.1. Khái quát:
Khổ thơ là một khúc hát ca ngợi công việc lao động nhẹ nhàng, thú vị. Ca ngợi biển nhân hậu, ân tình.
2. Phân tích
Ta hát bài ca gọi cá vào /Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao/
Một lần nữa, tiếng hát của người dân lao động lại vang lên trên khắp vung biển bao la. Tiếng hát theo họ khi đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát ca ngợi sự giàu có của biển cả. Giờ đây tiếng hát lại vang lên để " gọi cá vào lưới". Tiếng hát đã biến một công việc khó khăn, nguy hiểm thành nhẹ nhàng, thi vị. Dường như đoàn thuyền không cần đến kĩ thuật hiện đại mà họ chỉ cần cất cao tiếng hát. Tiếng hát đồng thời thể hiện niềm tin, niềm yêu, niềm lạc quan phơi phới của con người lao động:Rũ bùn đứng dậy sóng lòa… ( Chế Lan Viên )Họ đã giã từ kiếp nô lệ lầm than để trở thành công dân của một nước độc lập, tự do. Một cuộc sống mới đang mở ra trước mắt họ. Họ làm việc với tinh thần miệt mài, say mê, với niềm lạc quan phơi phới. Bởi vì họ đã trở thành người chủ đích thực của biển trờiCâu thơ thứ hai là một liên tưởng, sáng tạo đặc sắc. Đoàn thuyền ra khơi khi màn đem buông xuống, khi vầng trăng lên cao, ánh trăng tỏa sáng. Muôn ngàn vì sao lấp lánh trên trời cao cũng là lúc người dân chài bắt đầu vào công việc đánh bắt. Điều kì diệu đã xảy ra: ánh trăng ở trên trời cao cách mặt biển hàng nghìn dặm chứng kiến không khí lao động của con người nên cũng sà xuống góp sức. Tiếng gõ thuyền vang lên khắp mặt biển. Tiếng gõ ấy của trăng? Sóng vỗ vào mạn thuyền khiến nhà thơ liên tưởng trăng đang gõ mạn thuyền. Câu thơ hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc: thiên nhiên vũ trụ như hòa đồng với nhịp sống, nhịp lao động của con người, nâng đỡ con người, giúp con người gọi cá vào lưới.Biển cho ta cá như lòng mẹNuôi lớn đời ta tự buổi nào.Nghệ thuật nhân hóa, so sánh làm cho câu thơ thêm giàu sắc thái biểu cảm. Biển như người mẹ nhân hậu, ân tình, bao dung. Biển đã cung cấp cho ta biết bao tài nguyên, khoáng sản. Nếu rừng là vàng thì biển là bạc. Không chỉ có giá trị tiềm năm về kinh tế, biển còn giúp cho môi trường sinh thái chúng ta trở nên trong lành. Lòng biển bao la sâu thẳm như lòng mẹ nhân từ. Biển cho ta rất nhiều như bà mẹ nhân hậu, bao dung, đã nuôi lớn biết bao thế hệ trong âm thầm, trong lặng lẽ. So sánh biển với mẹ, Huy Cận đã thay lời cho những ngư dân nói lên niềm tự hào và lòng biết ơn chân thành với biển quê hương. Vì vậy, giọng thơ chợt trở nên ấm áp, chan chứa tình người. Đối với người dân chài, biển đã gắn bó với họ. Họ đã được đắm mình trong hơi thở nồng nàn của biển cả từ khi mới lọt lòng. Đến khi lớn khôn họ lại như những chú cá nhỏ tung tăng giữa biển cả mênh mông. Khi buồn, khi vui họ đều có biển sẻ chia. Nước biển mặn mòi giúp họ rửa đi bao khó nhọc, ưu phiền, cay đắng. Hai câu thơ cuối vừa bộc lộ niềm tự hào, vừa là lời cảm tạ chân thành của con người với biển.
c. Đánh giá nâng cao
III. Kết bài……………………………………………………………