn, bài sử…cho ta thấy đâu là chân, thiện, mĩ. Những kiến thức đã có thì cần phải rèn kĩ năng, thái độ cho mình để có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách.

Lòng dũng cảm màn giá trị lớn lao. Nơi nào có sự dũng cảm thì nơi đó cái xấu sẽ không có cơ hội xuất hiện. Nhưng để có lòng dũng cảm thì không phải dễ dàng. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn phải biết hoàn thiện lòng dũng cảm của mình. Lòng dũng cảm sẽ giúp hình thành một nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Nếu thế hệ trẻ ngày nay không dũng cảm đương đầu với thử thách thì họ sẽ không đưa được đất nước của mình phát triển, họ sẽ trở thành những người sống thu mình, khép kín, luôn trong sự lo lắng, sống thiếu bản lĩnh. Mỗi người cần quyết tâm rèn luyện lòng dũng cảm, để chúng ta sống tốt hơn, để xã hội của ta hoàn toàn trong sạch, thực sự có đủ điều kiện để chúng ta phát triển toàn diện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Hoa Từ Vũ
26/11/2017 09:37:29

Cuộc sống là một cuộc hành trình mà trên đó con người sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, khó khăn trong việc xử lí các mối quan hệ, thậm chí là khó khăn trong việc giữ gìn và bảo vệ cuộc sống… Vậy điều gì tạo nên sức mạnh cho con người tồn tại và sống tốt trong cuộc đời? Đó là lòng dũng cảm.

Dũng cảm nghĩa là có dũng khí vươn lên, đối đầu với nguy hiểm, khó khăn để làm những việc có ích cho cuộc sống của chính mình cũng như cho xã hội. Ta thấy những người dũng cảm có ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, có lòng nhân ái thiết tha nên sẽ là cơ sở để sinh ra lòng dũng cảm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta đã biết đến nhiều gương các anh hùng đã dũng cảm hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Đó là những La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Lê Văn Tám…Các anh đã cho ta một bài học về sự dũng cảm. Biết đương đầu với hoàn cảnh, ý chí, nghị lực và lòng dũng cảm sẽ làm nên những điều giá trị. Đứng trước quân thù tàn ác mà họ không bao giờ khuất phục, các chiến sĩ vẫn hô vang những khẩu hiệu cổ vũ đấu tranh giành độc lập. Hay những thiếu niên nhi đồng tuổi chưa đến chín mười, ra tay giết giặc diệt loài xâm lăng. Anh đội viên Kim Đồng rất dũng cảm, giặc đến nhà vẫn cố sức giấu cán bộ, anh ngã xuống mà không một tiếng kêu. Còn chú bé Lượm tuổi nhỏ mà vượt qua mặt trận, Đạn bay vèo vèo, không sợ nguy hiểm, đi vào chốn bom rơi lửa đạn mà vẫn vui tươi, yêu đời, đến khi ngã xuống mà chú vẫn còn cầm chắc trong tay ngọn lúa, vẫn giữ lòng dũng cảm. Phải có một tinh thần, một nghị lực, một lòng yêu nước lớn lao thì mới có những sự hi sinh, cống hiến như vậy.

Dũng cảm còn biểu hiện trong sự lựa chọn con đường đi cho mình, dù biết rằng con đường đó gian nan, là dao kề cổ súng kề thân. Là thân sống chỉ như một nửa, nhưng họ vẫn quyết tâm theo Đảng, theo cách mạng. Vì họ có lòng tin vào lí tưởng của Bác, của Đảng Cộng sản, vào lòng tin của chính mình. Còn nhớ ngày nào chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà chỉ đưa hia bàn tay ra mà nói: Đây! Tiền đây…Phải dũng cảm, sáng suốt lựa chọn lắm thì Người mới ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh như vậy. Trên mặt trận ta có những anh hùng, trong lao động sản xuất ta cũng có những anh hùng lao động. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận hậu phương, dù không tay gươm tay súng nhưng họ có tay cuốc tay cầy dũng cảm vẫn làm việc trong bom đạn ào ào dội xuống. Bà má Hậu Giang, những chị Hai năm tấn…là những tấm gương về một hậu phương giỏi, một hậu phương dũng cảm kiên cường. Họ vừa phải chiến đấu, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ mà hậu phương giao phó, trong chiến tranh họ vẫn chắc tay súng, vững tay cầy.

Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải chỉ chiến tranh mới có anh hùng. Ngay trong thời bình thì những tấm gương về người dũng cảm, về anh hùng thời đại mới cũng rất nhiều. Hiện nay, Việt Nam còn là nước nghèo, mặc dù đã phát triển nhưng đời sống ở một số nơi vẫn còn khó khăn. Điều đặc biệt là những nơi khó khăn như vậy lại thường ươm mầm cho những sự vượt khó, sáng tạo. Và vì thế sự dũng cảm còn là sự vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để sống tốt hơn, con người biết vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Chúng ta đã chứng kiến nhiều những bạn tật nguyền nhưng không mặc cảm mà đã tự mình học tập, phấn đấu để trở thành những “hiệp sĩ” trong các ngành khoa học. Họ đã dũng cảm vượt lên số phận của mình để hòa nhập với cuộc sống xã hội. Nhiều thanh niên sau khi học ở thành phố đã quyết định đi lên những vùng khó khăn để làm kinh tế. Hay những cô giáo chịu bỏ lại cuộc sống đầy đủ của mình nơi đô thị phồn hoa để gánh cái chữ lên non dạy cho các em vùng cao. Tất cả đã hi sinh cuộc sống riêng tư của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Hay một cậu bé đã nhảy vào dòng lũ để cứu bạn mình, đã làm chúng ta phải cảm động vô cùng.

Xã hội ta đang đứng trước nhiều tệ nạn, sự phát triển của các tệ nạn này càng lan rộng. Có những cá nhân lại thờ ơ lãnh đạm trước những tiêu cực đang diễn ra trước mắt mình. Nhưng cũng có người mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của bọn xấu. Chúng ta được biết đến một thầy giáo ở tỉnh Hà Tây đã đưa ra những tiêu cực trong thi cử tại tỉnh nhà mà không sợ một thế lực nào cả. Ai cũng nhìn thấy nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Đó là sự dũng cảm biết đứng lên tố cáo, đưa cái xấu ra trước pháp luật. Những việc như vậy rất được xã hội tuyên dương. Còn nhiều tấm gương sẵn sàng đứng về phía lẽ phải, họ đã lên tiếng nói những lời nói mà trước kia nhiều người muốn nói nhưng không nói được.

Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dan tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch nghành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.

Dũng cảm không là những gì xa xôi, nó ở ngay trong chính mỗi người, điều quan trọng là phải thể hiện và rèn luyện nó ra sao mà thôi. Sự dũng cảm sẽ giúp gì cho ta? Tất cả những tấm gương về lòng dũng cảm ở trên đều cho ta thấy rằng lòng dũng cảm đã nâng giá trị của bản thân lên rất nhiều. Nó khẳng định sức mạnh của con người trước những thế lực của tự nhiên và xã hội. Như chúng ta biết, sự đấu tranh giữa kẻ xấu và người tốt là cuộc đấu cần đến sự chấp nhận đương đầu với gian nguy, có khi là một mất một còn. Nhưng nếu ta dũng cảm chiến đấu đến cùng thì cái xấu bao giờ cũng tiêu diệt. Và khi đó con người thật là vĩ đại, vì ta làm được những gì mà người khác sợ không thể làm. Chính đó sẽ giúp cho xã hội của ta thêm phát triển, ngày càng tốt đẹp hơn. Vì xã hội sẽ ngày càng loại dần tiêu cực, bất công nhờ sự dũng cảm của mỗi người. Nếu được như vậy, con người sẽ có lòng tin vào cuộc sống hiện tại, họ sẽ vui sống để đón chờ một tương lai tươi sáng phía trước. Sự dũng cảm còn giúp con người tạo dựng những giá trị vật chất và tinh thần. Một người có hoàn cảnh khó khăn mà dũng cảm vượt qua mọi thử thách họ sẽ lớn lên nhiều, họ có thể tự tạo lập cho mình cuộc sống riêng. Như vậy lòng dũng cảm còn thúc đẩy sự tự lập trong mỗi con người. Khi họ thành công họ sẽ tin vào bản thân, tin vào khả năng có thực của mình và họ sẽ tiếp tục dũng cảm vượt lên trên cuộc sống.

Nói về lòng dũng cảm nghe ta rất dễ, nhưng để rèn luyện và thực hiện nó thì không phải đơn giản. Trong thời chiến thì đó được làm nên từ lòng yêu nước, yêu cách mạng, nhưng trong thời bình lòng dũng cảm cần được bồi đắp bằng lòng yêu thương con người, yêu cái thiện, yêu cái đẹp, ghét cái xấu. Đặc biệt, cần biết được đâu là cái ác, cái xấu để đứng lên đấu tranh, thì cần có một kiến thức, vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Những thứ đấy đâu mà có? Không có ở đâu khác có từ sách vở, từ những bài học giáo dục công dân, bài văn, bài sử…cho ta thấy đâu là chân, thiện, mĩ. Những kiến thức đã có thì cần phải rèn kĩ năng, thái độ cho mình để có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách.

Lòng dũng cảm màn giá trị lớn lao. Nơi nào có sự dũng cảm thì nơi đó cái xấu sẽ không có cơ hội xuất hiện. Nhưng để có lòng dũng cảm thì không phải dễ dàng. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn phải biết hoàn thiện lòng dũng cảm của mình. Lòng dũng cảm sẽ giúp hình thành một nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Nếu thế hệ trẻ ngày nay không dũng cảm đương đầu với thử thách thì họ sẽ không đưa được đất nước của mình phát triển, họ sẽ trở thành những người sống thu mình, khép kín, luôn trong sự lo lắng, sống thiếu bản lĩnh. Mỗi người cần quyết tâm rèn luyện lòng dũng cảm, để chúng ta sống tốt hơn, để xã hội của ta hoàn toàn trong sạch, thực sự có đủ điều kiện để chúng ta phát triển toàn diện.

4
1
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
26/11/2017 09:37:53

Mấy tháng trước, đài báo đưa tin về một anh thanh niên tay không săn bắt cướp ở Thành phố Hổ Chí Minh mà không cần gia nhập một tổ chức công an hay dân phòng nào, cũng không phải để lấy thù lao hay ơn huệ. Hằng ngày, chúng ta nghe biết được có những bạn trẻ nhảy xuống sông cứu người sắp chết đuối, có những tình nguyện viên không quản ngại gian khổ nguy hiểm đến với các bệnh nhân trại phong, vào các bệnh viện truyền nhiễm hoặc đến với đồng bào dân tộc miền núi cần sự giúp đỡ…. Và chúng ta gọi họ là những người có lòng dũng cảm.

Vậy thế nào là lòng dũng cảm? Tại sao từ xưa đến nay con người luôn đề cao và kêu gọi lòng dũng cảm? Tôi hiểu về lòng dũng cảm chính từ những sự việc nhỏ bé mà tôi chúng kiến trong cuộc sống hằng ngày với những người thân yêu nhất.

Vốn là một cô bé nhút nhát yếu đuôi, không ít lần tôi từng đau khổ vì tính cách "trời sinh" này của mình. Còn nhỏ, hồi bé tôi sợ nhiều thứ lắm, nào sợ chuột, sợ gián, sợ dơi, sợ nhện, sợ đến cả mấy con tò vò hay bay vào góc nhà tôi xây tổ… Đến bây giờ tôi vẫn còn rất sợ ma, sợ tối. Anh trai tôi hay cười giễu tôi là đồ nhát như cáy ngày, đồ thỏ đế, đổ mít ướt… Còn mẹ tôi thì cười khích lệ: "Con phải dũng cảm lên chứ"! Dần dần, lớn lên tôi ngày càng nhận thấy, sự thiếu can đam, con người ta sẽ rất khó sống. Mẹ tôi chính là tấm gương đầu tiên cho tôi soi để thấy lòng dũng cảm của con người. Mặc dù mẹ tôi từng phải trái qua chiến tranh. Mẹ không phải là cô giao liên, cô thanh niên xung phong mở đường cho chị cứu thương băng minh qua mưa bom bão đạn góp phần làm nên cuộc sống hòa bình hôm nay. Mẹ chỉ là một người phụ nữ nông dân bình thường, sớm tối miệt mài công việc gia đinh, đồng áng. Mẹ lội ruộng sâu khi mưa lũ tràn về mùa gặt, nước ngập ngang lưng, bất chấp những con vật mà tôi thường kinh hãi như đỉa, vắt, rắn, rết, mẹ cố sức đẩy thuyền lúa về nhà. Mẹ không khỏe lắm mà vẫn cố đẩy thêm vài thuyền lúa nữa giúp bác hàng xóm giá yếu neo đơn dù mẹ đã rét run cầm cập. Có lần giữa đêm mưa lớn, nghe tiếng người kêu cứu ngoài mương, mẹ không quản ngại sấm chớp, lao ra khơi cửa. Mẹ bảo: "Thấy người cần giúp, sức mình cố giúp được mà không giúp là "phải tội". Và tôi nghĩ mẹ chính là người dũng cảm nhất. Cô giáo tôi thường khuyên những bạn trót mắc lỗi hãy dũng cảm nhận lỗi. Một bạn nam thuộc loại "cá biệt" trong lớp tôi, một lần viết bậy lên tường, nhưng cô giáo lại tưởng thủ phạm là bạn khác và sắp sửa đưa hình thức ki luật cho bạn đó. Bạn "cá biệt" có thể im lặng nhưng cuối cùng đã dám nói ra sự thật, xin lỗi của mình. Cả lớp tôi bắt đầu nhìn bạn "cá biệt" bằng con mắt khác, "không cá biệt" nữa. Một anh thanh niên tay không bắt sống bọn cướp giật ngoài phố, lấy lại đồ đạc mà không sợ chúng trả thù. Một cậu bé dám nhảy xuống sông cứu người sắp chết đuối… trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể được chứng kiến nhiếu hành động sáng ngời lòng dũng cảm như thế. Lòng dũng cảm càng bộc lộ rõ hơn khi con người bị đẩy vào những hoàn cảnh đặc biệt bất thường. Đó là tấm gương quên mình hi sinh cho cuộc chiến tranh tranh độc lập dân tộc, tự do dân tộc cùa các thế hệ anh hùng đất Việt, từ Trần Đình Trọng cho đến Nguyễn Trung Trực, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn, Nguyễn Thái Bình… Đó còn là những con người sẵn sàng xả thân vì công lí, lương tri và nghệ thuật điện ảnh thế giới đã tái hiện lại trong hình tượng thanh tra Ka-ta-nhi-a một mình chống lại ma-phi-a bất chấp cái chết đêm ngày rình rập. Từ nhỏ đến lớn, tất cả những con ngưòi và hành động đó chính là hiện thân của lòng dũng cảm.

Như vậy, có thể hiểu lòng dũng cảm là dám sống mạnh mẽ, không sợ khó khăn gian khổ, không sợ chết, dám hi sinh vì mục đích của mình, được không? Có thể nói những người lính đánh thuê cho quân đội Mĩ đem thân làm bia đỡ đạn hòng xâm lân đất nước khác là có lòng dũng cảm được không? Hay những lẽ đánh bom tự sát phục vụ cho một vài tổ chức khủng bố trên thế giới cũng thể hiện lòng dũng cảm? Phải chăng nhóm phi công cảm tử lái máy bay đầm vào tòa tháp đôi ở Niu – Oóc ngày 11 tháng 9 năm 2001 là những người dũng cảm nhất thế giới? Tôi không cho rằng khái niệm lòng dũng cảm mở rộng đến vậy. Anh trai tôi cũng là một chàng trai đầy nam tính, rất dũng cảm, khi đi đâu có anh đi cùng là tôi hoàn toàn yên tâm. Có một lần, nhóm bạn cùng lớp của anh thách đố nhau về lòng dũng cảm, thử xem ai dũng cảm nhất. Điều kiện của cuộc thi dũng cảm là bơi qua sông Hồng vào lúc sáng sớm tinh mơ chưa rõ mặt người. Bôn người "dám" thi trong đó có cả anh trai tôi đã suýt mất mạng nếu không may mắn được một bác thuyền chài cứu kịp. Chỉ sót lại một người "hèn nhát" không dám tham dự thì không gây nên phiền hà.

Bạn có cho rằng bốn người thanh niên đó dũng cảm không? Theo tôi, nên gọi họ là bọn "liều thân ngốc nghếch" thì đúng hơn. Tôi không có lòng dũng cảm trong những hành động vô nghĩa lí như vậy. Lòng dũng cảm không chỉ có nghĩa là không sợ khổ, không sợ chết mà nó còn gắn với mục đích tốt đẹp, ý nghĩa cao cả. Lòng dũng cảm tốt đẹp khi nhờ có nó, con người có đủ ý chí vươn lên vượt mọi gian khổ, thứ thách để khẳng định phẩm giá, năng lực của bàn thân. Lòng dũng cảm cao cả khi nhờ có nó, con người dám quên mình vì việc nghĩa, dám hi sinh tính mạng vì sự sống còn của đất nước, của người thân cũng như đồng bào, đồng đội. Như thế lòng dũng cảm luôn gắn liền với ý thức vể nhân cách, phẩm giá làm người. Lòng dũng cảm còn đi liền với tình yêu thương, đức vị tha, khi nó thực sự cảm hóa con người. Lòng dũng cảm xa lạ với sự yếu hèn, bạc nhược không dám đôì mặt với thử thách cũng như những thói hư tật xấu.

Cuộc sông luôn đầy những bất trắc, thử thách. Mỗi khoảnh khắc sống là mỗi khoảnh khắc vượt lên nỗi sợ hãi, sự yếu đuối của chính mình. Và mỗi kh phải đốì mặt với những sự thật không mong muốn, tôi lại tự nhủ với chính mình: Can đảm lên! Vì can đảm là cội nguồn của cái đẹp!

3
1
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
26/11/2017 09:39:53

W. Gơt đã từng nói: “ Nếu như có một cái gì đó mạnh hơn số phận thì đó là lòng dũng cảm, không gì lay chuyển nổi để chịu đựng nó”. Đúng vậy, muốn vượt qua số phận, muốn đạt được ước mơ, muốn đạt đến lí tưởng sống cao đẹp của bản thân thì con người phải có lòng dũng cảm. Như vậy, dũng cảm là một đức tính quý giá, được đề cao từ xưa đến nay.

Vậy chúng ta hiểu dũng cảm là gì? Dũng cảm là dám đối mặt với sự thật dù nó có khó khăn và rất gian nan, là không trốn tránh, là tinh thần luôn lạc quan để vượt qua bao sóng gió của cuộc sống, là làm những việc mà người khác không dám làm, là dám đương đầu với những khó khắn thử thách của bản thân, dám đối diện với chính mình. Nói tóm lại, lòng dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người.

Tại sao phải cần có lòng dũng cảm? Lòng dũng cảm là một đức tính tốt, thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin của con người trong cuộc sống. Lòng dũng cảm giúp ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách. Lòng dũng cảm giúp ta bảo vệ người khác, xả thân vì người khác. Trong chiến tranh lòng dũng cảm biến thành sức mạnh để mỗi con người sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước có thiên tai, lòng dũng cảm giúp ta đương đầu với những tai ương đó. Lòng dũng cảm còn giúp con người chiến thắng được chính mình trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời. Từ xưa đến nay, biết bao người đã trở thành tấm gương về lòng dũng cảm, như chị Võ Thị Sáu đứng trước họng súng quân địch mà vẫn cất cao tiếng hát. Chú bé loắt choắt chạy như bay dưới làn đạn quân thù để đưa thư cho kháng chiến. Tiếp nối lòng dũng cảm của cha ông, hiện nay cũng có không ít những anh hùng về lòng dũng cảm, như cậu bé Truyền ở Đà Nẵng đã tham gia cứu sống mười một người bị đắm thuyền trên biền. Cậu bạn Nguyễn Văn Hà đã hi sinh thân mình cứu bạn. Biết bao tấm gương đạo đức về lòng dũng cảm ấy đã góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp. Vậy, dũng cảm là một đức tính rất quan trọng.

Bên cạnh những tấm gương sáng về lòng dũng cảm thì còn đâu đó không ít những con người hèn nhát, không dám đương đầu với thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùng bước, thấy nguy hiểm thì không dám hành động.Những con người đó sẽ không gây được thiện cảm với người khác, không có được thành công, thậm chí là bị mọi người khinh rẻ. Dũng cảm xuất phát từ tấm lòng của bản thân, muốn thực hiện điều tốt chứ không phải tỏ ra dũng cảm để thể hiện mình và cũng không phải hành động một cách dại dột, thiếu suy nghĩ để chứng tỏ mình là người có lòng dũng cảm. Vì thế nên có lòng dũng cảm và biết thực hiện những hành động thễ hiện lòng dũng cảm một cách đúng đắn.

Là thanh niên thế hệ ngày nay, chúng em sẽ rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để vượt qua những thử thách trong học tập và trong cuộc sống, tránh sa vào tệ nạn xã hội, có lòng dũng cảm để sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lòng dũng cảm phải được mỗi chúng ta rèn luyện ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm để trở thành một người công dân có ích cho đất nước, đống thời xây dựng một cuộc sống, xã hội ngày càng tươi đẹp.

4
1
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
26/11/2017 09:40:34

Con người có muôn vàn điều tốt đẹp và lòng dũng cảm chính là một nét phẩm chất cao quý trong nhân cách đạo đức con người. Thực ra không khó để nhận diện nó bởi từ thuở bé thơ, ai cũng từng được biết đến lòng dũng cảm qua những nhân vật cổ tích, thần thoại đáng yêu như chú lính chì, chú bé Tí hon, Thánh Gióng… Tên gọi khác của lòng cũng cảm là sự quả cảm, kiên cường, anh hùng – Lòng dũng cảm gần gũi với nghị lực, với ý chí sắt đá. Nó hoàn toàn đối lập với sự hèn nhát, khiếp hãi… Lòng dũng cảm tôn vinh nhân cách con người trong khi đó, sự đớn hèn lại hạ bệ con người xuống vực sâu của sự thảm bại, đáng thương.

Tất nhiên, không phải lúc nào lòng dũng cảm của con người cũng lộ diện. Nếu cuộc sống của mỗi người chỉ toàn những điều bình yên, may mắn, tốt đẹp thì có lẽ chúng ta chẳng bao giờ biết đến, cần đến lòng dùng cảm. Một em bé đang sang đường, cùng lúc đó, chiếc ô tô tải cũng chuẩn bị lao tới. Ngay lập tức, một cậu thanh niên nhanh nhẹn băng mình đẩy em bé đó ngã nhanh về phía bên kia đường. Em bé được cứu sống trong tích tắc… Khi Bác Hồ đến thăm lớp mẫu giáo và chia kẹo cho các bạn nhỏ, cậu bé Tộ không chìa tay để nhận kẹo của Bác vì em tự nhận thấy mình chưa ngoan, còn mắc lỗi khiến cô giáo quở trách… Những mẫu chuyện nhỏ đó cho chúng ta thấy về lòng dũng cảm. Và bất cứ ai cũng đều có thể nhận thấy rằng chỉ trong hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm, những thử thách, gian truân, lòng dũng cảm mới có điều kiện bộc lộ qua những hành động cụ thể. Người mang trong mình phẩm chất cao quý đó là người không e ngại vất vả, hi sinh, họ luôn nhanh nhẹn ứng phó và biết quên mình trong các tình huống hiểm trở để khẳng định lẽ phải, sự công bằng, khẳng định cái thiện, bênh vực cái yếu… Hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm (Tố Hữu) băng mình qua mưa bom bão đạn, cô gái thánh niên xung phong “lấy thân mình hứng lấy luồng bom" (Khoáng trời hố hom – Lâm Thị Mỹ Dạ), hình ảnh ngọn đuốc sống Lê Văn Tám, người chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai… chẳng phải là những biển tượng tuyệt đẹp của lòng dũng cảm đó sao? Lòng dũng cảm còn hiện diện trong những hi sinh thầm lặng của bao chiến sĩ công an đang ngày đêm gìn giữ trật tự an ninh cho đất nước. Nó có mặt ở cả sự không ngừng vươn lên của những con người phải sống trong bệnh tật, đói nghèo. Nó nằm trong hành động lao mình vào dòng xoáy nước dữ dội để giành lại đứa em thơ từ tay thần chết… Thực sự không có chiếc túi thần kì nào có thể chất chứa cho hết lòng dũng cảm của nhân loại, không giấy bút nào có thể lưu danh cho hết những con người mang trong mình nét nhân cách cao đẹp đó.

Con người luôn cần và luôn hướng tới cái đẹp – đó là quy luật của cuộc sống. Cùng với những phẩm chất cao quý khác của nhân cách con người, lòng dũng cảm cần được giữ gìn, vun đắp để nó tồn tại mãi trong cuộc đời này. Lý do nào khiến mỗi người phải nhận thức rõ ràng về điều đó?

Cuộc sống con người vốn dĩ không bao giờ bằng phẳng, dễ dãi. Không phải khi nào chúng ta cũng “thuận buồm xuôi gió" trong mọi công việc, mọi hành động. Khó khăn, bất trắc là những điều chúng ta không thể không đối mặt. Chiến tranh, thiên tai, địch hoạ, bệnh tật, đói nghèo… là kẻ thù truyền kiếp của loài người. Con người có thể tồn tại, phái triển như ngày nay không thể không kiên cường đối diện với chúng. Nghị lực là yếu tố đầu tiên mỗi ngươi cần có nhưng lòng dũng cảm mới là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định sự chiến thắng hay thất bại. Dũng cảm để chiến đấu nên nhân dân Việt Nam mới giành chiến thắng trước những tên đế quốc sừng sỏ như Pháp, Mĩ, mới được sống cuộc dời độc lập, tự do thực sự. Dũng cảm thế chấp nhà đất đỏ vay vốn ngân hàng nên nhiều hộ nông dân Việt Nam mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, khổ cực. Dũng cảm đối diện với bệnh tật nên Nguyễn Ngọc Kí mới trở thành người thầy giáo mẫu mực như chúng ta vẫn thấy… Lòng dũng cảm là động lực đưa con người đứng cao hơn hoàn cảnh, đứng lên trên những khó khăn, gian khổ, thậm chí mất mát, hi sinh trong cuộc sống. Không có nó, có lẽ con người luôn bị nhấn chìm trong tiếng khóc oán thán, trong nỗi đau, trong sự thảm hại khôn cùng.

Hiển nhiên, không phải suốt cuộc đời lúc nào chúng ta cũng phải đối phó với những tai ương, bất trắc. Ý nghĩa cuộc sống con người còn nằm ở việc sáng tạo, khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Nếu Cô-Lôm-bô không mạo hiểm đưa con tàu của mình đến châu Mĩ, liệu rằng chúng ta có thể biết đến những người thổ dân da đỏ nơi đây? Nếu Ga-ga-rin không bay vào vũ trụ, nếu các phi hành gia không thám hiểm các hành tinh khác, liệu rằng loài người có bao giờ biết đến những điều mới lạ bên ngoài Trái Đất của mình? Nếu Ê-đi-xơn không có những vụ nổ kinh hoàng trong phòng thí nghiệm, liệu rằng nhà bác học này có thể phát minh ra nhiều điều kì diệu cho nhân loại đến thế? Lòng dũng cảm là một trong các nhân tố khiến họ dám thực thi những điều chưa từng có tiền lệ. Mấy thế kỉ qua, loài người đã làm được bao nhiêu điều bất ngờ. Nếu không có lòng dũng cảm, chân trời hiểu biết của con người có thể rộng mở đến thế? Như vậy, lòng dũng cảm cần có để con người khám phá thêm cho cuộc sống này những điều mới lạ, bổ ích, để cuộc sống nhân loại không nhàm chán, tẻ nhạt mà ngày càng giàu có hơn, phong phú hơn.

Ai đó từng nói: “Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính bản thân mình". Điều đó hoàn toàn chính xác bởi con người thường không dám thừa nhận, không dám trực diện đối mặt với những khuyết điểm của chính bản thân. Chẳng thế mà Kinh Phật đã bàn về một thói xấu của con người: “Lỗi người ta tìm bới/ Như sàng trấu trong gạo/ Còn lỗi mình giấu biệt/ Như kẻ gian giấu bài". Chẳng thế mà xưa kia các nhà nho chân chính thường tự răn mình: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất đề cao tinh thần phê và tự phê của các cán bộ cách mạng nói riêng và của mỗi người dân nói chung. Nhưng quả thực không dễ dàng để mỗi chúng ta có thể tự giác nhận thức được lỗi lầm của mình. Có thể vì sợ hãi hoặc vì thành tích mà đôi khi chúng ta không dám thừa nhận những thói xấu, những nhược điểm. Đó là vì chúng ta không có lòng dũng cảm, không dám chịu trách nhiệm với chính bản thân. Nhất thời, điều đó có thể không gây hại nhưng về lâu dài, nó nhất định ảnh hưởng đến sự tiến bộ của con người trong cuộc sống. Những người hèn nhát như thế sẽ không thể nào gặt hái được thành công, không thể có hạnh phúc trọn vẹn được. Chỉ khi nào dũng cảm nhận ra những lỗi lầm của mình, con người mới có cơ hội hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách đạo đức của chính mình. Lòng dũng cảm giúp nhân vật xưng “tôi" trong truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu) nhìn nhận được phần thiếu sót, sai lầm trong hành động của mình. Lòng dũng cảm khiến các bạn học sinh không ngại ngần viết vào bản tự kiểm điểm cá nhân những tồn tại trong quá trình học tập và rèn luyện dạo đức… Hành trình hoàn thiện nhân cách của mỗi con người không thể không có mặt lòng dũng cảm. Mỗi chúng ta chỉ có thể sống tốt hơn, cuộc sống của chúng ta chỉ ý nghĩa hơn khi mỗi người nhận thức một cách cao độ về lòng dũng cảm trong chính bản thân.

Vì những lý do trên đây, tinh thần dũng cảm nhất thiết phải được đề cao, nêu gương trong cuộc sống con người. Nhưng sự thật là không phải ai cũng có thể quên mình vì nghĩa lớn, không phải ai cũng có lòng vị tha, đức hi sinh để lòng dũng cảm trở thành mẫu số chung trong nhân cách con người. Đọc Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), chúng ta thấy bên cạnh những người anh hùng nghĩa khí như Từ Hải, Vân Tiên, Hớn Minh… vẫn hiện diện rất nhiều kẻ hèn nhát, đáng khinh. Trong chiến tranh, không ít kẻ ham sống sợ chết hoặc tìm mọi cách để không phải ra trận, không phải đứng trước hòn tên mũi đạn, hoặc đầu quân theo giặc để được hưởng cuộc sống sung sướng. Nhiều kẻ đứng trước vành móng ngựa vẫn chối quanh tội trạng của mình, không chịu khai nhận chỉ vì sợ hãi trước hình phạt đích đáng của luật pháp. Nhiều nhà báo kinh hãi trước sự đe nẹt của các phần tử xấu nên không dám vạch trần bộ mặt sai trái, vô đạo của nhũng kẻ bất lương. Nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến thành tích cá nhân, đơn vị mà không dám nhận xét, phê bình những điều sai trái… Những nỗi sợ hãi hèn nhát đó là mảng màu xám xịt làm tối om bức tranh sự sống của con người. Tất nhiên, chúng ta không thể đồng tình với những thái độ, với cách ứng xử tiêu cực như vậy. Nhưng làm cách nào để mỗi người có thể ý thức một cách sâu sắc về lòng dũng cảm, để nó có thể tự “nhân giống” trong cộng đồng của chúng ta?

Thực ra, trước những vấn đề mang tính xã hội, mỗi người chỉ có thể góp phần sức lực nhỏ bé của mình. Muốn lòng dũng cảm trở thành tinh thần dân tộc, tinh thần nhân loại, trước hết toàn thể cộng đồng phải ngợi ca, nêu cao nó để mọi người có thể noi gương học tập. Hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông, những câu chuyện cảm động về tinh thần dũng cảm vẫn được kể lại. Chỉ cần gõ ba chữ “lòng dũng cảm" lên trang web Google chúng ta có thể nhận được hàng trăm bài viết trên các báo điện tử có nội đung đó. Biện pháp tuyên truyền này sẽ góp phần gầy dựng trong lòng mỗi người ý thức về tinh thần quả cảm, kiên cường. Tất nhiên việc ngợi ca, nêu gương đó phải đi liền với thái độ phê phán, thậm chí lên án những hành động hèn nhát, yếu đuối của con người. Có như vậy, nhận thức về lòng dũng cảm mới đầy đủ, toàn diện.

Với tư cách cá nhân, mỗi người cũng cần tự giác rèn luyện cho mình lòng dũng cảm. Điều này cực kì quan trọng bởi nó có ý nghĩa trước hết với chính cuộc sống của chúng ta. Trước khi vị tha, lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vững vàng trước những khó khăn trong cuộc sống của chính mình. Dám đương đầu với tất cả những thách thức trong học tập, rèn luyện đạo đức là cách tốt nhất để chúng ta gây dựng lòng dũng cảm cho bản thân. Chiến thắng sự cám dỗ của những trò chơi điện tử, của thói bạo lực trong học đường… lẽ nào không cần đến lòng dũng cảm? Nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” lé nào không cần tinh thần dũng cảm? Những trở lực trong học hành, thi cử, những áp lực tinh thần từ xã hội, gia đình, bản thân sẽ giúp những người có lòng dũng cảm khẳng định được bản tính của mình.

Sư nổ lực rèn luyện lòng dũng cảm của mỗi chúng ta không thể tách rời việc tự giác nhận thức, học tập, làm theo những tấm gương dũng cảm trong xã hội. Không học hỏi, chúng ta sẽ không có kinh nghiệm, không thể nhanh nhạy trong cách ứng phó với các hoàn cảnh thử thách. Lòng dũng cảm cần được biến thành hành động và hành động đó phải mang lại kết quả tốt đẹp. Chúng ta không thể lao xuống nước để cứu người bị nạn khi chúng ta không biết bơi. Trong những tình huống như thế, tỉnh thần dũng cảm cần được hỗ trợ bởi trí thông minh, sự nhanh nhẹn…

Thật khó tưởng tượng cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không tồn tại lòng dũng cảm. Có lẽ bóng tối, cái ác, sự bất công… tất cả những gì xấu xa nhất sẽ có cơ hộ hoành hành, đàn áp con người. Trong bạn, lòng dũng cảm có ngự trị không? Hãy cố gắng giữ gìn, phát huy để nó mãi là một trong những nét đẹp trong nhân cách của chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×