2.
- Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” mục đích để nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa.
1.
Bài thơ "Bánh trôi nước" có hai lớp nghĩa. Đó là:
- Nghĩa thứ nhất là: nói về lạo bánh trôi nước (nghĩa đen)
- Nghĩa thứ hai: nói về người phụ nữ thời phong kiến, ba chìm bảy nổi giống như bánh trôi nước (nghĩa bóng)
3.
Ba chìm bảy nổi là câu thành ngữ chỉ cuộc đời con người gian nan lận đận, vất vả, gian truân, lúc lên lúc xuống, khi sướng khi khổ, và những điều này đan xen nhau một cách triền miên, dai dẳng, ý nói con người đó phiêu dạt, vất vả long đong.
Cũng giống như hình ảnh một vật, hoặc một đám bèo bập bềnh trôi nổi trên mặt nước, không cố định, chìm lổi lênh đênh.
Sử dụng cặp từ ba và bảy, chìm và nổi là vì:
- Ba và bảy là hai số đếm, khi tham gia kết hợp với nhau, chúng biểu thị cho số nhiều, không phải là 3 hay 7 cụ thể, mà là một số nhiều, ví dụ nói: ba lần bảy lượt, có ba bảy cách làm, thương anh có ba bảy đường thương, ba dây bảy mối, v.v..
- Chìm và nổi là 2 động từ trái nghĩa nhau, chìm xuống dưới và nổi lên trên, ý nói lúc chìm lúc nổi.
Câu Ba chìm bảy nổi cũng thường được nói là Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh.
Cũng có câu ca dao:
Ba chìm bảy nổi lênh đênh, Có khi để ngả để nghênh thiệt thòi.