Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại có nguồn gốc xuất thân cao quý. Chàng là Thái tử, con trai ủa Ngọc hoàng xuống đầu thai. Khi mẹ chết, chàng sống côi cút một mình và được thiên thần dạy cho võ nghệ, các phép thần thông nên chàng rất tài năng. Thạch Sanh ra đời và lớn lên vừa bình thường, vừa kì lạ. Chàng đã phải đối mặt và trải qua rất nhiều thử thách khó khăn. Lần thứ nhất Thạch Sanh bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu để thế mạng cho Lí Thông nhưng lại giết được chằn tinh và nhặt được bộ cung tên vàng. Chàng thật thật thà và dùng cảm. Lần thứ hai Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa bị Lí Thông lấp cửa hang, vô tình cứu được con trai vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần. Chàng thật tài năng và anh dũng. Lần thứ ba Thạch Sanh bị hồn đại bàng và chằn tinh vu vạ ăn cắp của cải của nhà vua, bị bắt vào ngục tối. chàng gảy đàn giải câm cho công chúa, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa là mẹ con Lí Thông để giải oan cho mình. Thạch Sanh tha cho mẹ con hắn về quê làm ăn. Chàng thật giàu lòng khoan dung và lương thiện. Lần thứ tư, chàng bị vua mười tám nước chư hầu sang đánh. Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy làm quân lính tay chân bủn rủn, không còn muốn đánh nhau nữa. Không những thế, chàng còn đãi cơm cho quân mười tám nước chư hầu ăn cho ấm bụng rồi lui binh. Qua đây, em thấy chàng rất yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh là biểu tượng của niềm tin, ước mơ về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của con người Việt Nam.