Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: "Có chí thì nên"

Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: "Có chí thì nên"

 

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
550
13
2
CAT Creater
26/11/2020 20:36:48
+5đ tặng

Con người Việt Nam có rất nhiều những đức tính tốt đẹp. Đó là đức hi sinh, giàu lòng vị tha, yêu thương con người... và trong đó có đức tính kiên trì, không nản lòng. Điều này được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ "Có chí thì nên".

"Có chí" ở đây được hiểu là những nghị lực, ý chí quyết tâm của con người. Câu tục ngữ khuyên nhủ con người ta nếu có quyết tâm, đặt mục tiêu và cố gắng thực hiện nhất định sẽ đạt được đến thành công, đến thắng lợi, đến đích. Con người khi có ý chí sẽ đặt quyết tâm cao độ, sẽ cố gắng bằng mọi cách vượt qua những áp lực, nhưng khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu của mình. Họ là những con người không ngại những va vấp, những thất bại để đến được đỉnh vinh quang. Đó cũng chính là tấm gương, hình ảnh tích cực cho mọi người noi theo. Đây là một trong những đức tính đáng học tập, noi theo bởi trong cuộc sống, con người ta ngày càng phải gặp những khó khăn, thử thách, những áp lực khiến đôi khi bản thân ta mệt mỏi, muốn buông xuôi. Thế nhưng nếu "Có chí", chắc chắn bạn sẽ vượt qua. Không có bất cứ con đường nào, thành công nào đều trải thảm hoa hồng để bạn đi. Đúng như câu nói của nhà văn Lỗ Tấn "... Kì thực trên đời làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi".

Trong cuộc sống, có rất nhiều những tấm gương sáng về ý chí, nghị lực trong cuộc sống, Họ đã thành công như một minh chứng cho sự đúng đắn của câu tục ngữ, cho ý chí tuyệt vời của con người. Trên thế giới, không ai không biết đến Walt Disney, ông trùm của hãng phim hoạt hình nổi tiếng của nước Mỹ. Ít ai biết rằng trong quá khứ, ông đã từng bị biên tập viên sa thải khi còn là một nghệ sĩ trẻ vì thiếu ý tưởng hay và thiếu sự tưởng tượng. Ông muốn thành lập công ty thiết kế phim hoạt hình ngắn nhưng từ những lần thử đầu tiên ông đã bị thất bại. Đã có lúc ông bị mất đi nhân viên và quyền sở hữu nhưng cuối cùng, nhờ sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, ông đã trở thành một ông trùm của làng phim hoạt hình với một loạt những bộ phim hoạt hình đình đám trên thế giới. A.Lincoln, vị tổng thống Hoa kỳ thứ 16 là một tấm gương sáng cho tinh thần, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Ông hoàn toàn tự học tại nhà và bước chân vào con đường kinh doanh riêng nhưng do nhiều khó khăn về tài chính, kiến thức mà ông đã thất bại liên tiếp hai lần trong kinh doanh và tám lần trong các cuộc bầu cử. Khi kết hôn, ông có vài người con trai nhưng ba người con của ông chết do bệnh tật. Chính những cú sốc này đã khiến cho ông mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng. Thế nhưng vào năm 1860, ông được đề cử là ứng viên của Đảng Dân chủ cho chức tổng thống. Ông đã đắc cử và có những bước tiến quan trọng đối với chính phủ Mỹ. Tại Việt Nam, chúng ta không thể quên hình ảnh thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký với hình ảnh cặm cụi viết chữ bằng chân, một tấm gương tuyệt vời cho nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Thầy đã rèn luyện để có những thành công cho nền giáo dục nước nhà, đạt được những thành tựu nhất định, trở thành tấm gương sáng cho rất nhiều học sinh noi theo và được trao tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Nhiều người sẽ còn nhớ đến cô bé mắc bệnh xương thủy tinh Phương Anh. Cô gái nhỏ bé ấy phải gắn mình với chiếc xe lăn bởi cô mắc một căn bệnh khó chữa được. Nhưng cô đã không chán nản và tuyệt vọng, cô vẫn luôn có niềm tin vào cuộc sống và rèn luyện giọng hát trời phú ban tặng cho mình là một giọng hát đầy nội lực. Phương Anh cũng vô cùng tự hào khi mang giọng ca của mình đến với chương trình tìm kiếm tài năng nổi tiếng tại Việt Nam. Cô gái ấy chính là một biểu tượng của tinh thần, ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Nhiều người khi tiếp xúc với cô gái ấy đều có nhận định: "Em trông có thể yếu đuối về thể chất nhưng em rất khó để có thể bị quật ngã về tinh thần". Tất cả họ đều là những con người có thể xuất thân khác nhau, công việc khác nhau nhưng đều chung một ý chí, nghị lực phi thương. Và tất cả họ đều vô cùng thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người không có ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Họ dễ nản lòng, yếu đuối và dễ bỏ cuộc. Đặc biệt là tâm lí của một bộ phận các bạn trẻ hiện nay, các bạn phó mặc cho số phận, cho cuộc sống. Các bạn dễ dàng từ bỏ những mục tiêu mà mình đã đặt ra.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Đỗ Dũng
26/11/2020 20:36:54
+4đ tặng

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ "Có chí thì nên" đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

 

"Có chí" tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. "Thì nên" là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Câu tục ngữ trên là một lời khuyên con người cần có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. Xưa Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công . Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tất cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn đáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công .

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng không chỉ trong thời đại ngày xưa mà trong cả thời đại ngày nay.Người không có chí hướng, không có lí tưởng, không có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại.Đứng trước một bài toán khó mà ta không chịu suy nghĩ thì không thể giải được bài toán đó. Trước một bài văn dài mà nản lòng thì sẽ không bao giờ viết văn hay.Trong cuộc sống nếu gặp khó khăn mà lùi bước thì không thể làm được điều gì Có lòng kiên trì, ý chí luôn đạt được những điều mình mong muốn.Thực tế đã chứng minh không một vĩ nhân nào mà không phải kiên trì học hỏi, khổ công luyện tập. Thành công của họ có được là do họ có tinh thần học hỏi không ngừng, lòng kiên trì bền bỉ. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Chẳng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp thầy chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú ..Nhà đại thi hào người Nga Gơrki đã từng không qua một trường đại học nào, nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhà văn đã từng nói " Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông chính là trường đại học của tôi" Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu đúng đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cộng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Trái ngược với người "Có chí thì nên" là kẻ "thấy sóng cả mà ngã tay chèo". Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên? Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí, lòng kiên trì mà còn là lời động viên chân tình: hãy lạc quan, tin tưởng, kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha, với những kinh nghiệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

0
1
Lê Đại Hải
26/11/2020 20:37:22
uy nghĩ của em là có làm thì ms có ăn nên phải lm việc chăm chỉ thì sẽ có tương lai
1
0
Lâm
26/11/2020 20:37:36
+2đ tặng

Bác Hồ từng nói rằng:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp bể

Có chí ắt làn nên"

Đó là câu nói mà Người muốn khuyên bảo lớp thanh niên mọi thế hệ phải biết kiên tâm thực hiện mục tiêu của mình dù có bao khó khăn, thử thách lớn lao đang chờ đợi. Câu nói lời khuyên của Bác cũng được Người lấy từ kho tàng ca dao tục ngữ của cha ông ta để lại. Đó là câu tục ngữ "Có chí thì nên". Câu tục ngữ là một lời khuyên dành cho mọi người rằng hãy biết kiên trì, nỗ lực, có chí hướng rõ ràng thì sẽ làm nên được sự nghiệp lớn lao.

Trải qua bao ngàn năm xây dựng và giữ nước, ông cha ta đã để lại cho con cháu biết bao điều về những trang sử hào hùng của dân tộc, Không chỉ vậy, họ còn để lại cho chúng ta một kho tàng đồ sộ về văn hóa dân tộc. Những kho tàng về ca dao tục ngữ chính là những lời khuyên răn, lời dạy dỗ mà cha ông ta muốn nói cho chúng ta được đúc rút qua bao thế hệ. Khi ông bà ta muốn khuyên con cháu phải chọn lấy bạn bè, chọn lấy người để học hỏi, ông bà ta khuyên "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Cũng như vậy bằng câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim", ông cha muốn khuyên ta rằng phải biết kiên trì cố gắng thì mới thành công. Còn khi muốn khuyên ta phải có lý tưởng, có ý chí thì mới làm nên được sự nghiệp thì ông bà ta dạy rằng "Có chí thì nên".

Vậy "có chí thì nên" là gì? "Chí" ở đây tức là ý chí, chí hướng, là nghị lực tinh thần của một con người, mà thông qua đó con người sẽ có thêm động lực để làm nên sự nghiệp của mình. Còn "nên" ở đây được hiểu là chỉ sự thành công, là sự nghiệp viên mãn, là lý tưởng, mục tiêu đã được thực hiện. Câu tục ngữ "Có chí thì nên" có ý muốn khuyên chúng ta rằng có ý chí, có quyết tâm thì con người sẽ làm nên được những việc to lớn. Phải biết giữ vững ý chí, lòng quyết tâm, cũng như nỗ lực to lớn đó, nhất định chúng ta sẽ làm được điều mà mình mong muốn.

Bởi vì khi có ý chí thì chúng ta sẽ có được một động lực thôi thúc chúng ta phải làm việc, phải quyết tâm tiến tới mục tiêu đã định, dù có bao nhiêu khó khăn, chúng ta cũng cảm thấy không sờn lòng. Có ý chí tức là đã có trong tay những lý tưởng, những mơ ước. Chính những lý tưởng, mơ ước làm "nên" ấy sẽ mở đường cho chúng ta, giúp chúng ta xác định được con đường phía trước sẽ phải tiến bước như thế nào. Có được ý chí, chúng ta cũng có được sự kiên trì, sự lạc quan vào những điều tốt đẹp, vào mục tiêu tươi sáng của mình. Chính ý chí là ngọn nguồn cho ta và cùng ta tiến bước. Bạn hãy thử nghĩ xem, nếu không có ý chí và lý tưởng, chúng ta sẽ không thể biết chúng ta nên làm gì, nên hành động như thế nào. Điều đó sẽ có thể dẫn tới việc chúng ta mất phương hướng, hành động sai trái. Vậy mới nói, có chí rất quan trọng, có chí hướng, chúng ta sẽ chỉ hướng tới mục tiêu đã định sẵn, sẽ vượt qua mọi thử thách, khó khăn để thực hiện.

Thế nhưng không phải ai cũng có được ý chí kiên cường như thế! Muốn có được ý chí, đầu tiên chúng ta phải lập ra mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống. Chúng ta muốn có điều gì và muốn thực hiện điều gì. Từ đó mới đặt ra mục tiêu cũng như lý tưởng của riêng mình. Điều đó sẽ là kim chỉ nam điều hướng mọi hành động của chúng ta. Khi đã có được lý tưởng, mục tiêu cho riêng mình, hãy lập ra những kế hoạch nhỏ, những bước nhỏ để chuẩn bị tiến tới đích ngắm của mình. Bằng việc thực hiện những công việc nhỏ nhặt, những ý tưởng nhỏ, bạn đã đang dần dần bước tới cánh cửa cuối cùng mà mình hướng tới rồi. Trong khi thực hiện những điều này, chắc chắn bạn sẽ gặp những khó khăn không thể tránh khỏi. Nhưng hãy luôn nhắc nhở mình rằng "Có chí thì nên" hay " Thất bại là mẹ thành công". Đừng bao giờ nản lòng bởi vì mỗi khó khăn bạn gặp phải thì bạn đã đang dần tiến gần hơn tới mục tiêu của mình rồi.

Trong cuộc sống của chúng ta, không ít những tấm gương với ý chí, nghị lực vươn lên, chứng minh cho câu tục ngữ "Có chí thì nên" của ông cha ta. Hẳn bạn đã từng một lần nghe tới cái tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - người bị liệt đôi bàn tay và không thể nào cầm bút viết được. Thế nhưng giờ đây, Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành một giảng viên đại học. Thầy đã dùng đôi bàn chân của mình thay thế cho đôi tay học lấy những con chữ để khai sáng cho tâm hồn mình và cả cho những thế hệ sau. Thầy đã dạy cho chúng ta biết về ý chí, về lòng quyết tâm, nỗ lực hướng tới mục tiêu của mình. Nếu không có lý tưởng, có mục tiêu phải biết được con chữ, thì liệu thầy có làm nên được điều mà không phải ai cũng làm được đó không? Nếu không có ý chí kiên cường, làm sao đôi chân có thể thay đôi tay khéo léo học được cách viết chữ chứ?

Rồi nhà bác học Thomas Edison cũng khiến người ta phải khâm phục về ý chí của mình. Ông là người đã sáng tạo ra bóng đèn điện qua hai ngàn lần thử nghiệm. Mỗi lần thử nghiệm thất bại, ông đều tự nhủ lần sau sẽ là thành công. Cứ như vậy tới hơn hai ngàn lần thì ông đã thành công thực sự. Vậy nên mỗi bước nhỏ trong kế hoạch cũng đều là một viên gạch để giúp chúng ta bước gần hơn tới mục tiêu của mình. Nếu như không có ý chí thì liệu hai con người này có thể làm nên được những điều kỳ diệu đến thế không? Liệu Nguyễn Ngọc Ký có trở thành một người thầy giáo khiến bao thế hệ phải than phúc? Hay Edison liệu có được cả thế giới nhắc tới như một nhà bác học vĩ đại nhất hay không?

Với mỗi người trong xã hội, câu tục ngữ lại có những ý nghĩa riêng. Với lớp trẻ, lớp thanh niên, câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta về ý chí, về chí hướng cần có trong đời để làm nên sự nghiệp, giúp ích cho xã hội. Nếu không có ý chí, chắc chắn sẽ không thể có được thành công, thậm chí có thể đi theo hướng sai lầm. Đối với các thế hệ là sinh viên, học sinh, chúng ta cũng cần đặt ra cho mình những hướng đi rõ ràng và thực hiện nó bằng tất cả nỗ lực của mình bằng việc học tập, tu dưỡng tốt.

Tác giả Paul Poelo đã nói trong cuốn "Nhà giả kim" rằng: "Khi bạn thực hiện mơ ước thì cả thế giới sẽ chung tay giúp đỡ bạn", vậy nên hãy lập ra cho mình một mục tiêu để phấn đấu, kiên trì, bền bì tới cùng với mục tiêu đó thì chắc chắn bạn sẽ thành công như ông cha ta nói "Có chí thì nên".

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×