Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn biểu cảm về món ăn đặc sản quê hương

Lam van bieu cam ve mon an dac san que huong (nem nuong,bun thit nuong)mik can truoc (thu 2,18-12-2017)
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
35.779
85
25
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
06/12/2017 21:32:59
Dàn ý
I) Mở bài : Giới thiệu món ăn ( Món ăn đó là gì , ăn ở đâu và thời điểm ? )
II) Thân bài :
a) Trước khi ăn bạn thấy thế nào :
_ Ngửi có mùi thơm như là mùi ... ( Mùi bạn đã ngửi thấy nó ra sao ?)
_ Thấy trông là đẹp mắt , cảm thấy rất sung sướng
_ Gợi em nhớ ... ( Nhớ đến quê huơng đất nước con người VN , ông bà , cha mẹ , đã nấu cho mình ăn
b) Sau khi ăn cảm thấy thế nào :
_ Mùi trong miệng vị như thế nào
_ Làm cho mình rất muốn thèm ăn và nhớ nhiều hơn nữa
_ Rất hạnh phúc được ăn món ngon mà chính mọi người làm ra cho mình
c) Món ăn nói về truyền thống gì ? ( Miền Nam , Trung hay Nam )
III) Kết bài : Cảm nghĩ của mình khi hưởng thức món ăn

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
115
61
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
06/12/2017 21:33:05
Đối với mọi người, hồn quê có thể là cây đa, bến nước, mái đình,có thể là bếp rơm bập bùng buổi sáng, tiếng gà gáy,ve kêu,đôi khi lại là cánh đồng lúa vàng .Nhưng với tôi, thì hồn quê là mùi hương cá kho ngày tếtCòn nhớ hồi học sinh, cứ đến những ngày 27, 28 tháng chạp tết, tôi bước chân xuống xe ô tô, nhìn ngắm làng quê mình rồi hít 1 hơi thật sâu để tận hưởng hương vị quê, trong đó nồng nàn nhất là mùi hương cá kho ngày tết.Ở quê tôi vốn có truyền thống kho cá ngày tết từ rất lâu rồi, nhưng những năm gần đây, khi được báo chí, truyền hình biết đến, món cá kho như một dòng văn hóa âm thầm bỗng nhiên bùng lên với tính chất thương mại hóa.Công thức cổ truyền vẫn vậy, người kho vẫn là người ở làng, gia vị không có gì thay đổi, chỉ khác một điều là cứ trong thời gian tháng trước tết, làng tôi nhiều ô tô hơn, họ về lấy đặt mua cá với sự trân trọng đặc biệt cho một món đặc sản cổ truyền. Bố mẹ tôi là một trong những người đi đầu trong việc đưa món cá kho cổ truyền ra ngoài thị trường với thương hiệu Cá Kho Nhân Hậu - Trần Luận . Nhà tôi bán từ năm 1998, lúc đầu chỉ là bán cho một vài người quen đặt hàng để biếu sếp , nhưng từ đó đến nay, số lượng đặt hàng dường như lớn lên theo cấp số nhân, đặc biệt là vào dịp tết. ..... Cũng phải thôi, món ăn mà 10 người ăn cả 10 đều khen ngon thì ai mà chả muốn một lần được thưởng thức, không những thế, đây còn là món quà vô cùng ý nghĩa cho người thân.Thật là tuyệt nếu được thưởng thức cái hồn quê tôi vào dịp tết phải không? Về đến đầu làng, các bạn sẽ ngửi ngay thấy mùi hương cá kho, nghe thấy tiếng giã gừng giềng, và sẽ thấy những xe chở cá đi nhộn nhịp trên đường..... Một giá trị cần được chúng ta biết đến.
57
99
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
06/12/2017 21:33:09
Đối với mọi người, hồn quê có thể là cây đa, bến nước, mái đình,có thể là bếp rơm bập bùng buổi sáng, tiếng gà gáy,ve kêu,đôi khi lại là cánh đồng lúa vàng .Nhưng với tôi, thì hồn quê là mùi hương cá kho ngày tếtCòn nhớ hồi học sinh, cứ đến những ngày 27, 28 tháng chạp tết, tôi bước chân xuống xe ô tô, nhìn ngắm làng quê mình rồi hít 1 hơi thật sâu để tận hưởng hương vị quê, trong đó nồng nàn nhất là mùi hương cá kho ngày tết.Ở quê tôi vốn có truyền thống kho cá ngày tết từ rất lâu rồi, nhưng những năm gần đây, khi được báo chí, truyền hình biết đến, món cá kho như một dòng văn hóa âm thầm bỗng nhiên bùng lên với tính chất thương mại hóa.Công thức cổ truyền vẫn vậy, người kho vẫn là người ở làng, gia vị không có gì thay đổi, chỉ khác một điều là cứ trong thời gian tháng trước tết, làng tôi nhiều ô tô hơn, họ về lấy đặt mua cá với sự trân trọng đặc biệt cho một món đặc sản cổ truyền. Bố mẹ tôi là một trong những người đi đầu trong việc đưa món cá kho cổ truyền ra ngoài thị trường với thương hiệu Cá Kho Nhân Hậu - Trần Luận . Nhà tôi bán từ năm 1998, lúc đầu chỉ là bán cho một vài người quen đặt hàng để biếu sếp , nhưng từ đó đến nay, số lượng đặt hàng dường như lớn lên theo cấp số nhân, đặc biệt là vào dịp tết. ..... Cũng phải thôi, món ăn mà 10 người ăn cả 10 đều khen ngon thì ai mà chả muốn một lần được thưởng thức, không những thế, đây còn là món quà vô cùng ý nghĩa cho người thân.Thật là tuyệt nếu được thưởng thức cái hồn quê tôi vào dịp tết phải không? Về đến đầu làng, các bạn sẽ ngửi ngay thấy mùi hương cá kho, nghe thấy tiếng giã gừng giềng, và sẽ thấy những xe chở cá đi nhộn nhịp trên đường..... Một giá trị cần được chúng ta biết đến.
154
40
Trịnh Quang Đức
07/12/2017 06:14:47

Mỗi con người đều mang trong mình tình yêu quê hương tha thiết. Trong tình yêu ấy có cả niềm tự hào về những sản vật nổi tiếng gắn bó lâu đời với truyền thống quê nhà. Mỗi người con Hải Dương khi đi xa chẳng bao giờ quên được hương vị đậm đà của chiếc bánh đậu xanh.

Bánh đậu xanh là đặc sản nổi tiếng của Hải Dương. Du khách đi qua Hải Dương đều không quên mua cho mình vài hộp bánh đậu xanh về làm quà cho gia đình, bạn bồ. Nói đến bánh đậu xanh, người ta thường nhắc đến những thương hiệu nổi tiếng như: Bảo Hiên, Nguyên Hương, Hòa An... Đó là những hãng sản xuất lớn, có lịch sử lâu đời với bí quyết được trân trọng, giữ gìn từ đời này sang đời khác. Từ những hạt đậu xanh nguyên chất, qua bàn tay khéo léo, công phu của người thợ, những chiếc bánh đậu xanh ra đời như gói trọn trong mình cả tình yêu và hương sắc quê hương. Màu vàng nhạt như nắng, hương thơm dịu dàng, vị bùi của đậu xanh, ngọt ngào của đường kính, béo ngậy của mỡ phần... làm cho bánh đậu xanh quyến rũ người thưởng thức bởi cả sắc, hương, vị. Không chỉ có vậy, các nhà sản xuất còn cho ra đời những mẫu mã, bao bì đẹp, bắt mắt.

Chiếc bánh đậu xanh của quê hương Hải Dương có mặt trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp lễ Tết, trong những bữa tiệc trang trọng hay trên mâm cơm giản đơn hàng ngày. Nó theo chân người ra các tỉnh bạn, vượt trùng dương đến những vùng đất xa xôi. Và ở bất cứ phương trời nào, bắt gặp đâu đó bóng dáng những hộp bánh đậu xanh, mỗi người dân Hải Dương lại trào lên trong lòng mình một nỗi nhớ quê hương da diết.

Hải Dương vốn nổi tiếng là mảnh đất "Địa Linh Nhân Kiệt". Và bánh đậu xanh còn góp phần hoàn hảo thêm hình ảnh của Hải Dương bằng vẻ đẹp của văn hóa ẩm thực Việt Nam

99
34
Quỳnh Anh Đỗ
07/12/2017 12:38:59
Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: “Cao lâu cồn” để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.
Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái “bụp!” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là “món ngon trời hành”.
Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào “hến khô… ông” là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.
Vả Huế
Vả là món ăn dân dã của Huế và vả cũng trở thành món ăn thượng lưu của du khách khi đến Huế. Vả đã để lại trong lòng người xa quê nỗi nhớ quê nhà.
Thiên nhiên dành cho Huế một loài cây thuộc họ sung nhưng trái lớn, đó là cây vả. Vả cho trái ăn vừa ngọt vừa bùi. Vả tạo thêm hương vị đậm đà ngon miệng cho các món ăn từ xào, nấu, kho cho đến ăn sống.
Món rau sống kèm với những món ăn như bún thịt nướng, bún thịt kẹp tôm chua, bánh khoái, thịt bò nhúng dấm… thì vùng miền nào cũng như nhau, nhưng ở đây kẹp với miếng vả trắng hồng chấm với mắm nêm trộn với ớt xanh vừa giòn vừa cay đến độ hít hà thì không gì ngon bằng.
Đặc biệt là món vả trộn. Để có món vả trộn xúc ăn với bánh tráng, luộc vả trong nước sôi cho đến lúc nào có thể dùng tay chà bóc lớp vỏ xanh, xong cho vào nồi luộc tiếp cho thật nhừ, bóp tơi quả vả cho thật nhuyển. Mè đem rang vàng chà vỏ, thịt nạc và da heo luộc chín xắt hạt lựu, ướp gia vị nước mắm, hành tiêu, bột ngọt, muối, ớt bột… Các thứ trên trộn đều thành hỗn hợp, thái nhỏ rau thơm, hành, ngò rải trên mặt. Vả trộn ăn với bánh tráng (bánh đa) nướng.
Chưa dừng ở món vả trộn, vả còn cho vào kho chung với thịt heo, thịt bò nhưng hấp dẫn hơn cả là vả kho với cá rô, cá nục, cá ngừ…
Bún bò giò heo
Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. Ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún “bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang…” mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. Ở Huế cũng thế, có bún giò heo.
Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách… Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
Bánh bèo xứ Huế
Không biết có từ bao giờ, nhưng bánh bèo đã là một đặc sản, một món ăn không thể thiếu của người dân xứ Huế. Bánh bèo có mặt từ mâm cơm dân dã ở mỗi gia đình cho đến các bữa tiệc, ngày lễ, ngày Tết và các dịp đãi khách trọng thể.
Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, đâu đó trên các ngõ phố những phụ nữ gọn gàng trong bộ áo dài thong thả bách bộ với quanh gánh nhẹ trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ, chỉ cần 1.000 đồng là đã có một đĩa bánh bèo lót dạ thơm ngon. Bánh bèo cũng không thiếu trong các bữa “cơm vua” phục vụ khách du lịch và trong các bữa tiệc “cơm cung đình” chiêu đãi các khách quý.
Từ khi quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO xếp loại là di sản thế giới, khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế ngày càng đông. Vì vậy, song song với kiểu kinh doanh “cơm vua” trong các khách sạn, nhà hàng… ở Huế bây giờ còn mọc lên nhiều “phố bánh bèo” quanh cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… Những “phố bánh bèo” này, thực khách không chỉ là dân Huế mà phần đông là khách từ phương xa đến. Quả thật, ai có dịp đến Huế cũng đều muốn thưởng thức món bánh bèo – một món đặc sản của đất cố đô.
Bánh khoái
Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ. Tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc lên quyến rũ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa.
Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái. Nước lèo Huế được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè (vừng), lạc rang… Quán bánh khoái Thượng Tứ tồn tại gần ba bốn chục năm nay, đã trở thành văn hoá ẩm thực Huế, làm say lòng du khách, thân thuộc với người Cố Ðô chẳng khác gì cơm hến, tiếng chuông chùa Thiên Mụ, con đò sông Hương. Vâng, đó chính là một phần văn hóa Huế.
15
75
NoName.140597
16/12/2017 08:54:16
Lamvan.net
11
46
NoName.377062
09/12/2018 19:16:44
Do

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×