Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bằng những trải nghiệm và hiểu biết của mình, hãy giới thiệu cho bạn bè du khách biết thêm về chiếc nón bài thơ của xứ Huế

Bằng những trải nghiệm và hiểu biết của mình, hãy giới thiệu cho bạn bè, du khách biết thêm về chiếc nón bài thơ của xứ Huế

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
652
0
1
Nguyễn Trung Hiếu
21/11/2020 20:13:25
+5đ tặng

Lâu nay du khách gần xa khi đến Việt Nam dù ở bất kỳ nơi đâu đều có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những chiếc nón lá. Cùng với tà áo dài, nón lá được xem là biểu tượng cho sự dịu dàng, mộc mạc của người phụ nữ Việt. Nói về nón lá không thể không nhắc đến Huế, nơi làm ra những chiếc nón được xếp vào hàng bậc nhất cả nước. Ở Huế, chiếc nón lá không chỉ độc đáo bởi vẻ đẹp bề ngoài mà còn mang đậm những nét văn hóa, phong cách riêng.

Một số tài liệu có ghi chép, từ thời các vương triều phong kiến nhà Nguyễn, ở Huế đã có những làng nghề làm nón lá nổi tiếng như Phủ Cam, Dạ Lê, Kim Long, Tây Hồ… Là vật dụng gần gũi, rẻ tiền lại tiện lợi nên bấy giờ chiếc nón lá có mặt khắp thôn quê cho đến thị thành. Nghề làm nón nhờ vậy cũng phát triển ở nhiều địa phương và được nhiều người theo đuổi.

Ban đầu nón lá Huế đơn thuần chỉ là vật dụng che nắng, che mưa nhưng dần dà theo thời gian lại được xem như "phụ kiện" đắc dụng của người phụ nữ. Để tôn vinh thêm vẻ đẹp của chiếc nón lá, những nghệ nhân chằm nón xứ Huế đã nảy ra ý tưởng đưa thơ và những hình ảnh của Huế vào trong chiếc nón.

Khi soi dưới ánh sáng, trên mỗi chiếc nón, cảnh cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ hay những câu thơ như “Huế đô thanh lịch dịu hiền/ Bài thơ chiếc nón tâm tình tặng em” hiện ra mờ ảo khiến người ngắm không khỏi thích thú. Không chỉ vậy, nhiều người còn “kết” nón bài thơ bởi màu trắng sáng xanh đặc trưng, thanh nhã trong từng đường kim mũi chỉ được trau chuốt công phu. Nón tuy dày hai lớp mà vẫn nhẹ tênh, bền chắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Hằng
21/11/2020 20:13:58
+4đ tặng

Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến “Bài thơ đan nón” của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bài thơ chứa đựng sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt.

Chiếc nón lá ra đời từ 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Mỗi chiếc nón lá là biểu tượng lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay, đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt, đặc biệt là người phụ nữ, hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Huế- mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết đến là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà. Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy. Nón lá có thể được làm bằng lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón lá làm từ dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ vì đây là nơi trồng nhiều dừa. Tuy nhiên, làm từ lá dừa sẽ không đẹp, tinh tế như lá cọ, lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm, vừa thẳng. Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai, khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào công đoạn uốn công thì không sợ bị gãy. Sau đó, người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong sẽ đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilon mỏng nhưng giai, có màu trắng và trong suốt. Lúc xong thì người làm sẽ quết dầu, làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc mọi miền đất nước, không nơi nào không có nón lá. Không chỉ che mưa, che nắng mà nó còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, được đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo vệ, giữ gìn. Nhắc đến nón lá chắc chắn phải nhắc đến áo dài Việt Nam, đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng phải khéo léo bôi dầu thường xuyên, tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×