Hoàn cảnh ra đời và nội dung tích cực và tác dụng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp là văn kiện công bố công khai về quyền con người và quyền công dân của cách mạng Pháp do Hội nghị lập hiến của chính quyền mới triệu tập thông qua vào ngày 28.8.1789.
Cuộc Cách mạng năm 1789 ở Pháp là một cuộc cách mạng tư sản có tính điển hình nhất ở châu Âu, tiêu diệt chế độ phong kiến và một chính quyền mới - chính quyển của giai cấp tư sản đã ra đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển không chỉ ở Pháp mà còn nhiều nước châu Âu khác. "Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" lịch sử gồm 17 điều đã công khai ghi rõ các quyền con người và quyền công dân, về cơ bản gồm các quyền: †) Người ta sinh ra tự do và binh đẳng về quyền. Nhà nước
bảo đảm tự do, sở hữu và an ninh; có quyền chống áp bức;
2) Quyền lực tối cao trong nhà nước thuộc về nhân dân;
3) Tự do thể hiện ở khả năng làm tất cả những gì không gây nguy hại cho người khác;
4) Luật phải thể hiện ý chí của các thành viên xã hội, do đó, mỗi người có thể tham gia vào việc làm ra luật - tự mình hoặc thông qua người đại diện;
5) Điều 7 và Điều 8 lập ra hai nguyên tắc liên quan đến pháp luật hình sự: Không ai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài những trường hợp được luật trực tiếp quy định thể hiện thành công thức: Không có tội phạm ngoài quy định của luật (nullum crimen sine lege) và không ai có thể phải chịu hình phạt, ngoài cái được luật trực tiếp quy định, thể hiện thành công thức: không có hình phạt ở bên ngoài luật (nullum poena sine lege);
6) Điều 9 quy định về suy đoản võ tội - mỗi người được xem là vô tội cho đến khi có sự chứng minh ngược lại;
7) Tiếp đó, Tuyên ngôn để cập quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí bị hạn chế bởi trách nhiệm khi lạm dụng quyến tự do đó: quyền của công dân tham gia vào việc xác định các loại thuế và quyền yêu cầu các nhân viên nhà nước báo cáo; 8) Điểu 16 quy định vế nguyên tắc phân chia quyền lực.
Tuyên ngôn cũng khẳng định, sở hữu là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Bản Tuyên ngôn đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào của nhân dân các nước đấu tranh chống chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Tuy nhiên. lịch sử cũng đã chỉ rõ, khi đã trở thành giai cấp cấm quyền, giai cấp tư sản không thực hiện một cách nghiêm túc các quyền đã được bản tuyên ngôn lịch sử của Cách mạng Pháp năm 1789 long trọng tuyên bố và trên thực tế đã có không ít trưởng hợp giai cấp đó đã chà đạp lên các quyền thiêng liêng của con người và đã ra sức thực hành chính sách bóc lột dã man nhân dân lao động nước mình và xâm lược, bóc lột các dân tộc khác một cách tàn khốc.
Vượt qua thời gian, Bản Tuyên ngôn nhân quyển và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789 có những giả trị, ý nghĩa đáng trần trọng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |