Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời, Chiều chiều oai lính thác gầm thét, Đêm đêm mường hịch cọp trêu người

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai lính thác gầm thét
Đêm đêm mường hịch cọp trêu người
a,Nêu nội dung chính của đoạn thơ
b,các từ láy "dãi dầu,chiều chiều ,đêm đêm"có vai trò như thế nào trong việc biểu đạt hình tượng thơ
c,hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh trong câu thơ
         Anh bạn dãi dầu không bước nữa
          Gục lên súng mũ bỏ quên người
d,vẻ đẹp của người lính hiện lên như thế nào trong đoạn thơ trên

1 trả lời
Hỏi chi tiết
13.659
5
1
Thạia
08/12/2020 16:37:56
+5đ tặng

nh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.

    Cách nói tránh về cái chết “không bước nữa”, “bỏ quên đời” gợi tư thế ngạo nghễ của người lính Tây Tiến. Họ chủ động chấp nhận cái chết, coi nó chỉ đơn giản như một giấc ngủ mà thôi. Tư thế hi sinh “ gục lên súng mũ” đầy xót xa nhưng cũng thật hào hùng. Hình ảnh về người lính anh dũng hi sinh ấy sau này ta còn bắt gặp trong “Dáng đứng Việt Nam”: “Và anh chết trong khi đang đứng bắn - Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”. Câu thơ đã tiếp tục cảm hứng bi tráng khi xây dựng chân dung người lính Tây Tiến.

 

   Và người lính Tây Tiến tiếp tục chịu sự thử thách của núi rừng miền Tây:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

    Các từ láy chỉ biên độ lặp lại thường xuyên của thời gian” chiều chiều”, “đêm đêm” kết hợp với biện pháp nhân hóa “ thác gầm thét”, “cọp trêu người” đã nhấn mạnh vẻ bí hiểm, dữ dội, hoang dã chứa đầy nguy hiểm, cái chết luôn luôn rình rập đe dọa người lính của núi rừng miền Tây. Sự nguy hiểm ấy không chỉ trải rộng trong không gian mà còn kéo dài và lặp lại thường xuyên theo thời gian.

    Hai câu thơ cuối đoạn lại đột ngột chuyển cảnh:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

    Núi cao rừng rậm lùi xa, chỉ còn lại hương vị ấm áp nghĩa tình quân dân lan tỏa từ nồi cơm của các cô gái Thái. Từ cảm thán “Nhớ ôi” đứng đầu câu thơ diễn tả nỗi nhớ da diết, ám ảnh khôn khuây của Quang Dũng cũng như người lính Tây Tiến về đồng bào miền Tây. Nhà thơ như nhói lòng khi hồi tưởng lại cảnh đoàn quân quây quần quanh nồi xôi nếp thơm lừng đang bốc khói. Đó là những giây phút ấm áp ngắn ngủi nhưng lại dịu ngọt, tinh tế nên khắc sâu mãi trong tâm trí nhà thơ. Cách kết hợp từ “mùa em” rất độc đáo, gợi những liên tưởng đẹp, lãng mạn về những cô gái Thái vừa khỏe khoắn vừa dịu dàng mà đằm thắm yêu thương. Hai câu thơ kết thúc đoạn một bài thơ Tây Tiến có âm điệu nhẹ nhàng tha thiết gợi cảm giác êm dịu, ấm áp, tạo tâm thế cho người đọc cảm nhận đoạn thơ tiếp theo.

    Trong những đoạn thơ còn lại, nhà thơ Quang Dũng tiếp tục hồi tưởng về cảnh những đêm liên hoan văn nghệ thắm thiết tình quân dân, những buổi chiều trên sông nước miền Tây thơ mộng, hư ảo, hồi tưởng về chân dung tập thể những người lính Tây Tiến anh dũng, hào hoa. Cuối bài thơ, Quang Dũng bộc lộ lời nguyện thề mãi gắn bó với miền Tây và đoàn quân Tây Tiến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo