Ai cũng biết Truyện Kiều là một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, một nhà thơ đại tài của Việt Nam và một danh nhân văn hóa của thế giới. Được trích trong phần một Gặp gỡ và đính ước, đoạn trích Cảnh Ngày Xuân được xem là một trong những đoạn trích hay của Truyện Kiều.
Đoạn trích Cảnh Ngày Xuân có 18 câu từ câu 39 đến 56 của Truyện Kiều, ký họa bức chân dung tài sắc của chị em Thuý Kiều và một bức hoạ sinh động về cảnh sắc mùa xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc. Đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của Nguyễn Du.
Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả bức tranh mùa xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi,
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ được mở ra. Giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi, cách nói mùa xuân thân mật biết bao. Hai chữ đưa thoi rất gợi hình gợi cảm vút qua vút lai chao liệng để diễn tả thời gian trôi nhanh mùa xuân đang trôi nhanh. Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân "Thiều Quang" của mùa xuân chín chục đã ngoài sáu mươi (Mùa xuân có 3 tháng với 90 ngày thì nay đã trải qua hơn 60 ngày). Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân của thi sỹ thật thú vị, mùa xuân đã bước sang tháng ba, ánh sáng của mùa xuân hồng ấm áp. Rồi còn cả sắc xanh mơn mởn ngọt ngào của cỏ nỏn trải dài trải rộng như thảm "đến tận trân trời". Còn sắc trắng tinh khôi thanh khiết của hoa lê. Chỉ bằng vài nét thôi cộng với sự pha trộn màu sắc tài tình cảnh mùa xuân hiện ra thật đẹp nó có sự mới mẻ và sức sống đang trỗi dậy của màu xanh của cỏ non có sự tinh khôi tươi đẹp của những bông hoa lê trắng và bức tranh thật sống động bởi động từ "điểm" (cành lê trắng điểm một vài bông hoa).
Tám câu thơ tiếp theo tả cảnh chảy hội mùa xuân:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm,
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Lễ tảo mộ đi viếng sửa sang phần mộ người thân, hội đạp thanh (dẫm lên cỏ xanh) đi chơi xuân ở chốn đồng quê. Điệp từ "lễ là ... hội là" gợi nên cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra bao đời nay. Cảnh chảy hội đông vui tưng bừng náo nhiệt. Trên các nẻo đồng gần xa, những dòng người cuồn cuộn chảy hội. Có biết bao yến anh chảy hội (hình ảnh ẩn dụ chỉ các nam thanh nữ tú). Trong niềm vui nô nức hồ hởi dục dã. Có biết bao tài tử giai nhân dập dìu sánh vai chân nối chân nhịp bước. Dòng người chảy hội tấp lập ngựa xe cuồn cuộn như nước, áo quần đẹp đẽ tươi thắm, sắc màu nghìn nghịt đông vui trên các nẻo đường như nêm các từ ngữ "nô nức dập dìu", các hình ảnh so sánh "như nước như nêm" đã gợi tả mùa xuân tưng bừng náo nhiệt khắp mọi miền quê. Trẻ trung sinh đẹp sang trọng phong lưu trong đám tài tử giai nhân là ba chị em Kiều đang xốn sang náo nức chuẩn bị du xuân, các từ ghép "yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần (danh từ)". Gần xa nô nức sắm sửa dập dìu (động từ, tính từ được thi hào Nguyễn Du sử dụng làm sống lại không khí mùa xuân một nét đẹp của nền văn hoá lâu đời của phương đông và nếp sống của chị em Thuý Kiều.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Đời sống tâm tình phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ được Nguyễn Du nối đến với những cảm thông chia sẻ trước những ngôi mộ người ta rắc vàng, thoi bạc giấy, bày cỗ thắp nến, đốt nhang khấn vái để tưởng nhớ những người thân đã mất tạo ra một không gian giao hoà trong cõi tâm linh mỗi con người.
Sáu câu thơ cuối ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều đi tảo mộ đang bước dần trở về. Mặt trời đã tà tà gác núi. Ngày hội ngày vui đã trôi qua nhanh:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Hội tan ngày tàn sao chẳng buồn. Nhịp thơ chậm dãi nhịp sống như ngừng trôi. Tâm tình "thơ thẩn" cử chỉ "dan tay" nhịp chân "bước dần", một cái nhìn man mác bâng khuâng "lần xem". Đối với mọi cảnh vật tất cả đều nhỏ bé khe suối chỉ là ngọn tiểu khê, phong cảnh thanh thanh, dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Cả một không gian êm đềm vắng lặng tâm tình chị em Kiều như dịu lại trong bóng tà dương như đang đợi chờ một cái gì sẽ đến sẽ nhìn thấy, nên cặp mắt cứ lần xem gần xa. Các từ láy tượng hình "thanh thanh nao nao nho nhỏ" gợi lên sự nhạt nhoà của cảnh vật và sự dung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan nỗi buồn man mác bâng khuâng thấm sâu nan toả trong tâm hồn của giai nhân đa tình đa cảm.
Bằng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian không gian kết hợp tả với gợi tả cảnh thể hiện tâm trạng. Từ ngữ giàu chất tạo hình sáng tạo nghệ thuật đối lập sử dụng từ ghép từ láy. Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp đẽ khoáng đạt tinh khôi thanh khiết mới mẻ và đầy sức sống. Cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt và tâm trạng xốn sang náo nức của chị em Thuý Kiều khi đi hội, tâm trạnh buồn lưu luyến bâng khuâng khi trở về. Qua đây ta thấy Nguyễn Du là người yêu thiên nhiên, hiểu lòng người có tài khi miêu tả. Đoạn thơ đem đến cho chúng ta cảm nhận được không khí mùa xuân giúp ta thêm yêu thiên nhiên quê hương đất nước.