Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Nhận xét về sự phát triển kinh tế của con người ở môi trường vùng núi

Nhận xét về sự phát triển kinh tế của con người ở môi trường vùng núi

2 trả lời
Hỏi chi tiết
384
1
1
Ngố Liên
27/10/2020 21:57:08
+5đ tặng

Vùng núi là nơi chứa nhiều nguồn khoáng sản, nguyên liệu sản xuất. Do đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế là điều cần thiết. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển kinh tế cũng có nhiều vấn đề đặt ra đối với môi trường ở đây. Đó là:

- Sự suy giảm tài nguyên rừng do khai thác bừa-bãi.

- Ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các hầm mỏ, các khu công nghiệp, các khu nghỉ mát, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân ven sông.

- Mai một các ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá dân tộc.

- Thay đổi cảnh sắc thiên nhiên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Nguyễn tuấn anh
27/10/2020 21:57:49
+4đ tặng

Phân tích tình hình kinh tế trong những năm qua, giới nghiên cứu cho rằng, hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa tăng cao là yếu tố làm cho tăng trưởng đạt mức cao liên tục trong nhiều thập kỷ. Mặc dù môi trường bên ngoài kém thuận lợi hơn trong thời gian tới, nhưng khả năng của nền kinh tế vẫn còn dư địa phát triển.

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triền châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định “ Do xuất khẩu và nhu cầu nội địa gia tăng mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam đã đạt mức cao trong năm 2018. Tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng giữ vững trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp chế biến và chế tạo định hướng xuất khẩu; đầu tư trực tiếp nước ngoài và cầu nội địa được duy trì. Động lực tăng trưởng dự kiến sẽ được tiếp tục nhờ những cải cách diễn ra để cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích đầu tư tư nhân”(ADB 2019).

Từ xu thế phát triển và thực trạng kinh tế nước nhà, bài viết tổng hợp một số vấn đề nổi bật trong trong quý I, thách thức đặt ra và triển vọng tăng trưởng cả năm, dưới góc nhìn nghiên cứu để cùng trao đổi.

 

Tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm có dấu hiệu chậm lại

Những tháng đầu, dấu hiệu tăng trưởng chậm lại

Trong xu thế suy giảm toàn cầu, đâu năm 2019 tăng trưởng ở Việt nam được duy trì nhưng có dấu hiệu chậm lại, đạt 6,79% so với cùng kỳ năm trước. Phân tích cơ cấu tăng trưởng Quý I/2019 theo ngành kinh tế cho thấy:

Khu vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng 6,5%., bán buôn và bán lẻ tăng 7,82%, tiếp tục là khu vực đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế (0,95%). Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,22%. Lượng khách du lịch quốc tế đạt trên 4,5 triệu lượt người, tăng 7% .

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng khá ảm đạm, chỉ đạt 2,68%. Lượng cung trên thị trường khá dồi dào làm giá gạo giảm sút, dịch tả lợn châu Phi xảy ra đã ảnh hưởng bất lợi đến ngành chăn nuôi. Thuỷ sản tiếp tục là điểm sáng của khu vực với mức tăng trưởng 5,1%, là mức cao nhất trong 9 năm gần đây.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 8,63%, tiếp tục là lĩnh vực đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo gia tăng cao nhất (12,35%), là động lực tăng trưởng chính của khu vực này. Các chỉ báo sản xuất công nghiệp cho thấy, tốc độ tăng trưởng bị chững lại. Mặc dù, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) tăng 9,2%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8% nhưng đều thấp hơn so với mức tăng của Quý 1/2018. Tính  từ đầu năm đến hết Quý 1/2019, các chỉ số sản xuất, tiêu thụ đều có dấu hiệu suy giảm, trong đó, chỉ số tồn kho tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ đình trệ sản xuất tạm thời.

Lạm phát có xu hướng gia tăng trở lại. So với cùng kỳ năm 2018, lạm phát toàn phần tăng nhẹ và tăng liên tục trong ba tháng đầu năm, lần lượt là 2,56%, 2,64% và 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lạm phát lõi Quý 1/2019 vẫn kiểm soát được ở mức tăng 1,83% .

CPI bình quân Quý 1/2019 có mức tăng thấp nhất trong vòng 3 năm gần đây. Nhìn chung, CPI ba tháng đầu năm giữ ổn định ở mức 2,6% - 2,7% Tuy nhiên, trong Quý 2/2019 nền kinh tế còn tiềm ẩn những rủi ro. Với giá điện tăng 8,36% có thể làm CPI tăng khoảng 3,3%

Cán cân thương mại thể hiện những bất ổn. Mặc dù thương mại hàng hóa Quý I có xuất siêu 536 triệu USD; nhưng, khu vực kinh tế trong nước phải nhập siêu tới 7,04 tỷ USD; còn khu vực FDI lại xuất siêu 7,57 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 3 tháng đầu năm đạt 57,51 tỷ USD, nhóm doanh nghiệp FDI chiếm 70,9%, khu vực trong nước chỉ chiếm 29,1%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; .....Đáng quan ngại là, các mặt hàng nông sản giảm sâuKim ngạch xuất khẩu rau quả giảm 8,6%, cà phê giảm 23,8%, hạt điều giảm 17,2%, hồ tiêu giảm 14,7%, gạo giảm 23,6%,...

Tổng kim ngạch nhập khẩu Quý I/2019 ước đạt 57,98 tỷ USD. Trong đó, khu vực FDI chiếm 58,5% và khu vực trong nước 41,5%. Phân tích thị trường nhập khẩu cho thấy Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch 15 tỷ USDTiếp theo là Hàn Quốc 11,8 tỷ USD, ASEAN 8,2 tỷ USD, Nhật Bản 4,7 tỷ USD và thị trường EU 3,6 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư thực hiện của toàn bộ nền kinh tế Quý 1 ước đạt 359,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4%. So với Quý 4năm 2018tăng trưởng vốn đầu tư ở các khu vực đều chậm lại, thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ những năm trước.

Về dòng vốn đầu tư nước ngoài, lượng vốn mới đăng kí đạt mức 3,82 tỷ USD. Vốn bổ sung tăng 1,3 tỷ USD, chỉ bằng 72,5% so với cùng kỳ năm trước.Trong Quý 1 có 785 dự án cấp mới. Theo đó, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là nơi thu hút FDI lớn nhất với 75,3% tổng vốn đăng ký, giữ vai trò là động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Xét theo đối tác đầu tư, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất với tổng số vốn 723,2 triệu USD. Các vị trí tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, .... Sự vươn lên của FDI từ Trung Quốc thể hiện việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nhằm né tránh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và đón đầu hiệp định CPTPP.

Tỷ giá được duy trì ổn định, dự trữ ngoại hối gia tăng. Tỷ giá danh nghĩa trong Quý 1/2019 khá ổn định. Tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng nhẹ từ đầu Quý 4/2018 cho đến hết Quý 1/2019. Vào ngày cuối tháng 3/2019, tỷ giá đạt 22.976 VND/USD, tăng gần 1%, thấp hơn mức 1,8% của Quý 4 năm 2018. Tỷ giá giao dịch VND/USD của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) trong Quý 1/2019 neo sát mức trần 3% NHNN quy định.

Sau những gián đoạn của năm 2018, đầu năm 2019, NHNN bắt đầu mua ròng ngoại hối, giải quyết được nhu cầu tiền đồng và gia tăng dự trữ ngoại hối. Vào cuối Quý I/2019, quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia đã vượt ngưỡng 65 tỷ USD.

Lãi suất liên ngân hàng dưới áp lực thay đổi chính sách: So với cùng kỳ năm 2018, lãi suất liên ngân hàng Quý 1/2019 có xu hướng cao hơn với biên độ dao động hẹp trong khoảng từ 3,38% đến 5,6%. Sau mùa cao điểm, cuối Quý 1/2019, lãi suất chỉ còn 3,32%. Trong năm 2019, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% và tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro và hỗ trợ tăng trưởng. Hết quý 1/2019 tăng trưởng tín dụng ở mức 2,28% thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (2,78%). Tín dụng chảy vào ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt 2,57%; nông nghiệp............................vv

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư