Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khoảng giữa thế kỷ XVIII Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?

10 trả lời
Hỏi chi tiết
4.003
5
3
Huyền Thu
26/11/2017 18:23:40
Câu 1:
*Anh:
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh đc đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lc thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc dịa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " MTrời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân
* Pháp:
-Quá trình tập trung công nghiệp và TB dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong các lĩnh vực về công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, thương mại đem lại những thành tựu mới cho Pháp.
-Sự chi phối của các công ty độc quyền đối với KT của đất nc đồng thời vc tập trung TB trong ngân hàng đạt mức đọ cao
- Xuất cảng TB ở Pháp đứng thứ 2 thế giới, TB Pháp ko sử dụng vốn để phát triển công nghiệp trong nc chủ yếu cho nc ngoài vay với lãi suất nặng. Do đó, Pháp trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới lúc bấy h. Vì thế lê nin nhân định Pháp là chủ nghĩa cho vay nặng lãi.
- Pháp ráo riết chạy đua vũ trang, tiến hành xlc thuộc địa ở hầu hét châu Phi, châu Á.
* Đức:
- Cuối thế kỉ XIX, nền KT TBCN ở Đức phát triển nhanh chóng nên quá trình tập trung TB vào sản xuất diễn ra nhanh chóng với sự ra đời của các công ti độc quyền dưới những hình thức cacten và xanh đi ca
-Đức đẩy mạnh quá trình chuẩn bị chiến tranh xâm lc trên toàn TG nhằm cạnh tranh với Anh, Pháp. Vì vậy Đức đã công khai dùng vũ lực để chia lại TG. Chúng đầu tư ngân hàng vào các ngành công nghiệp quân sự và chuẩn bị các kế hoạch đánh bại A, P, Nga, mở rộng lãnh thổ
* Mĩ
-Tốc độ phát triển của Mĩ cuối TK XIX tăng nhanh vượt bậc từ 1 nc nông nghiệp phụ thuộc vào châu Âu trở thành 1 cường quốc nông nghiệp, công nghiệp đứng đầu TG. Vì vậy quá trình tập trung TB ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ dưới những hình thức tơ rớt
- Sự tập trung TB lớn đã chi phối toàn bộ đời sống KT, Ct, XH của Mĩ.
- Đầu TK XX, Mĩ thực hiện bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam và Trung Nam Mĩ. Đồng thời sang phương Tây chiếm 1 số đảo ở TBD làm bàn đạp tấn công châu Á. Để thực hiện chính sách này Mĩ áp dụng " cái gậy lớn và đồng đô la Mĩ"
-Mĩ ko lập chế độ thuộc địa theo khuôn mẫu mà lập chế độ thuộc địa kiểu mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Huyền Thu
26/11/2017 18:47:55
Câu 9:
* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.
1. Nguyên nhân sâu xa.
- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.
- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.
2. Nguyên nhân trực tiếp.
- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.
- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.
- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.
- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.
Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.
* Kết cục:
-Chủ nghĩa Phát xít bị lật đổ hoàn toàn
-Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người(60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và những thiệt hại vật chất rất lớn)
Tình hình thế giới có những biến đổi căn bản
3
1
Huyền Thu
26/11/2017 18:49:09
Câu 6:
Nguyên nhân:
Cuối thế kỉ thứ XIX đầu thế kỉ XX, những mâu thuẫn quyền lợi giữa các đế quốc Anh và Đức, Pháp và Đức, Nga và Áo - Hung đưa tới sự thành lập hai khối quân sự kình địch nhau : khối liên minh Đức - Áo - Hung và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga. Cuộc đấu tranh giữa hai khối dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Kết quả:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.
Tính chất,ý nghĩa:
Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
3
1
Huyền Thu
26/11/2017 18:49:58
Câu 7: - Thời kì bùng nổ, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi thế giới.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, dán chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát đến tự giác. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luận cách mạng đúng đắn trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột.
- Thời kì diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Việc chiếm hữu thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản lớn, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2
1
Huyền Thu
26/11/2017 18:50:49
Câu 8:
Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi

Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.

Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại.
2
1
Kung Nam
02/12/2017 20:56:02
Câu 2

Từ thế kỷ thứ 16, thực dân phương Tây đã từng bước xâm nhập vào châu Á, đặc biệt là Ấn Độ.

Sang đầu thế kỷ 18, sự tranh giành giữa giữa Anh và Pháp dẫn đến cuộc chiến tranh giữa 2 nước này trên đất Ấn Độ. Kết quả là Anh đã gạt Pháp, hoàn thành công cuộc chinh phạt và đặt ách thống trị trên đất Ấn Độ.

3
1
Kung Nam
02/12/2017 21:05:42
Câu 3
Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc phương Tây tăng cường xâm lược lãnh thổ thuộc địa để thoả mãn nhu cầu thị trường, tài nguyên và nhân công phục vụ nền kinh tế chính quốc. Tất cả các nước đế quốc đều hướng mắt thèm thuồng vào vùng đất rộng lớn Trung Quốc.
Đất nước Trung Quốc với diện tích rộng lớn, đứng thứ ba trên thế giới và số dân đông nhất thế giới. Với những điều kiện vô cùng thuận lợi về nhân công, tài nguyên… để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã trở thành “cái bánh ngọt ” mà tất cả các nước để quốc đều thèm muốn.
Quá trình các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc bắt đầu từ cuộc Chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh năm 1840-1842. Với hiệp ước Nam Kinh tháng 8 – 1842, Trung Quốc phải cắt Hương Cảng cho Anh.
Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc.
Hậu quả của sự xâu xé đó: Cho đến cuối thế kỷ XIX, cái bánh ngọt mang tên “China” được chia thành nhiều miếng: Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông; Anh xâm chiếm xong vùng châu thổ sông Dương Tử, Pháp thôn tính vùng Vân Nam, Nga và Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc…
1
1
Kung Nam
02/12/2017 21:10:48
Câu 4
Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:
Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.
1
1
Kung Nam
02/12/2017 21:21:43
Câu 5
Cải cách Minh Trị, hay Cách mạng Minh Trị, hay Minh Trị Duy tân, (明治維新 Meiji-ishin) là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách mạng dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869, một thời kỳ 3 năm chuyển đổi thời kỳ hậu Edo (thường gọi là Hậu Shogun Tokugawa) và bắt đầu thời kỳ Minh Trị.
Những sự kiện xảy ra ở Nhật Bản vào những năm 1860-1870 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà là nền chuyên chế của Nhật hoàng, ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc - tư sản để lật đổ Shogun. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế nước Nhật mới - Đại đế quốc Nhật Bản - vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt. Điều này giải thích tại sao Nhật Bản có nhiều hoạt động quân sự quy mô cho đến tận Thế chiến thứ hai.

Nhưng, cuộc cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại hải quân hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.

Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, giáo dục đã rất được coi trọng. Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ coi trọng thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi, chuyển sang cất nhắc cán bộ theo trình độ giáo dục (tân học). Điều này làm cho xã hội Nhật Bản trở nên bình đẳng một cách đáng kể, thậm chí hơn cả nước Anh cùng thời. Nhưng nó cũng làm cho tính giáo điều trở thành nếp trong suy nghĩ của người Nhật.

Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế Nhật bản khiến giai cấp công nhân Nhật bản ngày càng bị bóc lột nặng nề và điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Năm 1901, đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập. Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
1
0
NguyễnNhư
01/01 20:37:06

Ý nghĩa: cuộc cách mạng KH-KT có ý nghĩa vô cùng to lớn như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường,những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người

Tác động tích cực
·   Cho phép con người có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mực sống và chất lượng của con người với những tiện nghi sinh hoạt mới
·   Đưa tới những thay đổi về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, nhưng trong dịch vụ lại tăng nhất là các nước phát triển cao

Tác động tiêu cực
·  Chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống
·  Nạn ô nhiễm môi trường
·  Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn giao thông ; những dịch bệnh mới cùng những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k