Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể lại phần kết thúc của truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" theo trí tưởng tượng của em

3 trả lời
Hỏi chi tiết
768
3
3
Phuonggg
01/12/2020 09:02:05
+5đ tặng

Hôm nay, ngày chủ nhật, năm thầy bói đến cửa Thảo cầm viên để đón khách. Nhưng mãi đến trưa vẫn chưa có người khách nào đến xem, mà chỉ thấy lũ lượt người mua vé vào Thảo cầm viên để xem các con thú. Vừa buồn vừa tò mò các thầy liền rủ nhau vào Thảo cầm viên. Nhưng xem gì thì các thầy chưa nghĩ ra, bởi vì các thầy chỉ có khả năng cảm nhận: tai nghe, tay sờ!

Một thầy đề nghị:

Thôi ta cứ vào thử xem sao!

Người bán vé mời các thầy vào không lấy tiền vé. Khi đã vào trong Thảo cầm viên rồi các thầy mới thấy bí. Cần phải bàn xem nên xem cái gì?

Bàn đi bàn lại là nghe thì rất khó, biết nghe cái gì? Nếu có con vẹt biết nói thì nghe cũng được, nhưng lại không có. Nghe “khí kêu, vượn hót” như người ta thường nói thì chẳng có gì làm thú lắm, họa chăng chỉ có nghe chim hót thì được, nhưng ngồi ở ngoài đường, nhiều nơi các thầy đã nghe chim hót não cả ruột rồi. Vì những lúc ấy ế hàng, bụng dạ đòi cơm hơn là nghe chim hót.

Cuối cùng thì chỉ còn khả năng sờ là tốt nhất. Phải sờ những con vật gì lạ để còn có chuyện mà nói. Nhưng sờ hươu nai thì nó có đứng im cho đâu mà sờ! Mà sờ những con vật lạ như chúa sơn lâm thì… khác gì tự nhiên dâng thịt đến miệng hùm. Cuối cùng chỉ còn có voi là hiền lành, dễ sờ… Thế là các thầy đề nghị với người quản tượng cho xem voi.

Người quản tượng thương các thầy mù lòa nên dẫn đến chỗ con voi đang đứng giữa khu đất rộng. Đến nơi các thầy đòi xem voi cùng một lúc. Người quản tượng đành để các thầy đứng vòng quanh con voi tưởng để các thầy thay nhau sờ voi. Cho nên có thầy chỉ sờ cái vòi voi, có thầy chỉ sờ cái ngà voi, có thầy chỉ sờ tai voi, có thầy chỉ sờ thân voi và có thầy chỉ sờ cái đuôi voi mà thôi.

Ra khỏi Thảo cầm viên, mỗi thầy mang một nhận xét về con voi mà mình đã được sờ bằng tay rất chính xác. Một thầy chép miếng nói:

– Voi gì mà sun sun như con đỉa thật lớn vậy?

Thầy khác lại cãi ngay

– Sao lại như con đỉa, nó như cái đòn cân thì có!

Lập tức lại có thầy nói rất to:

Toàn nói láo cả, nó to như cái cột đình kia!

– Nói tầm bậy, nó như cái quạt mo, rất to!

– Láo toét hết, nó như cái chổi rễ con mới đúng!

Thế là cuộc cãi vã xảy ra ngày càng căng thẳng, người nọ cho người kia nói láo, nói sai, từng lúc cuộc “đấu khẩu” tăng lên một mức, đẩy mâu thuẫn hài hước lên một bước cao hơn.

Thực ra thì mỗi thầy đều nói đúng một bộ phận của con voi, nhưng chưa đúng với nguồn gốc của con voi.

Không ai chịu ai thế là cuộc ẩu đả xảy ra “đánh nhau tóe đầu chảy máu” vì ai cũng nhằm bảo vệ chân lý. Kết cục cuộc đối đầu giữa năm thầy vừa thể hiện cái “hài” vừa thể hiện cái “bi”. Hài ở chỗ thầy nào cũng căn cứ vào một bộ phận của con voi để nói khái quát về con voi với đầy đủ các bộ phận. Cái “bi”, nảy sinh từ hai điều: trước hết là do sự khiếm khuyết của các thầy không thể nhìn bằng mắt nên không thể thấy được toàn bộ sau đó là bệnh phiến diện, nhìn sự thật một cách méo mó mà cứ chủ quan cho mình đúng nên dẫn đến một trận “sứt đầu mẻ trán” đáng tiếc.

Thầy bói xem voi là câu chuyện giàu kịch tính, có kết cấu mạch lạc. Tác giả dân gian đã chọn một con vật đồ sộ như con voi để các thầy “không còn ánh sáng” có thể xem bằng tay, từ đó thuận tiện cho việc tưởng tượng ra một câu chuyện ngụ ngôn, bài học quý giá để người đời cùng học. Bài học ấy nhắc nhở người đời rằng muốn hiểu biết đầy đủ về một sự vật hay hiện tượng phải nhìn nhận toàn diện, không thể chỉ biết một tí mà suy ra bằng cách mò mầm chủ quan.

Theo em thì câu chuyện Thầy bói xem voi mang tính hài hước nhằm phê phán bệnh chủ quan, phiến diện của người đời. Tác giả dân gian đã tận dụng khuyết tật của các thầy bói đề xây dựng một truyện ngụ ngôn đầy kịch tính. Đọc xong truyện em thấy thương các thầy bói vì thiếu “ánh sáng” mà nảy sinh ra cái kịch đánh nhau “sứt đầu mẻ trán” Đây chỉ mới là một trong những bi kịch mà hàng ngày các thầy phải chịu đựng. Chắc có nhiều bi kịch khác còn chua xót, đắng cay hơn nữa. Người ta không nhẫn tâm đem chuyện mù lòa ra để cười cợt chế giễu, mà chỉ mượn cái “bi kịch” đó để xây dựng nên câu chuyện sâu sắc về ý nghĩa xã hội. Ở mặt khác câu chuyện có ý nghĩa nêu lên sự khao khát tìm kiếm thiên nhiên của những người có khuyết tật. Cái chua xót là càng không trông thấy càng tò mò muốn biết và có khi tìm hiểu được gì đó lại kèm theo cả nỗi bất hạnh nữa, như các thầy bói trên đây.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
ChinPu
01/12/2020 09:18:34
+4đ tặng

Một ngày nọ tớ đang chơi, bỗng nhiên có cái gì đó và vào lưng mình. Hóa ra là một con vật ko ra hình gì nhìn như cái chổi và các vật khác nữa.Lúc ấy tớ rất hoàng hồn, bỗng nhiên nó nói:

- Chào tớ tên chổi sể cùn. Kia là các bạn tớ: con đỉa, đòn càn,quạt thóc và cột đình. Bon tớ là những người được 5 ông thầy bói ví con voi.

Tớ nói:

-Các cậu ở trong truyện Thầy bói xem voi đúng không?

Các đồ vật trả lời vui vẻ, mặt chúng rạng rỡ hẳn len:

- Đúng rồi đó!

Các đồ vật rủ tớ đi xuyên không gian .Lúc đó, tớ hỏi đi bằng gì thì họ nói:

- Rồi cậu sẽ biết.

Các đồ vật cầm tay nhau rồi họ đọc một câu thần chú gì đó làm tớ rất ngạc nhiên. Bỗng nhiên có ánh sáng lạ phát ra từ dưới chân bọn tớ. Rồi bọn tớ rơi vào đâu đó có những bứ tường hình tròn xoay vòng với nhiêu màu sắc và bọn tớ rơi ra ngoài qua một cánh cửa bằng đá cẩm thạc .

Nhìn xung quanh, lúc đó, tớ đã quay về thời quá khứ. Nhìn xung quanh tớ thấy mọi người đang bán đồ, bỗng nhìn thấy có năm người đàn ông mù đang ngồi với nhau và mặc áo thâm dài màu đen. Tớ reo lên:

-Năm ông thầy bói kia rồi!

Năm đồ vật kéo tớ lại, nói:

-Cậu muốn chúng mình bị phát hiện à, im lặng đi!

Tớ nghe lời chúng.Lúc ấy, tớ thấy năm ông thầy đang tán gẫu với nhau.Các ông nói:

- Không biết hình thù con voi nó như thế nào nhỉ!

Đúng lúc đó, tin có voi đi qua, năm ông thầy chung tiền xin chủ con voi cho dừng lại để xem.Thầy sờ ngà, sờ đuôi, sờ tai, sờ chân, sờ vòi.

Lúc ấy, họ ngồi nói với nhau. Tớ nghe mà muốn cười nổ bụng. Thầy sờ vòi bảo:

-Tươngr nó như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

-Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

-Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

-Ai bảo!Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

-Các thầy nói ko đúng cả.Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Tớ tháy họ cãi nhau, chắc là ông nào cũng cho mình là đúng rồi.Tớ còn không ngờ học còn đánh nhau nữa cơ, các thầy bị toạc đầu, chảy máu.Mọi người đưa họ đến chỗ thầy thuốc.

Năm đồ vật bỗng tuwj đưng đưa tó về nhà xuyên không gian.Tớ hỏi:

-Tớ đang xem diễn biến, sao các cậu lại đưa tớ về nhà?

-Cậu không nhìn thấy trời sáng kia à! Mà hôm nay là thứ hai rồi, cậu còn phải đi học thêm nữa đúng không?

-Ơ sao cậu lại biết điều đó/-tớ hỏi

-Hì hì!

Tớ hỏi tiếp:

-Thế về sau họ có bị......

Đúng lúc mẹ gọi dậy đi học thì tớ đang hỏi dở.Hóa ra đó là một giấc mơ.

Trên đường đi học, tớ tự nhủ với mình rằng tuwf giờ trở đi nếu muốn nhìn nhận một sự vật cách toàn diện phải xem xét chúng, lắng nghe và phải kết hợp ý kiến của người khác.Không bao giờ được phán xét vội vàng như năm ông thầy bói, các cậu cũng nên giống tớ nhé!

1
4
Nguyễn Ngọc Quế Anh
01/12/2020 09:27:26
+3đ tặng
Theo em thì câu chuyện Thầy bói xem voi mang tính hài hước nhằm phê phán bệnh chủ quan, phiến diện của người đời. Tác giả dân gian đã tận dụng khuyết tật của các thầy bói đề xây dựng một truyện ngụ ngôn đầy kịch tính. Đọc xong truyện em thấy thương các thầy bói vì thiếu “ánh sáng” mà nảy sinh ra cái kịch đánh nhau “sứt đầu mẻ trán” Đây chỉ mới là một trong những bi kịch mà hàng ngày các thầy phải chịu đựng. Chắc có nhiều bi kịch khác còn chua xót, đắng cay hơn nữa. Người ta không nhẫn tâm đem chuyện mù loà ra để cười cợt chế giễu, mà chỉ mượn cái “bi kịch” đó để xây dựng nên câu chuyện sâu sắc về ý nghĩa xã hội. Ở mặt khác câu chuyện có ý nghĩa nêu lên sự khao khát tìm kiếm thiên nhiên của những người có khuyết tật. Cái chua xót là càng không trông thấy càng tò mò muốn biết và có khi tìm hiểu được gì đó lại kèm theo cả nỗi bất hạnh nữa, như các thầy bói trên đây

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo