Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ở bán cầu nam ngày 22/12 tia sáng mặt trời chiếu thẳng vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất ở đâu?

Ở bán cầu nam ngày 22/12 tia sáng mặt trời chiếu thẳng vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất ở đâu?
 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
558
0
0
Vũ Phan Bảo Hân
05/11/2020 19:17:03
+5đ tặng
 Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
- Chuyển động không có thực của MT được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của MT
- MT chuyển động biểu kiến giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.

- Hiện tượng MT lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (ngày 22/12) lên chí tuyến Bắc (ngày 22/6).
- Vào lúc 12giờ trưa khi mà Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất( mà nhân gian thường gọi là mặt trời ở đúng đỉnh đầu) thì được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Thiên đỉnh ở đây chính là giao giữa thiên cầu với đường thẳng nối từ tâm Trái Đất qua đỉnh đầu người quan sát.

- Trên bề mặt Trái Đất hiện tượng này xảy ra ở những vị trí nào?
Đoa là vùng nội chí tuyến từ 23º27’N đến 23º27’B.

- Bạn có biết hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh diễn ra theo trình tự như thế nào?
+ ngày 22/12 ở chí tuyến nam.
+ ngày 21/3 ở xích đạo.
+ ngày 22/6 ở chí tuyến bắc.
+ ngày 23/9 ở xích đạo.
+ ngày 22/12 lại về chí tyuến nam.
- Biểu hiện từ 23º27’N đến 0º và 23º27’B tương ứng với các kinh tuyến,các chí tuyến và xích đạo. Trục hoành biểu thị từ tháng 1 đến tháng 12. Qua hình 6.1 ta thấy:
+ Ngày 22/12 lúc 12giờ trưa tia nắng MT chiếu vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất ở vĩ độ 23º27’N. Vĩ tuyến 23º27’N được gọi là Chí tuyến Nam. Ngày 22/12 được gọi là ngày Đông Chí. Sau ngày Đông Chí MT trở về xích đạo.
+ Ngày 21/3 tia sang MT chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo vào lúc 12 giờ trưa. Ngày 21/3 được gọi là ngày Xuân phân. Sau ngày Xuân phân MT di chuyển dần lên phía Bắc.
+ Ngày 22/6 lúc 12 giờ trưa tia nắng MT chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt đất ở vĩ đô 23º27’B. Vĩ tuyến 23º27’B được gọi là chí tuyến Bắc. Ngày 22/6 được gọi là ngày hạ chí, sau đó MT di chuyển dần về xích đạo.
+ Ngày 23/9 tia nắng MT chiếu vuông góc với tiếp tuyến ở xích đạo lúc 12giờ trưa. Ngày 23/9 gọi là ngày Thu phân. Sau ngày này MT di chuyển dần xuống phía nam.
- Bạn hiểu thế nào là chuyển động biểu kiến của MT?
- Trong quá trình chuyển động của Trái Đất trên quĩ đạo quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất luôn nghiêng nên từ ngày 21/3 đến 23/9 bán cầu bắc ngả về phía Mặt Trời, từ 23/9 đến 21/3 bán cầu nam lại ngả về phía Mặt Trời. cũng với độ nghiêng là một góc 23º27’ nên phạm vi tgiữa vĩ độ 23º27’B và 23º27’N là giới hạn xa nhất mà tia nắng Mặt Trời có thể tạo được một góc 90º với tiếp tuyến ở bề mặt đất lúc 12giờ trưa. Vì vậy mà khi đứng ở bề mặt đất ta thấy hằng năm dường như Mặt Trời chỉ di động giữa hai chí tuyến. Đó là sự vận động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
Chúng ta biết rằng vận động biểu kiến là vân động nhìn thấy bằng mắt thường nhưng không có thực. Mặt trời và rất nhiều các thiên thể đều cùng tham gia vào vận động này.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo