Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xin tham khảo một số đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 năm 2020

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
315
0
0
My Sunshine
27/10/2020 19:54:57
+5đ tặng

Câu 1: Khái niệm: Chất – lượng của SVHT. Cho VD minh họa. Em vận dụng quy luật lượng – chất vào học tập rèn luyện như thế nào?

  • Chất: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của SVHT. Tiêu biểu cho SVHT đó. Phân biệt với SVHT khác. VD: Đường ngọt, chanh chua, muối mặn, gừng cay.
  • Lượng: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản của SVHT về trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng của SVHT. VD: Đi xe nhanh hơn đi bộ, dân số TQ nhiều hơn dân số VN, 5kg nặng hơn 3kg...
  • Em vận dụng quy luật lượng – chất vào học tập rèn luyện như: Chúng ta phải biết kiên trì nhẫn nại, không xem thường việc nhỏ. Tránh hành động nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hành động nhất thời, không triệt để tất yếu sẽ mang đến kết quả không tốt đẹp như mong muốn.

Câu 2: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất? VD?

- Cách thức biến đổi của lượng:

+ Lượng biến đổi trước chất

+ Sự biến đổi về chất của SVHT được bắt đầu từ lượng.

+ Lượng biến đổi chậm, từ từ, dần dần.

VD: - Một HS lớp 10 qua 9 tháng học tập và rèn luyện phải trải qua kì thi mới được lên lớp 11

- Nhiệt độ < 100 độ thì chưa hóa hơi, đến 100 độ nước bắt đầu hóa hơi.

- Độ: Là điểm giới hạn trong đó lượng đổi nhưng chất chưa đổi

- Điểm nút: là điểm giới hạn trong đó lượng đổi làm cho chất đổi theo

VD: - HS lớp 10 lên lớp 11, lượng kiến thức, chiều cao, cân nặng, sẽ thay đổi

- Nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi, thì thể tích vận tốc, độ hòa tan của phân tử nước cũng thay đổi.

Câu 3: Tại sao nói con người là chủ thể của lịch sử? Liên hệ lịch sử theo từng giai đoạn phát triển. VD?

  • Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình
  • Lịch sử xã hội loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động sản xuất và biết sử dụng. Nhờ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người. Lịch sử xã hội được hình thành từ đó.
  • Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp cho lịch sử xã hội loài người hình thành và phát triển. Đồng thời có ý nghĩa giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
  • Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần.
  • Ở bất kỳ chế độ nào trong lịch sử con người luôn giữ vị trí trung tâm và làm chủ xã hội

VD: Từ chế độ công xã nguyên thủy → chiếm hữu nô lệ → xã hội phong kiến → TBCN → XHCN.

Câu 4: Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? Em có suy nghĩ và cho rằng trong tương lai người máy (ROBOT) sẽ thay thế vị trí con người để làm nên XH không? Em cho ý kiến.

  • Con người là chủ thể của lịch sử nên cần phải được tôn trọng, được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển tiến bộ xã hội. Mục đích của sự tiến bộ xã hội suy cho cùng là mang hạnh phúc cho tất cả mọi người.
  • Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Đây chính là mục tiêu cao cả của nước ta hiện nay - CNXH.
  • Em có suy nghĩ và cho rằng trong tương lai người máy (ROBOT) sẽ thay thế vị trí con người để làm nên XH không? Em cho ý kiến. → HS tự trả lời

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Mai Hương
27/10/2020 20:01:06
+4đ tặng
I. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

1. Bài 3

- Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của CNDV BC.

- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất.

- Phân loại được 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.

- So sánh được sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển của SVHT.

2. Bài 4

- Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của CNDV BC.

- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động, phát triển của SVHT.

3. Bài 5

- Nêu được khái niệm chất và lượng của SVHT.

- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của SVHT.

- Chỉ ra được sự khác nhau giữ chất và lượng, sự biến đổi của chất và lượng.

4. Bài 6

- Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của SVHT.

5. Bài 7

- Biết được nhận thức là gì, giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.

- Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.

II- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong

A. Giới tự nhiên và tư duy.

B. Giới tự nhiên và đời sống xã hội

C. Thế giới khách quan và xã hội.

D. Đời sống xã hội và tư duy.

Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.

B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.

C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.

D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.

Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?

A. Ngắt quãng.

B. Thụt lùi.

C. Tuần hoàn.

D. Tiến lên.

Câu 4: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?

A. Vận động cơ học.

B. Vận động vật lí

C. Vận động hóa học

D. Vận động xã hội.

Câu 5: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây?

A. Phong phú và đa dạng.

B. Khái quát và cơ bản.

C. Vận động và phát triển không ngừng

D. Phổ biến và đa dạng.

Câu 6: Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học

B. Vật lí

C. Hóa học

D. Sinh học

Câu 7. Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên

B. Xã hội

C. Tư duy

D. Đời sống.

Câu 8. Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đấy?

A. Tự nhiên

B. Xã hội

C. Tư duy

D. Lao động

Câu 9. Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?

A. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.

B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ

C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ

D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.

Câu 10. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?

A. Góp gió thành bão

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

C. Tre già măng mọc

D. Đánh bùn sang ao.

Câu 11. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. Mâu thuẫn

B. Xung đột

C. Phát triển

D. Vận động.

Câu 12. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. Khác nhau

B. Trái ngược nhau

C. Xung đột nhau

D. Ngược chiều nhau

Câu 13. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. Liên tục đấu tranh với nhau

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Câu 14. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập

B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 15. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập

Câu 16. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. Một tập hợp

B. Một thể thống nhất

C. Một chỉnh thể

D. Một cấu trúc

Câu 17. Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là

A. Có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau.

B. Có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau

C. Có những mặt đối lập xung đột với nhau.

D. Có nhiều mặt đối lập trong một sự vật.

Câu 18. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có biểu hiện là, các mặt đối lập luôn luôn

A. Xung đột với nhau

B. Có xu hướng ngược chiều nhau

C. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau

D. Mâu thuẫn với nhau.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học

A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

B. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn

B. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.

C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau

D. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.

Câu 21. Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.

B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 22. Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?

A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.

B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”

C. Tiến hành phê bình và tự phê bình.

D. Điều hòa mẫu thuẫn.

Câu 23. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?

A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.

B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.

C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

Câu 24. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Sự tác động từ bên ngoài

C. Sự tác động từ bên trong

D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng

Câu 25. Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?

A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.

B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.

Câu 26. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Có mới nới cũ

Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?

A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn

B. Gió bão làm cây đổ

C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.

D. Con người đốt rừng

Câu 28. Câu nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình?

A. Nước chảy đá mòn.

B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh

Câu 29. Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

B. cây có cội, nước có nguồn

C. kiến tha lâu cũng đầy tổ

D. có thực mới vực được đạo

Câu 30. Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng gọi là phủ định

A. biện chứng

B. siêu hình

C. khách quan

D. chủ quan.

..............


III. TỰ LUẬN

Bài 1: Thế nào là thế giới quan và phương pháp luận của Triết học? Vai trò của TGQ duy vật đối với hoạt động nhận thức của con người?

Triết học là gì? Nội dung vấn đề cơ bản của triết học?

Bài 3: Vận động là gì? Các hình thức vận động? Lấy ví dụ minh họa

Phát triển là gì? Tại sao phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất? Lấy VD minh họa

Tại sao hình thức vận động xã hội là cao nhất để chứng minh vai trò chủ thể trong việc thay đổi cuộc sống, thay đổi XH của con người?

Bài 4: Thế nào là mặt đối lập? sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Lấy VD

Tại sao mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng?

Bài 5: Thế nào là chất? Thể nào là lượng? Mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? Vận dụng mối quan hệ từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến về chất để chứng minh sự biến đổi về chất của xã hội Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay?

Bài 6: Thế nào là phủ định biện chứng, phủ định siêu hình? Lấy VD

Thế nào là cái mới? Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng? Lấy VD.

Bài 7: Thực tiễn là gì? Các hình thức biểu hiện của thực tiễn? Mối quan hệ giữa chúng?

Tại sao quá trình nhận thức của con người qua hoạt động thực tiễn để chứng minh kết quả học tập của học sinh là quá trình đi từ những nhận biết ban đầu và qua nhiều lần luyện tập để có thể hiểu sâu sắc đầy đủ về bài học?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×