Tóm tắt:Trên đường đi thực hiện những ý định viển vông, hai thầy trò phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng đó là những tên khổng lồ, và quyết giao chiến. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê càng hăng máu xông vào. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng. Kết cục, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau".
Câu 1: Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu -> không cân sức: Thầy trò Đôn Ki hô tê trước khi đánh nhau với cối xay gió ( những chiếc cối xay gió hay là những tên khổng lồ ghê ghớm)
– Phần 2: Tiếp -> bị toạc nửa vai: Đánh nhau với cối xay gió (một trận giao chiến không cân sức)
– Phần 3: Còn lại: Hai thầy trò tiếp tục cuộc phiêu lưu
– Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ:
– Đôn-ki-hô-tê phát hiện thấy ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn-ki-hô-tê cho rằng đó là những tên khổng lồ ghê gớm, cần giết hết bọn chúng.
Xem thêm: Phân tích nhân vật chị Dậu trong "tức nước vỡ bờ"– Đôn-ki-hô- tê cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp rồi xông vào đánh cối xay gió.
– Đôn-ki-hô- tê bị thương nặng vì bị cối xay gió đạp cánh quạt vào người và ngựa. Xan-chô đến cứu giúp, và hai thầy trò tranh luận nhau về "cối xay gió".
– Vừa bàn tán chuyện xả ra, hai thầy trò đi về phía cảng La-pu-xê vì theo Đôn-ki-hô- tê con đường này có nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau.
– Đêm hôm ấy, hai người ngủ dưới vòm cây. Đôn-ki-hô- tê không ngủ để nghĩ với nàng Đuyn-xi-nê-a.
Câu 2: Xéc-van-tét viết Đôn Ki-hô-tê không phải để ca ngợi tinh thần hiệp sĩ mà là để phê phán một tư tưởng đã quá lỗi thời. Ông xây dựng một nhân vật hiệp sĩ già nua (dấu hiệu của sự hết thời),
– đầu óc chứa đầy những ý tưởng tốt đẹp nhưng phi thực tế
– thích sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông.
– gan dạ, dũng cảm, quên mình.
– khắc khổ, cứng nhắc.