Ý niệm “eidos” mang ý nghĩa và tầm mức như thế nào trong cấu trúc tư tưởng của Platon?
Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tây sau này là Platon. ông là người đầu tiên đưa ra hệ thống triết học đồ sộ và rõ ràng hơn so với các triết gia thời trước. ông được mệnh danh là triết gia của những “ý niêm”, và có thể nhận ra trong hệ thống triết học của Platon với các triết gia sau này. Với bài viết này, người viết xin trình bày về cấu trúc tư tưởng của Platon và nêu ra tầm quan trọng của “ý niệm” trong cấu trúc ấy cùng với vài nét suy nghĩ của tôi về “ý niệm” của Platon. Hy vọng những kiến thức mà tôi học được, tôi sẽ làm sáng tỏ dược những điều nói trên.
Vị trí đặc biệt quan trọng trong triết học của Platon là học thuyết về ý niệm. Đây được xem là nền tảng của thế giới quan của ông. Quan niệm của Platon về ý niệm tồn tại, về vật chất không tồn tại, về sự vật cảm tính, về những con số… Các ý niệm theo cách hiểu của Platon đó là các khái niệm, tri thức đã được khách quan hóa. Chúng bị rút ra khỏi ý thức của con người, hòa trộn vào thế giới tư tưởng được coi là tổng thể các ý niệm tương tự. Các ý niệm được coi là tồn tại nói chung, bất biến và vĩnh viễn.
Ảnh hưởng lớn nhất của Platon từ các học thuyết như: Parmenide với suy tư về hửu thể và ông coi Parmenide như thể một người cha, với Socrate những tư tưởng cũng như cuộc sống của ông, Socrate cũng chính là thầy của Platon. Với việc tìn hiểu về Parmenide và Socrate, ta có thể tìm hiểu thêm về đường hướng triết học của Platon.
Tư tưởng của Platon để hiểu được là rất khó, bởi cách trình bày của ông bằng những hình thức đối thoại với các nhân vật có thật hoặc do tưởng tượng ra để nói lên tư tưởng triết học của mình. Thật khó hiểu hơn nữa khi tư tưởng của ông không nằm trong đối thoại.
Qua việc tìm hiểu phương thức trình bày tư tưởng của ông, chúng ta có thể thấy vì sao ông lại sử dụng phúng dụ về cái hang để nói lên tư tưởng của mình. Với huyền thoại hang động, ta thấy hai mô hình không gian và thời gian. Thiết tưởng Platon đưa tư tưởng này lên rất cao, qua thế giới khả niệm đó là hình dung đi theo không gian và nó có một vị thế siêu việt hay là tiên nghiệm của Platon.
Từ một ý tưởng cao như vậy, và sau nay Aristote sẽ nhấn mạnh nhiều hơn, đó là cái nói lên cái bản chất hay một yếu tính nào đó, mà Aristote sẽ gọi thành cái form. Nhưng cái form nay thì chưa tương ứng nổi với cái Eidea của Platon. Cũng là ý tưởng nhưng mà sẽ tụt xuống một nức nữa, đó là cái chung. VD: loài hoa là chung nhưng nó nằm trong loài này loài kia, gọi chung là loài hoa, nhưng gọi nó giống và loài. Cho nên chúng ta có ý tưởng ở đây là phổ quát: ghế, bàn, người, nhưng ý tưởng này rất thấp.
“Ý niệm” của Platon được phân chia thành hai thực tại khả giác và khả niệm, là thế giới của các ý tưởng và thế giới của các thực tại khả giác. Tại sao lại phải phân chia như vậy? bởi vì chúng ta không trả lời được các tư tưởng nó nằm ở đâu? Có tư tưởng không ? và cái “cao” đó từ từ nó trở thành trìu tượng hay sau này nó chẳng có trìu tượng cũng chẳng có giá trị thực tại nào cả. Nhưng Platon cho thấy nó không những không có ý nghĩa cho thực tại mà thực tại có giá trị là nhờ tham dự vào “ý niệm”.
Thường chúng ta nói thế giới khả giác và khả niệm, đó là con đường của khôn ngoan, con đường nên theo chính lộ; thuộc đạo đực, nghệ thuật…..cuộc sống là cái phải có và nên có. Đó không phải là ở đâu cả mà là cách hình dung không gian nhưng không phải không gian như chúng ta hình dung. Ít nhất dưới và trên, vậy làm sao biết được ở dưới và trên, những điều Platon diễn tả ở đây nó rất cao trên bình diện tinh thần và đạo đức.
Để lên tới điểm cao đó thì phải trải qua nhiều cái cấp độ, nhiều ý nghĩa như nấc thang vậy.
Đừng quan niệm thế giới này thành hai ở trên và ở dưới. Nhưng hãy nhận ra trong cuộc sống là một cái đà vươn của tư tưởng và đời sống tinh thần mà chúng ta sống nhận ra được, thực ra nó nằm trong ở sự khôn ngoan của triết học đông phương cũng như tây phương.
Platon quan niệm giáo dục là để nâng cao con người chứ không phải là để đáp ứng những điều chúng ta chưa biết. Vấn đề giáo dục không phải là to mò trí tuệ, học siêu hình học nhắc cho chúng ta cần được thay đổi và nâng cao. Thiết tưởng, chính vì thế mà Platon thành lập trường Academi.
Vấn đề của Platon không phải giải thích thế giới vật lý mà mở ra thế giới tinh thần, nhưng được hiểu theo mô hình không gian đó là thế giới đáng để sống. Tất cả cái tương đối của nó phải là phản chiếu một cái tuyệt đối. Cho nên “ý niệm” không phải là cho chúng ta một cái gì cao hơn. Nhưng nó làm thay đổi phẩm chất cuộc đời chúng ta, đó là trật tự của “ý niệm”.
khi nói về hồi ức là nói về “ý niệm” nhưng theo mô hình của không gian và thời gian, theo không gian thì chúng ta nói lên trên và dưới, con theo thời gian thì trước và sau. Cho nên hồi ức nói theo nghĩa ngôn ngữ huyền thoại của ông là cách dùng để trả lời các vấn đề về cái gọi là “ý niệm”.
Platon hiểu về “ý niệm” như bản thể hay bản chất của sự vật, tức là cái làm cho nó là nó chứ không phải cái gì khác. Dựa vào “ý niệm” mà ta có thể xác định cái này tròn hay vuông…
Phân biệt giữa giả thiết khoa học và cái đòi hỏi gần như cái điều kiện tuyệt đối, trên bình diện tinh thần các “ý niệm”, thì có một cái gì đó tương tự như các “ý niệm” ở trong toán học. Toán học giúp ta hiểu cái vị thế (tạm gọi) siêu việt của các “ý niệm”. Cái siêu việt vượt ra khỏi hoàn toàn cái kinh nghiệm thông thường, khinh nghiệm của chúng ta hay nói các khác trong ý tưởng không hề có chuyện đó. Cái cụ thể như cái cầu nối không gian giữa thế giới khả giác và thế giới khả niệm đây là toán học, những cái khó hiểu nên không nhận ra. Không có đường tròn cũng không có đường thẳng, ngay cả ánh sáng cung không thẳng, trong thực tế không có đường thẳng. nhưng nó bị đảo chiều, chúng ta nghỉ đường đó là thẳng, là tròn theo toán học cụ thể nhưng không hề cụ thể.
Toán học chỉ là thế giới tinh thần nó bay ở trên, còn thực ra không có cái gì gọi là tròn cả, cho nên toán sau này người ta phải tính những cái gọc mà thực ra chỉ là những cái mà không phải như chúng ta học trong đó chỉ là hình và lý tưởng, nhưng nó có ý nghĩa, vì nhờ cái lý tưởng đó mà mới đưa ra nhận định cái tương đối là tròn, cái này tròn, cái này không được tròn, cái này méo rõ ràng. Nhưng đó lại là một quy chiếu căn bản, nếu không có cái quy chiếu mang tính tuyệt đối như vậy thì chúng ta không nói được cái gì, nếu chúng ta chủ quan. Chúng sống trong một thế giới trật tự là nhờ những tiêu chuẩn có thể nói là tuyệt đối tròn, không phải là tròn. So với lý tưởng đường tròn đó chúng ta nói; tương đối tròn, khá là tròn, tròn. Chính nhờ cái lý tưởng đó mà chúng ta mới có thể nhận định lại, cái thế giới hay tổ chức lại thế giới sống của chúng ta nhờ vào những lý tưởng sống.
Ta có thể thấy “ý niệm” mang tầm mức đặc biệt quan trọng đối với Platon. Nó xuất hiện và xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng của ông và chính đây ông cũng xây dựng nên toàn bộ hệ thống triết học của mình về con người, Thượng Đế và vũ trụ. Không những thế tư tưởng của Platon còn ảnh hưởng đến tận ngày nay và đặc biệt đối với giáo hội, và ảnh hưởng trên thánh Augustino và nhiều vị khác.
Chúng ta phải cảm ơn Platon vì những tư tưởng mà ông đã để lại đã giúp ích rất nhiều cho hậu thế. Ông xứng đáng là bậc thầy của các triết gia. Với phần trình bày của mình, hy vọng tôi đã làm rõ được vấn đề ý nghĩa cũng như tầm mức “y niệm” của Platon.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Một trong những khám phá quan trọng về phương pháp luận trong triết học phương Tây thế kỷ XX là phương pháp hiện tượng và triết học hiện tượng (phenoménologie, phenomenology, phaenomenologie), được xây dựng trên cơ sở của nó, do E. Husserl (1859-1938) sáng lập.
Từ góc độ quan hệ giữa khoa học và triết học, hiện tượng học đem đối lập mình với các khoa học chuyên biệt, nhưng đồng thời xem mình như một khoa học với mục đích cuối cùng là xây dựng triết học như khoa học nghiêm túc. Từ góc độ chức năng xã hội và văn hóa, hiện tượng học hy vọng khám phá ra hướng hoạt động trí tuệ mới, cho phép thâm nhập sâu hơn vào thế giới tinh thần của con người hiện đại, nắm bắt và mô tả cơ cấu của ý thức cá nhân ở tất cả những hình thức hoạt động thực tiễn đa dạng, và khách quan hóa nó trong đời sống xã hội.
Thành tựu đầu tiên và cơ bản của triết học hiện tượng là phương pháp hiện tượng. Nhà hiện tượng học Mỹ M. Farber nhận định: “đối với Husserl điều dễ thấy nhất là sự tự hào không dấu diếm về tính độc đáo của phương pháp do ông xây dựng”[1]. E. Husserl xây dựng phương pháp này không ngay lập tức, mà từ từ với những thay đổi, bổ sung, điều chỉnh thường xuyên. Sự chuyển hướng của phương pháp gắn liền với việc xây dựng những quan điểm triết học cơ bản, nơi đó Husserl trình bày cách hiểu độc đáo về đối tượng triết học và xem xét lại tính chất của nhận thức khoa học.
Vào đầu thế kỷ XX trong triết học phương Tây rộ lên xu hướng hoài nghi và phủ nhận khả năng có một nhận thức chân thực tuyệt đối (chân lý tuyệt đối) và khách quan. Chính trong lúc này, Husserl đứng về phía khoa học: “trong toàn bộ đời sống hiện đại không có tư tưởng nào mạnh hơn, vững chắc hơn, bách chiến bách thắng hơn tư tưởng khoa học. Không ai chặn đứng nổi cuộc hành trình bất khả chiến bại của nó”[2]. Ông tự đặt cho mình nhiệm vụ tìm ra con đường mới cho sự phát triển triết học, tạo cho nó một diện mạo khoa học nghiêm túc.
Husserl là người bảo vệ quan niệm về sự tồn tại của tri thức chân lý tuyệt đối, mà toán học và lô-gíc học là những ví dụ điển hình. Vấn đề chỉ ở chỗ loại tri thức này được xác lập như thế nào. Từ vấn đề đó suy ra vấn đề rộng hơn: “con người đạt được chân lý như thế nào. Thế giới vô hạn, tồn tại của con người thì hữu hạn, chịu lệ thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau. Làm sao mà tri thức tuyệt đối có thể xuất hiện trong ý thức hữu hạn, chủ quan của con người? Đó là vấn đề về quan hệ giữa tính chủ quan của nhận thức và tính khách quan của nội dung nhận thức”[3].
Trước tiên Husserl cố gắng giải quyết vấn đề do ông đặt ra trong phạm vi lô-gíc học. Ở tập I tác phẩm “Nghiên cứu lô-gíc” (1970) ông phê bình gay gắt cách hiểu về lô-gíc học như một nhánh của tâm lý học – một cách hiểu khá phổ biến từ thời J. St. Mill (1806-1875). Những lý giải tâm lý học về lô-gíc học tất yếu dẫn đến chủ nghĩa tương đối (relativism); các quy luật lô-gíc mất đi ý nghĩa tuyệt đối của mình và lệ thuộc vào cơ thể tâm sinh lý của con người. Ngoài ra tâm lý học là khoa học về các sự kiện của đời sống tâm lý, nghĩa là khoa học thực nghiệm xét theo bản chất của nó. Các kết quả của khoa học thực nghiệm, theo ý kiến khá phổ biến thời bây giờ, trong đó ý kiến của Husserl, rất khó đạt tới tính xác thực tuyệt đối. Phê bình chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa hoài nghi, khẳng định sự tồn tại của chân lý tuyệt đối, Husserl nói đến sự cần thiết phân biệt hành vi nhận thức như quá trình tâm lý diễn ra trong ý thức con người với nội dung, hay ý tưởng, của hành vi này. Tính chân thực của các quy luật lô-gíc, theo ông, không lệ thuộc vào các quá trình tâm lý diễn ra trong ý thức. Nội dung của phán đoán chân thực không lệ thuộc vào cái người ta nói hay nghĩ về nó. Chẳng hạn tôi khẳng định 2 x 2 = 4, nhưng nếu khẳng định 2 x 2 = 5, hay 2 x 2 = 3 là do tôi không thuộc bản cửu chương, không biết cách tính, chứ không phải vì tâm thần bất ổn. Ngay cả nếu chẳng có ai làm phép tính này, thì 2 x 2 = 4, chứ không thể cho ra kết quả khác. “Cái gì chân thực tự nó đã là chân thực; chân lý trước sau như một, dù nó được diễn đạt bởi ai chăng nữa – người hay quái vật, thiên thần hay thần linh”[4]. Khi nhấn mạnh rằng các quy luật và các hình thức tư duy lô-gíc không lệ thuộc vào những đặc tính tâm lý của cá nhân, Husserl đã bảo vệ chân lý khoa học. Nhưng sự phân tích tiếp theo của ông khiến ta không khỏi phân vân. Cũng như các nhà triết học trường phái Kant mới, ông xem các quy luật lô-gíc và các quy luật lý tưởng và tiên nghiệm, nghĩa là không có bất kỳ quan hệ nào với thế giới hiện thực. Tiếp đó ông tuyên bố rằng không một tri thức chân thực nào có thể liên quan đến các sự kiện của thế giới, rằng triết học, nếu nó muốn xứng đáng là khoa học nghiêm túc, cần phải từ bỏ tham vọng đưa ra những kết luận căn cứ trên các dữ liệu của khoa học thực nghiệm. “Ước muốn chứng minh hay bác bỏ tư tưởng trên cơ sở sự kiện – đó là điều nhảm nhí”[5].
Phê bình chủ nghĩa duy tâm lý (psychologisme, psychologism) trong lô-gíc học Husserl đặt ra nhiệm vụ lý giải vì sao tri thức lô-gíc có tính chân thực tuyệt đối. Đối với triết học điều cần nhất, theo ông, là phấn đấu trở thành khoa học nghiêm túc, nghĩa là một khoa học “thuần túy”. Có hai quan điểm sau đây cản trở cải cách trong triết học: thứ nhất, chủ nghĩa tự nhiên (naturalism), bắt đầu từ thế kỷ XVII, chủ trương sử dụng các dữ liệu của khoa học tự nhiên để chứng minh quan điểm triết học. “Chủ nghĩa tự nhiên” đưa đến việc lý giải ý thức, bản chất và sự hoạt động của ý thức bằng nguyên nhân tự nhiên (sinh học), hay nguyên nhân bên ngoài. Thứ hai, “chủ nghĩa duy sử” (historicism) chủ trương nhìn nhận mỗi hiện tượng tinh thần như kết quả của sự phát triển lịch sử, sản phẩm của hoàn cảnh xã hội-văn hóa cụ thể. Với cách tiếp cận duy sử triết học biến thành thế giới quan, luôn bám sát các khoa học thực hành và những mối quan tâm của thời đại, rốt cuộc đánh mất diện mạo khoa học của mình, bởi lẽ “khoa học là sự biểu đạt những giá trị tuyệt đối, vượt thời gian”.
Giảm trừ hiện tượng học. Ý hướng tính
Phê bình hai quan điểm triết học tiêu biểu trên, Husserl mong muốn xây dựng triết học như một lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt – “thế giới tiên nghiệm của ý thức thuần túy”, thế giới các hiện tượng (phenomène). “Hiện tượng” ở Husserl là một khái niệm phổ quát, bao gồm tất cả các hiện tượng của ý thức. Tuy nhiên, khác với cách hiểu thông thường về hiện tượng như sự phát lộ cái gì đó đằng sau sự vật, Phénomène là một “hiện hữu nơi mình”, làm chủ mình, và sau nó không có gì cả. Hiện tượng học là học thuyết về các hiện tượng theo nghĩa rộng của từ này. Còn nhớ Hegel đã từng xem hiện tượng học là “khoa học về kinh nghiệm của ý thức”.
Thông thường ý thức hướng ra thế giới bên ngoài. Trong đời sống và trong hoạt động khoa học chúng ta xuất phát từ một lòng tin thâm căn cố đế vào sự tồn tại khách quan, không lệ thuộc và ý thức của thế giới xung quanh. Đã đến lúc cần từ bỏ cách đặt vấn đề “có tính chất tự nhiên” này, quay sự chú ý của chúng ta vào thế giới bên trong, vào chính ý thức. Thế giới bên ngoài, thế giới được xem như đối tượng không phải là mối quan tâm cơ bản. Đối tượng của triết học là ý thức – một “siêu việt tính lý tưởng”. Chỉ trong môi trường của tồn tại lý tưởng ấy chân lý mới phát lộ ra cho ta bằng con đường trực giác bản chất. Nội dung của ý thức “thuần túy” cũng là đối tượng của sự nghiên cứu hiện tượng học.
Tính thay đổi của trạng thái ý thức đòi hỏi phải xác lập phương pháp luận đặc thù, nhiều cấp độ, tạo nên phần không tách rời của phương pháp luận hiện tượng – sự giảm trừ, hay giản lược (réduction). Thực hiện giảm trừ hiện tượng học nghĩa là gạt sang bên, hay “bỏ vào trong ngoặt”, toàn bộ thế giới xung quanh, cũng như tất cả các học thuyết, các quan điểm về đối tượng. Sau tất cả những thao tác ấy chúng ta sẽ “hướng đến chính sự vật”. Nhận thức của chúng ta sẽ đạt được, với tính cách là đối tượng, phần lắng đọng nhất, “phần kết hiện tượng” nào đó, lĩnh vực ý thức, không còn lệ thuộc vào thế giới bên ngoài, nhưng vẫn lưu giữa toàn bộ sự phong phú của nội dung. Tuy nhiên theo Husserl, chúng ta chỉ đạt được ý niệm, chứa đầy nội dung kinh nghiệm có tính chất ngẫu nhiên. Cần phải thực hiện sự giảm trừ tiên nghiệm đối với nó, cho phép giải thoát khỏi tất cả những đặc trưng kinh nghiệm của cái Tôi cá nhân và chuyển sang ý thức thuần túy, sang “ego tiên thiên”. Như vậy hiện tượng học của Husserl ngay từ đầu đã thực hiện một cuộc chuyển dịch táo bạo đối tượng nhận thức từ vấn đề thực tại của hiện tượng (cái gì hiện ra) sang vấn đề phương thức của hiện tượng trong thế giới phô bày ra cho ý thức (hiện ra như thế nào). Hiện tượng học đặt ra nhiệm vụ mô tả thế giới ở chừng mực mà nó hiện ra như dữ liệu của ý thức, “gợi mở cho ý thức”. Khoa học cố gắng giải thoát khỏi tính chủ quan, còn hiện tượng học thì mong muốn tìm ra sự tương liên trong ý thức. Bên cạnh đó cần thiết phải tranh luận với Husserl về một điểm quan trọng, liên quan đến vấn đề quan hệ giữa con người – chủ thể nhận thức – và thế giới - đối tượng nhận thức. Husserl không phủ nhận sự tồn tại của thế giới bên ngoài. Ông “chỉ” khẳng định rằng thế giới đó không phải là đối tượng của triết học. Cũng xin nói thêm, cái mà Husserl gọi là lĩnh vực của ý thức thuần túy, trong thực tế lại là tổng thể các tri thức do con người tích lũy và phản ánh thế giới khách quan. Sự phong phú và vô hạn của môi trường” nghiên cứu hiện tượng học” - đó là sự phản ánh thế giới vật chất và các lĩnh vực hoạt động thực hiện vô cùng phong phú, đa dạng của con người. Husserl nhầm lẫn giữa các yếu tố của cơ cấu lô-gíc khoa học, những nguyên lý và khái niệm chung của nó như kết quả hoạt động trừu tượng hóa của tư duy, với những bản chất tinh thần vĩnh cửu, làm cơ sở khoa học. Học thuyết về bản chất của ông ở một mức độ nào đó rất giống với học thuyết của Platon về ý niệm (eidos). Sự khác nhau giữa hiện tượng học và chủ nghĩa Platon là ở chỗ theo Platon các ý niệm tạo nên thế giới tinh thần tồn tại đích thực, còn theo Husserl bản chất dường như tách khỏi bản thể (tồn tại). Bản chất của tồn tại chỉ là ý nghĩa tinh thần của những trạng thái nhận thức mà thôi. Husserl không quan tâm đến vấn đề liệu có một tồn tại hiện thực nào đó phù hợp với bản chất tinh thần hay không. Cách hiểu như trên đẩy Husserl đến chỗ phủ nhận bản chất với tính cách là kết quả của quá trình trừu tượng hóa của tư duy. Theo ông tri thức về bản chất đạt được không trong” quy trình lôgíc” nào đó, mà bằng con đường “trực quan trực tiếp bản chất”. Đối tượng của hiện tượng học là “cái gì đem đến trực tiếp”, nghĩa là dòng chảy của những trạng thái tâm lý. Hiện tượng học Husserl thực chất là hình thức trực quan tâm lý, sự phân tích tâm lý nội quan, sự tìm hiểu tính tâm lý “thuần túy tự thân”.
Husserl không quan tâm nhiều đến nội dung thực tế các phénomène hay bản chất, mà đến cơ cấu thuần túy của ý thức, cái cho phép tái lập trong nó nội dung khách thể nào đó. Đây là nét độc đáo của hiện tượng học được phân tích trong phạm vi vấn đề ý hướng tính, đúng hơn, tính khuynh hướng của ý thức. Khái niệm ý hướng tính có nguồn gốc sâu xa từ triết học kinh viện, về sau được nhà triết học người Áo F.Brentano (1838-1917) khai triển và phân tích sâu thêm. Ý thức, theo Husserl, luôn luôn hướng tới đối tượng. Tuy nhiên, đối tượng của ý thức không tồn tại bên ngoài ý thức, mà ở bên trong ý thức như đối tượng được ý thức, và chỉ do chỗ nó “được thiết định”, hay “được hợp thức hóa” bởi chính ý thức. Husserl gọi đối tượng lý tưởng này của tư tưởng là bản chất. Bản chất không phải là một cái gì cố hữu ở tồn tại, mà là ý nghĩa lý tưởng của những trạng thái nhận thức, vì vậy không một diễn đạt nào về bản chất có mối quan hệ với các sự vật và sự kiện thực tế. Khác với Platon, Husserl không quan tâm đến một hiện thực nào đó phù hợp với bản chất nào đó phù hợp với bản chất lý tưởng hay không. Đối tượng lý tưởng của ý thức có thể là con ngựa nửa người nửa ngựa (kentauros), thiên thần hay gì gì nữa. Bất kỳ sự hư cấu nào cũng gia nhập vào “vùng nghiên cứu hiện tượng học” một cách bình đẳng với các chân lý của lô-gíc học và toán học.
Thái độ dễ dãi ấy của Husserl khi đề cập đến nội dung “lĩnh vực nghiên cứu hiện tượng”, sẵn sàng hòa lẫn và san phẳng tinh thần và vật chất, đánh tráo hiện thực với những phénomène của ý thức, cho thấy sự kết hợp chủ nghĩa duy lô-gíc (logicism) của phái Kant mới và khuynh hướng phi lý tính (irrtionalism) ở ông. Giảm trừ hiện tượng học lưu ý đến sự chuyển hướng quan tâm về đối tượng, sự chuyển hướng ta vẫn thấy ở H.Bergson. Chẳng phải ngẫu nghiên mà Husserl viết: “Nguồn gốc của tất cả các nan giải là ở định hướng trái tự nhiên của ý thức, tư duy, do sự phân tích hiện tượng học đòi hỏi”[6](143, 9).
Theo cách hiểu ban đầu của Husserl, phương pháp hiện tượng học cần vạch ra ý nghĩa mới cho nghiên cứu triết học và khoa học, đặt biệt là ý nghĩa các trạng thái nhận thức, kết tinh trong các khái niệm, các nguyên lý và các quy luật. Chẳng hạn, hàng ngàn suốt năm qua con người quan sát sự rơi của các sự vật, mô tả hoặc sử dụng chúng nhưng hoàn toàn không hiểu thực chất rơi ấy. Chỉ Newton mới khám phá ý nghĩa sự rơi bằng việc xây dựng định luật vạn vật hấp dẫn. Nhiều phát minh của khoa học là kết quả của sự xâm nhập trực giác vào bản chất sự vật (Newton, Galilei, Archimed là những trường hợp điển hình). Triết học sẽ trở thành khoa học nghiêm túc, nếu nó là hiện tượng học, xem cơ cấu của ý thức thuần túy, trước hết là ý thức của chủ thể, như đối tượng nghiên cứu của mình. Theo nghĩa đó, trong các tác phẩm thời kỳ đầu, Husserl hiểu hiện tượng như học thuyết khoa học, tức học thuyết về cơ cấu các tiền đề và nguyên lý của bất kỳ khoa học nào. Sau này ông vẫn kiên trì quan điểm đó, nhưng càng về cuối đời, ông càng bị thu hút vào những vấn đề lịch sử-văn hóa hơn.
Ý hướng tính, theo Husserl, không chỉ có ý nghĩa là ý thức hướng đến đối tượng, mà còn có ý nghĩa là sự giả định hoặc thiết lập nên đối tượng. Vấn đề ở chỗ không một hình ảnh nào hay ý tưởng nào của đối tượng tự thân xuất hiện trong ý thức. Ngay cả tri giác cảm tính đơn giản nhất về sự vật hay thuộc tính nào đó của sự vật cũng đòi hỏi những quy chuẩn phức tạp của ý thức. Để có được sự tái lập, hay phản ánh sự vật, đòi hỏi sự hoạt động phức tạp hơn của ý thức.
Husserl quan tâm đến chính quá trình đó: nó diễn ra ở ý thức như thế nào, những cơ cấu, khả năng và chức năng nào của ý thức đảm bảo cho nó. Trong tác phẩm “Những tư tưởng về hiện tượng học thuần túy” (1913) ông xem ý hướng tính như khái niệm chủ đạo của hệ thống, bởi lẽ thông qua ý hướng tính mà bản chất hiện tượng học được thể hiện, đồng thời các đối tượng được thiết lập. Hành vi có ý hướng bao gồm không những sự hướng đến đối tượng, mà cả đối tượng được ban phát cho chúng ta. Chúng ta có thể tri giác, hình dung tưởng tượng, ham muốn đối tượng này hay đối tượng khác. Chúng ta có thể hình dung chúng rõ ràng hay mơ hồ, hoàn toàn hay không hoàn toàn, chính xác hay không chính xác v.v… Tất cả những phương thuốc ban phát này, và cùng với chúng là những bản thiết kế về đối tượng, những cơ cấu của ý thức mà tại đó đối tượng được đem đến, có thể trở thành nội dung nghiên cứu hiện tượng học đặc trưng.
