Giải chi tiết:
A. Giới thiệu chung:
- Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông là tác giả của "Truyện Kiều" - một tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, một đỉnh cao của ngôn ngữ thơ ca dân tộc.
- "Truyện Kiều" là tác phẩm truyện thơ Nôm đặc sắc, mượn cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân - Trung Quốc. Tác phẩm kể về cuộc đời chìm nổi đầy đau thương của Thúy Kiều – một cô gái tài sắc vẹn toàn, qua đó bộc lộ cái nhìn cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du với số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến nói riêng và những kiếp đoạn trường nói chung.
- Đoạn thơ trên thuộc phần 2 “Gia biến và lưu lạc”, thể hiện nỗi thương nhớ mẹ cha, thương nhớ người yêu của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, qua đó ta thấy được tấm lòng hiếu thảo của nàng.
B. Phân tích:
1. Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng:
-Gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man. Để có tiền chuộc cha và em, nàng chấp nhận bán mình cho Mã Giám Sinh nhưng chẳng may bị lừa bán vào lầu xanh của Tú Bà. Đau đớn, tủi nhục, Kiều tự vẫn nhưng không thành. Tú Bà đã đưa Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới.
-Dù trong cảnh ngộ cô đơn, đau khổ và tuyệt vọng “Bên trời góc bể bơ vơ”, nàng vẫn giữ tròn chữ hiếu.
2. Lòng hiếu thảo của Thúy Kiều:
- Từ “xót”:
+ Là nỗi xót xa, thương cảm của một người con giành cho cha mẹ đã tuổi cao, sức yếu.
+ Vì tưởng tượng ra cảnh cha mẹ ngày đêm tựa cửa, ngóng chờ mình (“hôm mai”…)
+ Vì vắng nàng cha mẹ thiếu bàn tay chăm sóc: “quạt nồng ấp lạnh”, thiếu người nâng giấc bê gối.
+ Vì ý thức được sự vô tình của thời gian -> cha mẹ ở xa lại ngày càng già yếu hơn.
- Nàng nhớ để rồi ân hận, tự trách bản thân mình vẫn chưa tận hiếu với mẹ cha.
-> Thúy Kiều là một người con hiếu thảo.
3. Nhận xét:
-Nghệ thuật: Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật rất tinh tế; ngôn ngữ chọn lọc, sử dụng các từ Hán Việt và điển cố điển tích rất trang trọng; sử dụng hiệu quả các biện pháp ẩn dụ, câu hỏi tu từ.
-Nội dung: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều: một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, một con người vị tha, đáng trọng.
C.Tổng kết:
Đoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của tác phẩm bởi nhà thơ đã bày tỏ sự thấu hiểu, niềm cảm thương sâu sắc cho cảnh ngộ, thân phận và tâm trạng của Thúy Kiều