Câu 1:
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử là môn khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại qúa khứ của con người và xã hội loài người.
- Dựa vào tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết, tư liệu hiện vật.
Câu 2:
- Dấu tích của người tối cổ được sự tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai(Lạng Sơn); Núi Đọ ( Thanh Hóa); Xuân Lộc ( Đồng Lai).
- Cuộc sống tối cổ sống theo bầy gồm vài chục người. Họ hái lượm hoa quả, săn bắt thú để ăn. Họ biết ghẽ đèo đá, biết dùng lửa để sưởi ấm,nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. Cuộc sống bấp bênh kéo dài hàng triệu năm.
Câu 3:
Người tối cổ :
- Con người: Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân. Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,…Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.
- Công cụ sản xuất: Biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
- Tổ chức xã hội: Bầy người nguyên thủy: sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người. Ban ngày: hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm: họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô. Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
Người tinh khôn:
- Con người: Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ.Lớp lông mỏng không còn.
- Công cụ sản xuất: Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo.Lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên.
- Tổ chức xã hội: Sống theo từng thị tộc
: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.
Câu 4:
* Phương Đông:
- Địa điểm ra đời: trên lưu vực những con sông lớn.
- Tên các quốc gia ra đời: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
- Thời gian xuất hiện: cuối thiên niên kỉ IV và đầu thiên niên kỉ III (TCN)
* Phương Tây:
- Địa điểm ra đời: trên hai bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a .
- Tên các quốc gia ra đời: Hy Lạp, Rô-ma.
- Thời gian xuất hiện: đầu thiên niên kỉ I (TCN)
_
* Thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học
– Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng
– Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết
– Nguyên nhân ra đời của chữ viết: Do sự phát triển của đời sống người ta cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành
– Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý
c. Toán học
– Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,… mà toán học ra đời.
– Thành tựu: Tính diện tích các hình, số Pi = 3,16, phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ
d. Kiến trúc
Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Vạn lý trường thành,…là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người
* Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rô-ma
a. Lịch và chữ viết
– Lịch:
+ Tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Trái đất hình cầu, 1 năm lần lượt có 31, 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày. Như vậy, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Rô-ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay