Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dân tộc ta có truyền thống:'Lá lành đùm lá rách'. Em hãy kể lại câu chuyện em tham gia hoặc chứng kiến phát huy truyền thống tốt đẹp đó

Dân tộc ta có truyền thống:'Lá lành đùm lá rách '. Em hãy kể lại câu chuyện em tham gia hoặc chứng kiến phát huy truyền thống tốt đẹp đó

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.142
2
1
Đặng Thu Trang
21/11/2020 07:02:31
+5đ tặng

Hạnh phúc đôi khi không phải nhận được mà còn là cho đi. Trao đi sẻ chia và yêu thương cho những mảnh đời kém may mắn hơn mình là một hành động đẹp. Hai năm trước, có một câu chuyện đã xảy ra. Dù chỉ là một việc làm nhỏ “Lá lành đùm lá rách” của bản thân nhưng em vẫn còn nhớ mãi.

Những ngày còn bé, mẹ thường cho em tiền tiêu vặt. Số tiền nho nhỏ ấy em dành để mua cái kẹo, cái bánh hay que kem những ngày nắng nóng, đôi khi thì tích cóp lại mua một món đồ chơi yêu thích. Năm ấy, mùa đông chợt lạnh giá hơn những năm trước. Em thích một chiếc khăn len dài, dự định để dành tiền mua về tặng sinh nhật mẹ. Một thời gian sau em đã có đủ tiền mua chiếc khăn ấy. Em tung tăng chạy bộ ra cửa hàng, thầm nghĩ tặng mẹ rồi mẹ chắc chắn sẽ vui lắm.

Trên đường đến cửa hàng, em đi qua công viên nhỏ. Tình cờ, em nhìn thấy một người ăn xin ngồi co ro nơi góc đường. Đó là một cụ bà cụ già yếu, mái tóc bạc trắng như cước. Trời giá rét căm căm, đôi bàn tay để trong túi áo của em đã tê cứng. Vậy mà bà ngồi đó chỉ với một chiếc áo cũ đã sờn màu. Đôi tay gầy gò của bà run run cầm chiếc bát đã sứt ra trước. Người qua lại trên đường, có người dừng chân cũng có người không hề nhìn mà lạnh lung lướt qua. Nhìn khung cảnh đó, em thương bà vô cùng. Bà đã già rồi mà không có con cháu chăm sóc phải lang thang nơi đầu đường xó chợ như thế này.

Em cầm số tiền dành dụm của mình, phân vân một lát rồi chậm rãi tiến lại phía bà. Số tiền này em phải tích cóp bao lâu. Nhưng bây giờ, em nghĩ bà cụ cần nó hơn mình. Em cẩn thận đặt tiền vào trong chiếc bát mẻ và nói:

- Bà ơi, cháu chẳng có bao nhiêu. Cháu mong sẽ giúp được một chút cho bà ạ.

Bà cụ ngạc nhiên rồi nhìn em đầy cảm ơn. Giọng bà vang lên run run mà trìu mến:

- Cảm ơn cháu. Như thế này là cháu giúp bà nhiều rồi. Có số tiền này, cháu bà hôm nay sẽ không bị đói nữa.

Nghe bà cụ nói như vậy, nước mắt em chực trào ra. Thì ra bà đi ăn xin không phải để nuôi sống mình mà vì cháu của bà. Em dừng lại trò chuyện một lát rồi chạy về nhà. Em nghĩ mình nên kể câu chuyện cho mẹ, mẹ chắc chắn sẽ có cách giúp bà cụ tội nghiệp kia. Mẹ nghe toàn bộ câu chuyện rất vui mừng vì hành động của em, mẹ tự hào vì con gái đã biết nghĩ đến mẹ và yêu thương người khác. Sau đó, mẹ chuẩn bị những chiếc áo ấm và đồ ăn, không quên mang theo một số tiền nhỏ rồi cùng em quay lại chỗ bà cụ ăn xin lúc nãy.

Trời đã quá trưa nhưng không ấm áp thêm mà còn lạnh buốt. Bà cụ ăn xin vẫn ngồi đó, co ro trong gió rét. Mẹ bước lại và ngỏ ý muốn giúp đỡ. Bà cụ nhận ra em liền từ chối:

- Bà cảm ơn hai mẹ con. Nhưng lúc trước cháu bé cho bà nhiều rồi. Bà không nhận nữa.

Mẹ em và em càng thương bà hơn. Mẹ kiên trì mãi bà mới nhận. Bà nắm tay mẹ con em, liên tục cảm ơn. Bà bảo hai mẹ con đều là người tốt, bà biết ơn suốt đời. Mẹ em còn mời bà qua nhà ăn cơm nhưng bà từ chối. Cháu gái bà còn đang đợi bà mua thuốc, mua đồ ăn về. Biết chuyện, mẹ cũng không gượng ép, mẹ dặn bà khi nào qua nhà em. Bà cảm ơn rồi ra về.

Một tháng sau đó, có một bé gái đến tận nhà em tìm gặp. Cô bé là cháu bà cụ kia. Bà cụ qua đời và dặn cháu qua cảm tạ hai mẹ con em. Câu chuyện xảy ra đã lâu, dù không giúp được nhiều nhưng em vẫn luôn ghi nhớ. Yêu thương trao đi quả thực là yêu thương giữ được mãi mãi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Ngọc Quế Anh
21/11/2020 07:27:22
+4đ tặng

Những ngày qua, đồng bào các tỉnh miền Trung phải gồng mình vượt qua bao nỗi khó khăn bởi cơn bão số 12 với sức tàn phá khủng khiếp đã càn quét làm nhiều người chết, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập và hư hỏng; hàng vạn héc-ta hoa màu chìm sâu trong nước; hàng vạn gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi. Sau lũ, hệ thống trường học, bệnh xá bị ngập, đồ dùng giảng dạy, dụng cụ y tế bị nước cuốn trôi...

Với tinh thần “tương thân tương ái”, tất cả đồng bào, đồng chí đều hướng về miền Trung bằng những hành động ý nghĩa, thiết thực nhất. Đó là hình ảnh trong mưa bão, các cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội, công an, lực lượng dân quân, tự vệ đội mưa, đội gió giúp dân chằng chống nhà cửa, kêu gọi tàu thuyền trú, tránh bão. Hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước kịp thời về thăm hỏi, động viên bà con vùng tâm bão; chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng vũ trang dốc sức giúp dân khắc phục hậu quả...

Trước đó, để hạn chế, khắc phục thiệt hại của bão, chính phủ đã sớm dự báo và luôn theo sát tình hình biến động nhằm thông tin kịp thời đến với người dân để có biện pháp phòng ngừa. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên cập nhật những tin tức về bão, môi trường. Chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão của Thủ tướng chính phủ liên tiếp được phát đi, nhà nước và nhân dân đoàn kết, trên dưới một lòng.

Cơn bão đi qua, thiệt hại về người, tài sản do bão để lại không gì có thể đo đếm được. Khắp nơi trên cả nước cùng nhau phát động, ra sức ủng hộ người dân vùng bão lũ. Chính quyền từ trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội, đồng bào ta ở trong và ngoài nước chung tay chia sẻ những mất mát đau thương bằng những hành động thiết thực, người có sức thì giúp sức, có của thì góp của, ai có thể giúp được gì thì sẵn sàng giúp đỡ, không ngại khó, ngại khổ, cùng nhau hướng về vùng bão lũ, mong sao cho đồng bào của mình giảm bớt khó khăn, mau chóng trở lại cuộc sống, làm việc, tham gia sản xuất.

Tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta được hiểu qua các câu ca dao, tục ngữ như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn…”,… Đó chính là thể hiện sự yêu thương, trân trọng, tương trợ đối với những người xung quanh. Và điều đó được nhân dân ta thể hiện trong việc chung tay quyên góp, ủng hộ, cứu trợ đồng bào các tỉnh bị bão lũ nhằm chia sẽ những khó khăn, mất mát và mong sao cho cuộc sống bà con được ổn định.

Thật cảm động khi có những người giúp đỡ nhưng không cho để lại tên, địa chỉ và mong sao những quyển sách, quyển tập, cây bút, những gói mì tôm, quần, áo,… đến với trẻ em vùng bão lũ để có thể tiếp tục sống, học tập… và còn nhiều nữa những trường hợp cảm động khác, cho thấy tình cảm chân thật xuất phát từ trái tim qua hành động tự nguyện của bản thân, thể hiện được cốt cách tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta. Chắc chắn rằng sẽ tiếp tục có những đóng góp nhiều hơn nữa trên tinh thần tự nguyện đến người dân vùng bão lũ.

Bão qua, lũ về đã để lại những mất mát đau thương, những công trình giao thông, trường học, trạm xá, nhà cửa xác sơ cho đến những mảnh ruộng, hoa màu… bị tàn phá, nhưng trong đó xuất hiện hơi ấm giá trị tinh thần tương thân tương ái, tình cảm ấy đã làm ấm lòng bà con vùng bão lũ, để rồi phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam ta - tinh thần tương thân tương ái trong lúc khó khăn, hoạn nạn, tiếp tục lan tỏa mãi mãi trường tồn theo thời gian.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư