LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Châu á có những cuộc chiến tranh dầu mỏ nào? lấy ví dụ cho cuộc chiến tranh trung quốc - việt nam trên biển đông

châu á có những cuộc chiến tranh dầu mỏ nào?
lấy ví dụ cho cuộc chiến tranh trung quốc - việt nam trên biển đông

2 trả lời
Hỏi chi tiết
309
0
0
Vũ Phan Bảo Hân
10/11/2020 21:03:45
+5đ tặng
Trong 100 năm qua, dầu mỏ là một lý do phổ biến để đi đến chiến tranh. Các nước đã chĩa súng vào nhau nhằm thôn tính các mỏ dầu hoặc ngăn đối thủ kiểm soát loại hàng hóa cực kỳ quan trọng đối với mọi nền kinh tế và quân đội hiện đại. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã nhận được bài học rằng cái giá phải trả cho việc chiếm được nguồn dầu mỏ có thể cao hơn rất nhiều so với giá trị mà nó mang lại.
Trong lịch sử nhân loại, có ít nhất 5 cuộc chiến như thế đã kết thúc trong thảm họa, theo chuyên san quân sự Mỹ The National Interest.
Cuộc chiến Thái Bình Dương
Quyết định của Nhật Bản đi đến chiến tranh với Mỹ hồi năm 1941 có nhiều lý do nhưng “chất xúc tác” tức thời chính là lệnh cấm vận dầu mỏ do Mỹ và châu Âu áp đặt vào năm 1941, xuất phát từ việc Nhật chiếm bán đảo Đông Dương từ tay người Pháp. Nhật không sản xuất dầu mỏ nhưng lại có một nền kinh tế công nghiệp cùng lực lượng hải quân hùng hậu rất cần xăng dầu.
Giới lãnh đạo Nhật khi đó mắc kẹt giữa 2 lựa chọn: thoái lui trước lệnh cấm vận và từ bỏ những tham vọng đế quốc, hoặc lợi dụng việc trùm phát xít Adolf Hitler chiếm Tây Âu để chiếm các mỏ dầu tại các thuộc địa của Hà Lan và Anh tại Đông Nam Á. Trong thế trận này, người châu Âu quá yếu không thể bảo vệ thuộc địa của mình, nhưng Mỹ sở hữu một hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh có thể can thiệp.
Việc phá hủy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Trân Châu Cảng đã không giải quyết được vấn đề dầu mỏ của Nhật. Chiếm các mỏ dầu châu Á được xem là chuyện dễ, nhưng vận chuyển dầu ngược về Nhật lại không như thế. Đến năm 1945, hoạt động phong tỏa bằng tàu ngầm của Mỹ, cùng việc thả thủy lôi từ trên không xuống vùng biển Nhật đã gây thiệt hại cho đội tàu dầu của Tokyo. Tấn công nước Mỹ được cho là nhằm đảm bảo nguồn dầu vô hạn cho Nhật, nhưng trái lại nó dẫn đến sự diệt vong của một đế chế.
Trận Stalingrad
Nếu có lãnh đạo nào bị ám ảnh bởi dầu mỏ, đó phải là Adolf Hitler, người vốn luôn than phiền rằng “các tướng lĩnh của tôi chẳng biết gì về những khía cạnh kinh tế của chiến tranh”. Âm mưu của người Đức nhằm đánh bại Liên Xô trong một chiến dịch chớp nhoáng đã thất bại vào mùa hè năm 1941. Đến tháng 6.1942, quân đội Đức chỉ còn đủ lực để mở một cuộc tấn công ở một khu vực nhỏ trên mặt trận rộng lớn của người Nga.
Hitler đã tập trung các sư đoàn thiện chiến nhất ở miền nam Nga nhằm chiếm các mỏ dầu có trữ lượng lớn ở vùng Caucasus. Dù chiến dịch Xanh (Operation Blue) khởi đầu thuận lợi và đã áp sát Stalingrad vào tháng 8.1942, người Đức sớm đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc tập trung lực lượng và quay về phía nam để chiếm nguồn dầu mỏ, hoặc tiếp tục tiến về phía tây để chiếm Stalingrad và dùng nó làm thành trì chống lại lực lượng Xô Viết.
Hitler, với tính cách đặc trưng của mình, muốn có cả hai thứ. Quân đội Đức được chia làm đôi, một mũi hướng đến Caucasus và mũi còn lại tiến đến Stalingrad. Cả 2 mũi đều tiến gần đến thành công, nhưng cả hai đều không có đủ quân hoặc nguồn tiếp tế để hoàn thành sứ mệnh của mình. Lực lượng Quốc xã đã không thể chiếm được các trung tâm dầu mỏ Grozny và Baku, dù họ có thể cắm cờ trên Elbrus, ngọn núi cao nhất Caucasus.
Trong khi đó, từ phía bắc, người Xô Viết âm thầm tập trung lực lượng cho một cuộc phản công tại Stalingrad. Chỉ trong 6 tháng, lực lượng Đức tham gia cuộc viễn chinh tại Caucasus rút lui hoàn toàn, trong khi hơn 100.000 lính Đức đầu hàng ở Stalingrad, đánh dấu một bước ngoặt trong Thế chiến 2. Giấc mơ dầu mỏ của Hitler đã chấm dứt cùng với ý định đối phó Liên Xô.
Chiến tranh tàu dầu Iran - Iraq
Cuộc chiến tranh Iran - Iraq kéo dài 8 năm và đã gây áp lực lớn cho cả hai bên. Trong tình trạng bế tắc trên chiến trường, 2 nước tìm cách tấn công đối phương thông qua dầu mỏ, nguồn tài nguyên chiến lược đối với cả Baghdad lẫn Tehran.

Iraq bắt đầu cuộc Chiến tranh tàu dầu vào năm 1984 bằng cách tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran và các tàu chở dầu giao dịch với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Iran đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng không quân và hải quân nhằm vào các tàu Iraq cùng các cơ sở dầu mỏ, đáng chú ý hơn cả là cài thủy lôi ở vịnh Ba Tư.
Bất chấp các cuộc tấn công nhằm vào 450 tàu, không bên nào có thể hạ gục đối phương và buộc họ đầu hàng. Nhưng cuộc Chiến tranh tàu dầu đã đem lại hậu quả không nhỏ: nó kéo người Mỹ lao vào cuộc xung đột trực tiếp với Iran sau khi các tàu chiến Mỹ bắt đầu hoạt động hộ tống các tàu chở hàng qua lại vịnh Ba Tư. Sau khi thủy lôi và tên lửa Iran phá hủy các tàu chở hàng dân sự và tàu khu trục Mỹ USS Samuel B.Roberts, các tàu chiến, máy bay và biệt kích Mỹ đã được triển khai phá hủy hàng loạt tàu và cơ sở hải quân trong chiến dịch Praying Mantis.
Cuộc phiêu lưu của Saddam Hussein
Năm 1991, Iraq xâm chiếm nước láng giềng Kuwait do những tranh cãi liên quan đến các khoản nợ chiến tranh của Iraq, việc sản xuất dầu quá mức của Kuwait, những tuyên bố của Baghdad rằng Kuwait là một phần của Iraq và có thể là ý định chiếm nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào của Kuwait
Quân đội Iraq đã không gặp mấy khó khăn khi thôn tính Kuwait, nhưng hành động này đã đặt họ vào thế đối đầu với Mỹ, vốn trên thực tế đã ủng hộ Iraq trong cuộc chiến 8 năm với Iran. Bất chấp tối hậu thư của Liên Hiệp Quốc buộc Iraq rút quân khỏi Kuwait, chính quyền của Tổng thống Iraq Saddam Hussein từ chối tuân thủ.
Kết quả là sức mạnh quân sự của Iraq đã bị triệt tiêu trong chiến dịch Bão táp Sa mạc do Mỹ dẫn đầu. Từng là một trong những thế lực quan trọng trong thế giới Ả Rập, cuộc phiêu lưu dầu mỏ của ông Hussein đã khiến quốc gia của ông lâm vào khủng hoảng và bị cô lập.
Các cuộc chiến của Mỹ ở Iraq
Liệu các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq vào các năm 1991 và 2003 có xuất phát từ động cơ dầu mỏ hay không vẫn là đề tài bàn luận của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với nhiều người, dầu mỏ chính là một lý do quan trọng nhất để Mỹ triển khai hàng trăm ngàn quân đến vùng Vịnh.
Theo chuyên gia phân tích chính trị Mỹ Michael Peck trên National Interest, chính sự hiện diện của Mỹ tại Ả Rập Xê Út đã tạo điều kiện cho Osama Bin Laden và al-Qaeda trỗi dậy, dẫn tới các vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11.9.2001.
Chi phí của cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu ở Iraq hồi năm 2003 sẽ đè nặng trên vai người đóng thuế Mỹ trong nhiều thập niên. Với các lãnh đạo Mỹ, cái giá của dầu mỏ thực sự cao hơn những gì có thể hình dung.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phonggg
10/11/2020 21:04:02
+4đ tặng

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ phụ thuộc nặng nề vào dầu mỏ nhập khẩu, trong đó phần lớn từ Trung Đông và châu Phi, trong khi Trung Quốc hầu như có khả năng tự đáp ứng nhu cầu dầu mỏ. Năm 2001, Mỹ tiêu thụ 19,6 triệu thùng dầu/ngày, trong khi bản thân chỉ sản xuất được 9 triệu thùng. Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài để bù khoản thiếu hụt 10,6 triệu thùng/ngày là một mối quan ngại lớn đối với các nhà hoạch định chính sách tại Washington. Mỹ đã phản ứng bằng cách thiết lập các mối quan hệ gần gũi và quân sự hóa hơn với các nước sản xuất dầu mỏ tại Trung Đông và thỉnh thoảng gây chiến để đảm bảo sự an toàn của các dây chuyền cung cấp của Mỹ.

Trong khi đó, năm 2001, Trung Quốc chỉ tiêu thụ 5 triệu thùng dầu/ngày, với sản lượng trong nước khoảng 3,3 triệu thùng/ngày và chỉ cần nhập khẩu 1,7 triệu thùng. Những con số này khiến ban lãnh đạo Trung Quốc ít quan ngại hơn về sự đáng tin cậy của các nhà cung cấp dầu mỏ nước ngoài của họ và do vậy Trung Quốc không cần phải bắt chước kiểu chính sách đối ngoại phức tạp lâu nay của Mỹ.

Biếm họa về nguy cơ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc vì dầu mỏ

Giờ đây, Chính quyền Obama kết luận rằng, bàn cờ đang bắt đầu thay đổi. Do nền kinh tế hưng thịnh của Trung Quốc, mức tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc đang bùng nổ. Theo những dự báo mới đây của Bộ Năng lượng Mỹ, mức tiêu thụ dầu của Trung Quốc sẽ tăng lên 13,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và 16,9 triệu thùng/ngày vào năm 2035, so với mức 7,8 triệu thùng/ngày của năm 2008. Nhưng sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc chỉ tăng từ mức 4 triệu thùng/ngày năm 2008, lên 5,3 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Do vậy, lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng từ mức 3,8 triệu thùng/ngày năm 2008, lên 11,6 triệu thùng/ngày vào năm 2035, còn cao hơn mức dầu nhập khẩu của Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ có thể hy vọng tình hình năng lượng được cải thiện. Nhờ việc tăng cường khai thác tại các khu vực dầu mỏ mới của Mỹ, trong đó có vùng biển Bắc cực tại ngoài khơi bang Alaska, vùng nước sâu tại Vịnh Mexico, các mỏ dầu đá phiến tại Montana, Bắc Dakota và Texas, lượng nhập khẩu dầu mỏ tương lai của Mỹ có thể sẽ giảm, cho dù mức tiêu thụ năng lượng có tăng lên.

Thêm vào đó, sản lượng dầu mỏ dường như sẽ tăng lên ở Tây bán cầu nhiều hơn ở Trung Đông và châu Phi, lại một lần nữa nhờ khai thác dầu tại những địa điểm khó khăn như dầu cát tại Canada, các mỏ dầu nằm sâu dưới Đại Tây Dương của Brazil và các khu vực giàu năng lượng ngày càng yên bình tại Colombia trước đây bị chiến tranh tàn phá.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, sản lượng tổng cộng của Mỹ, Canada và Brazil dự kiến sẽ tăng thêm 10,6 triệu thùng/ngày trong các năm từ 2009 đến 2035, mức tăng mạnh trong bối cảnh sản lượng dầu tại hầu hết các nơi trên thế giới được dự báo sẽ giảm.

Từ khía cạnh địa chính trị, tất cả những điều trên dường như đang tạo một lợi thế thực sự cho Mỹ, trong khi Trung Quốc đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những sự kiện xảy ra ở bên trong hoặc dọc các tuyến đường biển và các vùng đất xa xôi. Điều đó có nghĩa là Mỹ có khả năng dự tính việc dần nới lỏng những mối quan hệ quân sự và chính trị với các nước dầu mỏ Trung Đông, từng chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ trong một thời gian quá dài và đã dẫn đến các cuộc chiến tranh tàn phá và tốn kém. Quả thực, như Tổng thống Obama đã nói, Mỹ hiện bắt đầu tập trung trở lại các khả năng quân sự của họ tại nơi khác. Ông Obama nói: “Sau một thập kỷ với 2 cuộc chiến tranh quá tốn kém, Mỹ hiện chuyển sự chú ý sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Đối với Trung Quốc, tất cả những điều này nói đến sự suy yếu chiến lược tiềm tàng. Mặc dù phần nào dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường bộ, thông qua những đường ống dẫn dầu từ Kazakhstan và Nga, đa số lượng dầu nhập khẩu của họ được vận chuyển bằng tàu chở dầu từ Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh qua các tuyến đường biển do Hải quân Mỹ khống chế. Quả thực, hầu như mọi tàu chở dầu sang Trung Quốc đều phải đi qua Biển Đông, vùng biển mà Chính quyền Obama hiện đang tìm cách đặt dưới một sự kiểm soát hải quân hiệu quả.

Bằng việc giành được sự chi phối hải quân tại Biển Đông và các vùng biển xung quanh, Chính quyền Obama rõ ràng muốn giành được ưu thế năng lượng của thế kỷ XXI, tương đương sự hăm dọa hạt nhân trong thế kỷ XX. Chính sách này ngụ ý rằng, Bắc Kinh đừng đẩy Mỹ quá xa, nếu không Mỹ sẽ phong tỏa các nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của Bắc Kinh. Tất nhiên là điều này sẽ không bao giờ được nói công khai, nhưng người ta nhận thức được rằng các quan chức cao cấp Mỹ đang suy nghĩ theo hướng đó và có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang cực kỳ quan ngại về nguy cơ này, ví dụ như Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng các đường ống tốn kém qua toàn bộ châu Á, tới khu vực lòng chảo biển Caspi.

Khi bản chất ngầm này của kế hoạch chiến lược mới của ông Obama ngày càng trở nên rõ ràng hơn, chắc chắn Ban Lãnh đạo Trung Quốc sẽ có những biện pháp để đảm bảo sự an toàn của các phao cứu sinh năng lượng của mình. Chắc chắn trong số những động thái này sẽ có những động thái kinh tế và ngoại giao, ví dụ như bao gồm cả những nỗ lực nhằm ve vãn các nước khu vực, cũng như các nước cung cấp dầu mỏ lớn như Angola, Nigieria và Arập Xêút. Nhưng các động thái khác sẽ mang bản chất quân sự. Việc tăng cường sức mạnh cho hải quân Trung Quốc, hiện vẫn nhỏ và lạc hậu so với các hạm đội của Mỹ và các đồng minh chính, dường như không tránh khỏi. Tương tự như vậy, các mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Nga, cũng như các thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải, là chắc chắn.

Thêm vào đó, Mỹ hiện đang châm ngòi cho sự khởi đầu một cuộc chạy đua vũ trang kiểu Chiến tranh lạnh tại châu Á, mà về lâu dài, không nước nào đủ sức theo đuổi. Tất cả những điều này dường như đang dẫn đến quan hệ căng thẳng hơn và sự nguy hiểm từ các vụ việc tương lai có liên quan đến các tàu của Mỹ, Trung Quốc và các đồng minh của họ. Những rủi ro và phí tổn tiềm tàng của một chính sách quân sự trên hết như vậy nhằm vào Bắc Kinh chắc chắn sẽ không hạn chế tại châu Á.

Nhằm thúc đẩy khả năng tăng sản lượng năng lượng tại Mỹ, Chính quyền Obama hiện đã phê chuẩn các kỹ thuật khai thác khoan ở Bắc cực, khoan ở khu vực nước sâu, chắc chắn sẽ dẫn đến các thảm họa môi trường ở trong nước. Sự ngày càng phụ thuộc vào dầu cát của Canada sẽ dẫn đến mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng lên. Tất cả những điều này đang đảm bảo rằng chúng ta sẽ sống trong một thế giới nguy hiểm hơn.

Mong muốn chuyển sự chú ý từ các cuộc chiến tranh tại Trung Đông để đối phó với những vấn đề lớn đang âm ỉ tại châu Á là có thể hiểu được, nhưng việc lựa chọn một chiến lược, nhấn mạnh đến như vậy vào sự chi phối và khiêu khích quân sự chắc chắn sẽ dẫn đến một phản ứng t

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Toán học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư