ừ là một yếu tố của ngôn ngữ (tiếng Việt) có hai đặc điểm rất cơ bản, đó là:
a) Có nghĩa
Ví dụ: nàng; sinh, nở; bọc, trứng trăm, nghìn; hồng hào, đẹp đẽ; bú mớm, khoẻ mạnh,... là những từ trong tiếng Việt bởi tất cả đều có nghĩa.
b) Được dùng độc lập để tạo câu
Ví dụ, các từ trên có thể được dùng riêng biệt để tạo những câu như sau:
- Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng.
- Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
- Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mủi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
c) Từ một tiếng và từ nhiều tíếng
Trong số các từ trên, có từ chỉ là một tiếng. Ví dụ: nàng; sinh, nở; bọc, trứng; trăm, nghìn. Nhưng cũng có từ gồm hai tiếng. Ví dụ: hồng hào, đẹp đẽ; bú mớm, kho ẻ mạnh,...
2. Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt
a) Đơn vị cấu tạo từ
Đơn vị cấu tạo nên từ trong tiếng Việt là tiếng.
Ví dụ, từ các tiếng trồng, nuôi, buồn, đẹp,... ta có thể tạo thành các từ như dưới đây:
- trồng trọt, trồng tỉa, nuôi trồng, cây trồng, vun trồng,...
- nuôi nấng, nuôi dạy, con nuôi, mẹ nuôi,...
- buồn tủi, buồn vui, buồn buồn,...
- đẹp đẽ, tươi đẹp, xinh đẹp,...
b) Các kiểu cấu tạo từ
- Từ tiếng Việt có thể chia thành hai loại lớn: từ đơn, từ phức. Từ đơn là những từ chỉ có một tiếng. Ví dụ: Khi / có / việc / cần / thần / mới / hiện / lên. Từ phức là những từ có từ hai tiếng trở lên.
- Từ phức (dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng: có láy âm hay không láy âm) lại có thể chia nhỏ ra thành:
+ Từ ghép là những từ giữa các tiếng không có quan hệ láy âm. Ví dụ : khỏe mạnh, yêu mến, lạ thường, dòng họ,...
+ Từ láy là những từ giữa các tiếng có quan hệ láy âm với nhau. Ví dụ: hồng hào, đẹp đẽ, thỉnh thoảng, khoẻ khoắn,...
Các em có thể hình dung các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt qua sơ đồ sau: