Cây trường sinh
Ngay từ cái tên “trường sinh” đã có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp khi trồng loài cây này, sức khỏe dồi dào, bách niên giai lão, vạn vật sinh sôi nảy nở rất phát triển.
Tác dụng rất tốt của loài cây này khi trồng trong nhà sẽ giúp hấp thụ chất ô nhiễm như fomandehit, cacbon dioxit, hấp thụ sóng bức xạ điện từ do các thiết bị điện tử phát ra. Ngoài ra, lá cây mập mạp nhìn rất đáng yêu, màu xanh mướt giúp mắt thư giãn, giảm căng thẳng.
Cây có kích thước vừa nhỏ, dễ trồng và chăm sóc, ít sâu bệnh, tưới nước từ 1 đến 2 ngày một lần là được. Cách 2,3 ngày bạn mang cây ra tắm nắng buổi sáng rồi lại mang vào trong nhà để cây hấp thụ ánh sáng và khí trời tự nhiên.
Hình ảnh cây trường sinh
Vị trí thích hợp đặt cây trường sinh là bàn làm việc, bàn tiếp khách, trên bàn học, kệ bên cửa sổ, trang trí không gian quán cà phê, thư viện,...
2. Cây kim tiền
Đây là loài cây có độ chịu hạn rất tốt, không cần tưới nhiều, chỉ một tháng tưới 1 lần cũng được. Cây kim tiền có thân tròn màu xanh đen, lá xanh mướt hướng lên trên. Vì là cây mọc dạng khóm nên chỉ nên trồng từ 3 đến 4 cây một chậu, chúng sẽ mọc và đẻ thêm trong điều kiện thuận lợi.
Cây kim tiền để bàn làm việc
Kim tiền hay còn gọi là kim phát tài, thân mọc thẳng, lá tỏa ra 2 bên có ý nghĩa như bàn tay đón lấy lộc trời cho, mang lại tiền tài, thịnh vượng cho gia chủ.
Đây là cây trồng trong nhà rất được ưa chuộng đặc biệt là dân văn phòng, kinh doanh tài chính. Cây kim tiền thường đặt cạnh bàn làm việc, ban thờ thần tài, sảnh tiếp đón, cửa ra vào đại sảnh để thu hút tài lộc.
Khi trồng cây này lưu ý không nên tưới nước thường xuyên vì là cây ưa khô hạn, thích hợp với bóng râm, ánh sáng yếu nên trồng trong nhà chúng phát triển rất tốt.
3. Cây lan ý
Loài cây thân nhỏ họ ráy với khả năng hấp thụ khí độc rất tốt (theo NASA) như benzen là loại hóa chất chất gây ung thư ở người có trong thuốc lá, nhựa, sơn; formaldehyde – có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt; trichloroethylene – hóa chất dùng trong quá trình giặt khô và toluene. Ngoài ra, loài cây này làm giảm lượng bức xạ sóng điện từ từ các thiết bị điện tử đối với con người.
Chậu cây lan ý
Đặt chậu cây lan ý tại phòng làm việc sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ trong thanh lọc không khí. Người mệnh Thổ, Hỏa khi trồng loài cây này theo phong thủy được cho là sẽ mang lại vạn sự như ý, công việc hanh thông thuận lợi.
Tuy nhiên, khi lượng cây sinh sôi quá nhiều sẽ rậm rạp, bạn cắt tỉa bớt để tạo sự thông thoáng cho cây, phòng tránh bọ và muỗi trú ẩn.
4. Cây trầu bà
Đây là dạng cây thân leo, chúng có thể leo cao đến hơn 2 mét nếu như có vật thể bám vào trong điều kiện thuận lợi. Cây thân dây, nhiều lá bản to, hình giống lá trầu màu xanh mượt thanh lọc không khí rất hiệu quả. Là giống cây chịu hạn tốt và ưa bóng râm nên thích hợp trồng trong nhà.
Hình ảnh cây trầu bà trồng trong chậu đặt tại phòng khách
Cây có thể trồng thủy sinh hoặc trồng trong chậu đều được. Đối với trồng thủy sinh như ở bể cá thì rễ của loài cây này còn có tác dụng hấp thụ nitrat, làm sạch nước ở bể cá cảnh giúp cho cá khỏe mạnh.
5. Cây tài lộc
Cây tài lộc có nguồn gốc từ châu Mỹ. Cây có kích thước nhỏ, cây trưởng thành cao khoảng 15 đến 30cm rất thích hợp để trồng trong chậu để phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ để trang trí không gian thêm xanh mát.
Vị trí đẹp để đặt cây tài lộc trong nhà là hướng Đông, Đông Nam hứng sáng vừa đủ cho cây phát triển.
Những người mệnh Mộc (1988, 1950, 1942,...) và người mệnh Hỏa (1949, 1934, 1978,...) theo phong thủy trồng cây này sẽ rất hợp. Người mệnh Thổ là xung khắc khi trồng cây tài lộc trong nhà.
Cây ưa ẩm và ít sâu bệnh. Nên tưới nước dạng phun sương khoảng 4 đến 5 ngày một lần đối với mùa lạnh và 2 ngày một lần với mùa nóng.
6. Cây thiết mộc lan