Trong bất kỳ hành vi có ý hướng nào Husserl cũng phân biệt hai yếu tố chính: hình thái ý thức (noese) và hình thái của cái mà ta ý thức (noeme). Có thể nói noeme trả lời cho câu hỏi “cái gì”, còn noese trả lời cho câu hỏi, “như thế nào” trong hành vi có ý hướng, còn noeme là thế giới của kinh nghiệm sống. Sự tương đồng noese và noeme là thực tại duy nhất mà ta có thể biết.
Vấn đề chủ quan tính của con người trong giai đoạn sang tác thứ hai
Giai đoạn sáng tác thứ hai của Husserl được đánh dấu bằng hai công trình – “Những suy niệm của Descartes”và “Các bài phát biểu tại Paris”. Husserl dành nhiều công sức và tâm huyết để tìm hiểu vấn đề chủ quan tính của con người, tiêu biểu là khái niệm “ego tiên thiên”, như nguồn gốc hoạt động có ý hướng của ý thức (ý thức ý hướng) và khái niệm “liên chủ thể”, chỉ ra những tương quan giữa cái tôi và cái khác, ảnh hưởng của chúng đến thế giới cuộc sống .
Vấn đề chủ quan tính tương liên, trước hết là xác định vấn đề tồn tại của cái Tôi và cái Khác và những mối quan hệ giữa chúng với nhau, buộc Husserl chú ý đến cuộc sống xã hội trong tính chế định lịch sử-văn hóa của nó. Sự chuyển hướng này được thực hiên bởi, một mặt, sự phát triển lôgic tư tưởng của ông, mặt khác, những bức xúc riêng tư trước những biến cố lịch sử-xã hội và chính trị phức tạp thời bấy giờ: chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Đức (1933), những biểu hiện của khủng hoảng kinh tế xã hội tại châu Âu nói chung. Trong tác phẩm cuối cùng, chưa kịp hoàn thành –“Sự khủng hoảng của khoa học châu Âu và hiện tượng tiên nghiệm” - Husserl đưa ra khái niệm “thế giới cuộc sống”, nhằm lý giải cội nguồn khủng hoảng và bản chất của khoa học. Theo Husserl, cơ sở đích thực của khoa học là “thế giới cuộc sống”, thế giới của những mối quan tâm hàng đầu, của những ước muốn và những tất yếu, của đời sống hằng ngày và của lương tri. Cái thế giới luôn luôn hiện diện, luôn được đem đến trước tiên, cái thế giới “trước phản tỉnh” ấy, cái thế giới mà ta lệ thuộc vào ấy là mảnh đất phát sinh, là cơ sở vững chắc của khoa học. Còn thế giới của những khách thể tinh thần, lý tưởng do khoa học xác lập chỉ là kết quả của sự trừu tượng hóa và lý tưởng hóa của sự vật khả nghiệm, các hiện tượng và các mối quan hệ của “thế giới cuộc cuộc sống” ban đầu. Husserl viết: “... Từ tính hiển nhiên tự thân khách quan lôgic …. con đường dẫn ngược trở lại, đến tính hiển nhiên tự thân ban đầu, luôn được định trước bởi thế giới cuộc sống”[7]. Một số nhà hiện tượng học xem việc hướng đến “thế giới cuộc sống” như sự phục hồi về nguyên tắc “kết cấu tự nhiên” của ý thức với sự thừa nhận vô đều kiện tính độc lập của tồn tại khách quan, của thế giới, giới tự nhiên nói chung. Quả thật, ý kiến dưới đây đã thể hiện chiều hướng đó: “Trong bất kỳ thời điểm nào chúng ta cũng có thể phục hồi kết cấu tự , và tận nơi sâu thẳm ấy suy ngẫm về kết cấu bền vững của thế giới cuộc sống… Thiếu mọi quan tâm có tính tiên thiên, tức thiếu kết cấu tự nhiên bên trong, thế giới cuộc sống hẳn sẽ trở thành đối tượng của bất kỳ khoa học nào, của bản thể luận về thế giới như thế giới kinh nghiệm thuần túy"[8]. Quan niệm như vậy về thế giới cuộc sống rất cần để Husserl đưa ra cách tiếp cận mới về khoa học và tính khách quan khoa học: thế giới cuộc sống là cơ sở lịch sử-xã hội của toàn bộ hoạt động của con người xã hội. “Kinh nghiệm trực tiếp mà ở đó thế giới cuộc sống được đem đến, là cơ sở cuối cùng của toàn bộ tri thức khách quan"[9].
Tuy nhiên phương pháp hiện tượng học đòi hỏi áp dụng epoche (trung chỉ, treo lửng) trong việc xét đoán quan hệ của cá nhân với thế giới cuộc sống: tạm thời "đưa vào trong ngoặc" những vấn đề hoài nghi, gián tiếp, để tập trung vào những vấn đề trực tiếp, cụ thể, thiết thực hơn. Do vậy Husserl viết: "Làm sao mà tính có trước của thế giới cuộc sống có thể trở thành đối tượng phổ quát của nghiên cứu? Rõ ràng chỉ thông qua sự thay đổi toàn diện kết cấu tự nhiên... epoche phổ quát toàn diện duy nhất"[10]. Kết quả là thế giới cuộc sống thể hiện ra như sản phẩm của sự hoạt động ý thức, như cái tương liên của nó. Epoche, theo Husserl, giải thoát con người "khỏi những xiềng xích bên trong mạnh nhất, phổ quát nhất, bí hiểm nhất đang trói buộc nó, tức khỏi tính có trước của thế giới (thế giới cuộc sống trước khi khoa học và triết học ra đời). Sự giải thoát này khai thông mối tương liên đầy đủ tự thân tuyệt đối giữa thế giới và ý thức về thế giới"[11]. Đôi khi cái thế giới cuộc sống ấy của Husserl chỉ là sự ban tặng ý nghĩa cho nó. "Đối với chúng ta thế giới ấy chỉ có ý nghĩa ban tặng, cái ý nghĩa được đem đến cho nó bởi kinh nghiệm, cảm giác, đánh giá của chúng ta..."[12]. Ở cách hiểu đó sự thiết lập thế giới không mang ý nghĩa siêu hình, mà mang ý nghĩa phương pháp luận, không liên quan đến thế giới, mà liên quan đến chúng ta: thế giới, đối với chúng ta, như một kiến tạo có ý nghĩa.
Sự "treo lửng" phán đoán là điều kiện để Husserl lý giải sâu về ego tiên thiên. Trong "Những suy nghiệm của Descartes" ông xem ego tiên nhiên như nguốn gốc duy nhất, vô điều kiện của mọi kinh nghiệm, mọi tính khách quan, nói tóm, như tồn tại duy nhất tuyệt đối. "Thông qua phương pháp epoche, - ông viết, - mà toàn bộ cái khách quan được cải biến thành cái chủ quan"[13]. Ở một chỗ khác ông viết: "... Trong epoche chúng ta trở về với chủ quan tính và những cách thức mà chờ chúng chủ quan tính này hướng đến cuộc sống và tiếp tục tạo ra thế giới bằng phương pháp tự thân bên trong của mình"[14].
Vào thời kỳ sáng tác thứ hai, Husserl ý thức được sự mâu thuẫn trong quan điểm của mình, cùng với hiểm họa của chủ nghĩa duy ngã trong "Những suy niệm của Descartes". Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ, một mặt, thế giới cuộc sống là thế giới trước khoa học, trước phản tỉnh triết học, không lệ thuộc vào ý thức con người, mặt khác, theo lập luận khởi đầu, nhất là theo cách hiểu về epoche, thế giới cuộc sống chẳng qua là sản phẩm hoạt động có ý hướng của ego tiên nhiên. "Tôi là [bản thể] tự thân tự tại như cái Tôi tiên nhiên kiến tạo thế giới, đồng thời, như linh hồn, tôi là cái Tôi con người trong thế giới"[15].
Thông qua các khái niệm "thế giới cuộc sống" và "chủ quan tính phổ quát" Husserl trở về với chủ đề chính của mình - số phận lịch sử của nhân loại Châu Âu. Trong "Những suy niệm của Descartes" mặc dầu ông vẫn xem "thế giới cuộc sống" là kết quả hoạt động ý thức có định hướng, nhưng lưu ý rằng con người, chủ thể, không đóng khung trong giới hạn riêng tư, mà hướng tới cái Tôi cộng đồng, "kiến tạo nên một và chỉ một thế giới" - cộng đồng các đơn tử. Trong thế giới ấy các cái Tôi cùng hình thành với ý nghĩa sâu xa của con người, hay của nhưng con người tâm sinh lý như những khách thể của nó. Đó là tư tưởng biện chứng về quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và vũ trụ. Triển khai tinh thần đó, Husserl viết: "Trên thực tế tôi đang ở bên trong cái hiện tại giữa con người với con người và bên trong chân trời rộng mở của nhân loại. Tôi ý thức mình... trong dòng chảy thống nhất của sự phát triển lịch sử mà ở đó cái hiện tại này là hiện tại của nhân loại, còn thế giới, do nhân loại tạo ra, là hiện tại lịch sử kết nối với quá khứ và tương lai lịch sử... Cái hình thức ấy của sự hóa sinh và tính lịch sử là vĩnh cửu..."[16].
Cố gắng tìm kiếm những con đường khắc phục sự khủng hoảng đang tồn tại và đánh giá triển vọng lịch sử đang tiến gần, Husserl khẳng định: "Nhân loại là... khách quan hóa tự thân của chủ quan tính tiên thiên, cái thường xuyên vận hành trong ý nghĩa hoàn chỉnh và do vậy mà trở thành tuyệt đối"[17]. Cơ sở của lời khẳng định trên là những đặc trưng hoạt động tinh thần, những đặc trưng mà ông xem như những cái cố hữu ở sự phát triển khoa học của nhân loại châu Âu, tạo nên truyền thống văn hóa của nó. Nét đặc trưng thiên bẩm của khoa học châu Âu là niềm khao khát bất tận hướng tới chân lý. "Chung quy tri thức khách quan, đáng tin cậy tuyệt đối của chân lý là ý tưởng vô cùng vô tận"[18].
Tương tự như khi lý giải quá trình phát triển khoa học, Husserl cũng xây dựng một bức tranh tiên nhiên về lịch sử loài người. Đằng sau toàn bộ các sự kiện lịch sử ẩn chứa "lý tính có mục đích", đem đến sự thống nhất cho tiến trình lịch sử apriori. Do chỗ Husserl xem triết học như "hiện tượng có trước của một châu Âu tinh thần", nên số phận châu Âu cần được giải quyết ở lĩnh vực triết học trước tiên. Cần khai thông cho nhân loại nói chung, châu Âu nói riêng, một con đường vươn tới sự tự chủ tinh thần và trách nhiệm tự giác. "Mục đích tinh thần của nhân loại châu Âu mà ở đó hàm chứa những mục đích đặc thù của từng dân tộc riêng biệt và từng người riêng biệt, là ở tính vô cùng vô tận: đó là ý tưởng vô cùng vô tận mà, có thể nói, toàn bộ sự sinh thành tinh thần tổng thể đang lặng lẽ hướng tới. Cũng như vậy, trong sự phát triển của mình nó được ý thức với tính cách là mục đích và cũng như vậy, nó tất yếu trở thành mục đích thực tiễn - mục đích của ý chí, bằng cách ấy đã thực hiện sự chuyển hóa đến nấc thang mới, cao hơn, của sự phát triển, cái nấc thang được định hướng bởi những chuẩn mực, những ý tưởng chuẩn mực"[19].
Nhiệm vụ của triết học đổi mới, theo Husserl, là ở chỗ dẫn dắt nhân loại vươn cao hơn thông qua lý trí khoa học vững chắc, phổ biến, toàn diện, đến chỗ phù hợp những chuẩn mực của chân lý trong tất cả những hình thức của nó, và bằng cách đó cải tạo nó thành một nhân loại hoàn toàn mới, có khả năng chịu trách nhiệm tuyệt đối về mình trên cơ sở những khám phá lý luận tuyệt đối"[20]. Thay hận thù, chia cắt, khuynh đảo, chuyên quyền, vô chính phủ bằng sự thống nhất, liên kết tất cả nhân loại trên cơ sở những chuẩn mực vĩnh hằng và tuyệt đối của lý trí.
Hàng loạt những luận điểm tương tự về lịch sử do Husserl nêu ra ở những năm cuối đời, cùng với phương pháp hiện tượng học đặc thù, đã tác động lớn đến sáng tác của nhiều nhà hiện sinh tại Pháp, Đức và Mỹ sau này.
Trong phần cuối tác phẩm Sự khủng hoảng của khoa học châu Âu… Husserl lại trở về với đề tài cũ, nhấn mạnh mối liên hệ giữa hiện tượng học tiên nghiệm với tâm lý học. Mặc dầu Nghiên cứu lôgíc phê phán gay gắt chủ nghĩa duy tâm lý trong lôgíc học, song về thực chất, Husserl không bao giờ giải thoát triệt để khỏi khuynh hướng này. “Sự liên minh nội tại giữa tâm lý học và triết học tiên nghiệm luôn tồn tại, không có gì phá vỡ nổi”[21]. Ở một chỗ khác, Husserl viết: “Tâm lý học thuần túy tự nó đồng nhất với triết học tiên nghiệm như khoa học về chủ quan tính tiên nghiệm”[22]. Chúng ta có thể thấy ngay rằng phê bình chủ nghĩa duy tâm đã đánh mất phần nào ý nghĩa của mình khi “thế giới cuộc sống” được Husserl đưa lên hàng đầu trong giai đoạn sáng tác thứ hai. Tính chất tự thân tự tại của chân lý tiên nghiệm đã mất đi dáng vẻ kiêu kỳ, và bắt đầu mang một ý nghĩa “trần tục”, tìm lại nguồn gốc con người của mình.
Thừa nhận tính thống nhất giữa hiện tượng học và khoa học tâm lý, dù là “tâm lý thuần túy tiên nghiệm”, đã mở ra cho các nhà triết học phương Tây khả năng vận dụng phương pháp hiện tượng vào đời sống xã hội và cá nhân, do chỗ chúng diễn ra qua ý thức con người. Người ta bắt đầu lý giải hiện tượng học như sự mô tả những dạng thức kinh nghiệm khác nhau. Phương pháp hiện tượng, theo cách hiểu đó, đã phổ biến rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ những năm 60-70. Tại Mỹ các đại biểu của hiện tượng học không ngại ngùng đưa “triết học kinh nghiệm hiện tượng” đến gần với “chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để” của James, bằng cách này đã “tự nhiên hóa” hiện tượng học trên đất Mỹ. Bên cạnh đó còn có một xu hướng nữa, cũng khá phổ biến – thống nhất hiện tượng học và triết học hiện sinh. Một nhà triết học Mỹ vào năm 1972 đã nhận xét: trong các sáng tác thời kì gần nay các thuật ngữ “triết học hiện sinh”, “hiện tượng học” và chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để” ngày càng được xem như những học thuyết đồng nghĩa[23]. Tên gọi thông dụng là “hiện tượng học hiện sinh”, hiểu như “phương pháp nghiên cứu mô tả” những sắc thái của tồn tại người (như trên). Phương pháp này bắt đầu được sử dụng để thiết lập các học thuyết xã hội học và chính trị, sư phạm, đạo đức, thẩm mỹ, tâm lý, những vấn đề tôn giáo, những tương quan con người – kỹ thuật, nhân loại học – ngôn ngữ v.v.. Nó biến thành phương pháp nghiên cứu có sức thu hút lớn, cạnh tranh với phương pháp lôgíc ngữ nghĩa của chủ nghĩa thực chứng mới. Một trong những đại biểu của trào lưu hiện sinh – hiện tượng học, J. Wild, nhìn nhận đặc trung của phương pháp này là sự nghiên cứu được hiểu như “nhận thức bằng con đường xúc cảm”. “Đó không phải là nhận thức theo nghĩa chính xác và khoa học, bởi lẽ thiếu vắng các khái niệm – cho dù đôi khi ta vẫn bắt gặp những khái niệm mơ hồ, tối nghĩa, không xác định. Tóm lại, đó là nhận thức, hay sự am hiểu đặc biệt”[24]. Ch.Peirce đã từng chú tâm đến ý nghĩa của việc sử dụng những khái niệm “mơ hồ”, và cảm thấy rằng, việc sử dụng chúng là truyền thống của phong cách tư duy thực dụng trong triết học, chính trị và một số lĩnh vực khác trong hoạt động của con người.
Phương pháp hiện tượng học còn ảnh hưởng đến cả sáng tác văn hóa-nghệ thuật. Có thể tồn tại nhiều cách nhìn khác nhau về một sự vật, và mỗi cách nhìn thể hiện không chỉ trạng thái ý thức của tác giả, mà cả “cơn sóng xúc cảm” của một cộng đồng người nhất định trong xã hội.
Xin lưu ý một điểm: bản thân Husserl hoàn toàn không có ý định sử dụng phương pháp của mình, và cũng không tiên liệu sự thay đổi của hiện tượng học. Nhưng một khi những tư tưởng của triết gia được quảng bá, chúng bắt đầu cuộc sống tư lập, không còn phụ thuộc vào ý chí con người tạo ra mình. Chúng trở thành giá trị văn hóa-xã hội của nhân loại, làm ngạc nhiên ngay cả tác giả của chúng. Husserl là một trường hợp như vậy.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |