Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm và phân tích tác dụng của phép tu từ trong những câu thơ, câu văn dưới đây

Tìm và phân tích tác dụng của phép tu từ trong những câu thơ ,câu văn dưới đây:
a)Cha lại dắt con đi trên cát mịn
   Ánh nắng chảy đầy vai.
b)Con hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một chiếc lá non xanh.
c)Chú bé loât choắt
   Cái sắc xinh xinh
   Cái chân thoăn thoắt
   Cái đầu nghênh nghênh
   Calo đội lệch
   Mồm huýt sáo vang
   Như con chim chích
   Nhảy trên đường vàng.

3 trả lời
Hỏi chi tiết
354
1
3
Tú Uyên
12/12/2020 13:35:13
+5đ tặng
Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đả gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Câu thơ tuy ngắn nhưng rất hay và sinh động. Đây là bức tranh hài hoà, màu sắc rực rỡ lại chan hòa. Qua đó, cho ta thấy một lần nữa và khẳng định lòng yêu quê hương đất nước, nhất là với những cánh buồm tuổi thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
ulatr
12/12/2020 13:40:45
+4đ tặng

a)Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai

- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng của biện pháp tu từ: 

+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.

+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật:  Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.
b)
 

- Các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ là:

+ Hoán dụ "bàn tay mẹ mỏi", lấy bộ phận chỉ toàn thể, nói bàn tay mỏi để nói đến sự già yếu của mẹ.

+ Ẩn dụ so sánh "một thứ quả non xanh" - chỉ người con, ý nói vẫn chưa trưởng thành.

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình và biểu cảm cho câu thơ

+ Bộc lộ tâm tư sâu kín: Tác giả tự kiểm điểm chính mình chậm trưởng thành mà lo sợ ngày mẹ mẹ già yếu đi vẫn chưa thể nở một nụ cười mãn nguyện với "vườn người" mẹ đã vun trông suốt cả cuộc đời, lòng mẹ sẽ buồn đau. Tác giả sợ mình chưa thể báo đáp công ơn to lớn của mẹ cho trọn đạo hiếu. Qua đó, ta thấy ở nhà thơ tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc. Hai câu thơ cũng là nỗi lòng của biết bao kẻ làm con nên giàu sức ám ảnh, khiến người đọc không khỏi trăn trở, tự nhìn lại chính mình! 

0
1
Nguyễn Duyên
12/12/2020 13:43:44
+3đ tặng
a) Phép tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "ánh nắng chảy đầy vai". Tác dụng của phép tu từ về nội dung là làm thay đổi cảm nhận về ánh nắng, từ ánh sáng thành dòng chảy trải dài, tạo liên tưởng đến không gian buổi chiều. Về nghệ thuật, phép tu từ gây ấn tượng và làm hình ảnh "ánh nắng" sống động hơn.
b) Phép tu từ: So sánh "mình" với "một chiếc lá non xanh". Tác dụng của phép tu từ về nội dung là diễn tả nhân vật "mình" hay nhân vật người con có tính chất như "chiếc là non xanh". Phép tu từ có tác dụng nghệ thuật giúp ý nghĩa của câu thơ trở nên hấp dẫn nhờ có hình ảnh cụ thể. Ý nghĩa đó là người con còn trẻ, ngây thơ và non nớt như chiếc lá.
c) Phép tu từ: So sánh "mồm huýt sáo vang" với "con chim chích". Tác dụng của phép tu từ về nội dung là diễn tả âm thanh "huýt sáo" với tiếng hót của "con chim chích". Tác dụng nghệ thuật của phép tu từ là khiến câu thơ giàu hình ảnh, gây ấn tượng cho người đọc về âm thanh vui tươi của tiếng huýt sáo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo