Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bối cảnh hiện nay ASEAN có những giải pháp nào để giải quyết vấn đề biển Đông?

Câu 1:Trong bối cảnh hiện nay ASEAN có những giải pháp nào để giải quyết vấn đề biển Đông?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
230
2
0
Phonggg
02/11/2020 20:10:02
+5đ tặng
Trong trường hợp ASEAN không thể áp dụng một cơ chế ra quyết định dựa trên bỏ phiếu theo đa số, các quốc gia thành viên có thể cần tìm kiếm các dàn xếp thể chế mới nhằm vượt qua được sự bế tắc mà nguyên tắc đồng thuận đang gây ra, qua đó có thể giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề an ninh khẩn cấp, đặc biệt là vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Trước tiên, ASEAN nên cân nhắc thành lập một Ủy ban ASEAN về Quản lý Tranh chấp Biển Đông. Ủy ban này nên là một cơ quan thường trực bao gồm 4 quốc gia ASEAN trực tiếp tham gia tranh chấp Biển Đông cũng như các quốc gia thành viên ASEAN khác quan tâm tới vấn đề này. Mục đích chính của ủy ban này là giúp điều phối lập trường của ASEAN về vấn đề Biển Đông và đóng vai trò như một điểm liên lạc tập trung giúp ASEAN phối hợp với Trung Quốc trong vấn đề quản lý tranh chấp. Theo đó, ủy ban nên được giao nhiệm vụ đưa ra các phản ứng chung của ASEAN đối với các sự cố trên Biển Đông, và soạn thảo các nội dung về tranh chấp Biển Đông trong các tuyên bố chung cũng như các văn bản phù hợp khác của ASEAN. Nếu được thành lập, ủy ban này sẽ là một bước tiến thể chế quan trọng giúp ASEAN quản lý tốt hơn tranh chấp Biển Đông.
Thứ hai, nếu ủy ban trên không được thành lập, các quốc gia yêu sách Biển Đông của ASEAN có thể xem xét phục hồi lại nhóm tham vấn của mình về Biển Đông. Đây vốn là cơ chế từng giúp các nước Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam trao đổi quan điểm và thiết lập các lập trường chung về tranh chấp Biển Đông trước khi diễn ra các cuộc họp của ASEAN.
Nếu nhóm tham vấn được khôi phục, và nhất là nếu nó được thể chế hóa và mở rộng để bao gồm các quốc gia ASEAN không tham gia tranh chấp Biển Đông nhưng quan tâm tới vấn đề này, thì nó có thể đóng một vai trò phù hợp, mặc dù ít chính thức hơn, nhằm giúp ASEAN giải quyết hiệu quả hơn vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Cuối cùng, trong trường hợp tất cả các giải pháp trên đều không thể thực hiện được, các quốc gia cùng chí hướng trong khu vực, cho dù có tham gia tranh chấp Biển Đông và có là thành viên ASEAN hay không, đều nên hợp tác với nhau nhằm thiết lập một nhóm tham vấn khu vực về tranh chấp Biển Đông. Hoạt động bên ngoài khuôn khổ của ASEAN, nhóm tham vấn này sẽ giúp điều phối lập trường của các thành viên về vấn đề tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là tại các diễn đàn toàn khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hay Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS).
Về dài hạn, nếu điều kiện cho phép, nhóm tham vấn này có thể tiến hóa thành một dàn xếp an ninh khu vực bổ sung cho các cơ chế an ninh do ASEAN dẫn dắt. Mặc dù một nhóm tham vấn với bản chất như vậy có thể làm suy yếu sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, nhưng có lẽ đó lại là biện pháp khả dĩ duy nhất giúp các quốc gia liên quan có thể giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách thực sự hiệu quả hơn nếu ASEAN vẫn tiếp tục không thể vượt qua được các bế tắc do nguyên tắc đồng thuận gây ra.
Tóm lại, nguyên tắc đồng thuận cho đến nay đã đóng một vai trò rất quan trọng đối với thành công của ASEAN. Tuy nhiên, do bối cảnh khu vực đã thay đổi nhanh chóng, nguyên tắc này đang khiến cho ASEAN trở nên kém hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề an ninh cấp bách, trong đó có vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Các sáng kiến trên có thể giúp ASEAN khắc phục được hạn chế này. Tuy vậy, ASEAN vẫn có lợi ích rất lớn trong việc duy trì nguyên tắc đồng thuận trong càng nhiều vấn đề quan trọng càng tốt, và nhất là nếu tranh chấp Biển Đông không còn là một mối đe dọa nguy hiểm đối với hòa bình khu vực.
Để đạt được mục đích này, cần phải có các hoạt động tăng cường xây dựng lòng tin, hợp tác, và đối thoại giữa các quốc gia thành viên ASEAN, cũng như giữa ASEAN và Trung Quốc. Tất cả các thành viên ASEAN nên nỗ lực để đạt được một sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia và các lợi ích chung lớn hơn của toàn bộ khu vực.
Trong khi đó, một số cường quốc ngoài khối ASEAN cũng nên nhạy cảm hơn trước các lo ngại an ninh của các thành viên của tổ chức này, và nên hành động một cách phù hợp để biến Biển Đông thành một khu vực của hòa bình và thịnh vượng chứ không phải là một đấu trường của sự căng thẳng và đối đầu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×